Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 158 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 7 trang 158, 159, 160, 161, 162, 163 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật của Chương X: Sinh sản ở sinh vật.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 39 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Sinh sản là gì?

Quan sát hình 39.1 kết hợp kiến thức đã biết, hãy nêu khái niệm sinh sản và lấy ví dụ

Hình 39.1

Trả lời:

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài

VD: Gà đẻ trứng, Lợn đẻ con, tre sinh sản bằng rễ ra măng non

Tham khảo thêm:   Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ đào tạo nhân lực ở nước ngoài

II. Sinh sản vô tính

1. Khái niệm

Câu 1: Quan sát hình 39.2 và 39.3, 39.4 kết hợp đọc thông tin trong mục II, đánh dấu X vào ô phù hợp theo mẫu bảng 39.1.

Bảng 39.1

Con sinh ra có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái

Con sinh ra từ một phần cơ thể mẹ

Con có các đặc điểm giống hệt cơ thể mẹ

Con có những đặc điểm khác cơ thể mẹ

Sinh sản ở trùng roi

Sinh sản ở cây gừng

Sinh sản ở thủy tức

Trả lời:

Con sinh ra có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái

Con sinh ra từ một phần cơ thể mẹ

Con có các đặc điểm giống hệt cơ thể mẹ

Con có những đặc điểm khác cơ thể mẹ

Sinh sản ở trùng roi

x

x

Sinh sản ở cây gừng

x

x

Sinh sản ở thủy tức

x

x

Câu 2: Dựa vào kết quả ở câu 1, em hãy nêu các đặc điểm của sinh sản vô tính

Trả lời:

Đặc điểm của sinh sản vô tính:

  • Không cần sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • Con được sinh ra bằng cách: phân đôi hoặc mọc chồi.
  • Con sinh ra có đặc điểm giống nhau (trùng roi).
  • Con sinh ra có những đặc điểm khác mẹ (chồi mọc ra từ củ gừng).
  • Con tách mẹ ra vẫn sống được.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

Hãy kể tên một số loài cây khác có khả năng sinh sản bằng rễ, thân, lá mà em biết. Vì sao người ta gọi hình thức sinh sản từ rễ, thân, lá là sinh sản sinh dưỡng?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ 4 Dàn ý + 20 bài phân tích nhân vật Mị

Trả lời:

– Một số loài cây có khả năng sinh sản bằng rễ, thân, lá:

  • Sinh sản bằng rễ: gừng, cỏ mần trầu, cây dong ta,…
  • Sinh sản bằng thân: sắn, khoai lang, rau má, rau ngót,…
  • Sinh sản bằng lá: cây thuốc bỏng, cây càng cua, cây bèo cái, cây sam nhật,…

– Người ta gọi hình thức sinh sản từ thân, rễ, lá là sinh sản sinh dưỡng vì ở hình thức này cơ thể mới được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng từ của cơ thể mẹ (thân, rễ, lá).

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 158 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *