Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 155 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 7 trang 155, 156, 157, 158 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật của chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 34 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 34

Câu 1

Quan sát Hình 34.1, em hãy nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương.

Hình 34.1

Trả lời:

Bảng

→ Nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương:

  • Về kích thước của cây: tăng dần.
  • Về hình thái và các cơ quan của cây: có sự phát sinh hình thái các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, hạt của cây theo từng giai đoạn.

Câu 2

Quan sát Hình 34.2 và cho biết dấu hiệu sự sinh trưởng, sự phát triển của gà.

Hình 34.2

Trả lời:

– Dấu hiệu của sự sinh trưởng ở gà: Sự tăng kích thước, khối lượng của các cơ quan, bộ phận và cơ thể của con gà.

Tham khảo thêm:   Thông tư 36/2018/TT-BTC Hướng dẫn lập dự toán quản lý kinh phí đào tạo cán bộ công chức

– Dấu hiệu của sự phát triển ở gà:

  • Phôi phân hóa và phát sinh các cơ quan tạo nên con gà con hoàn chỉnh.
  • Sự phân hóa bộ lông thành nhiều màu khác nhau.
  • Sự phát sinh các mào ở gà trống và sự phát sinh chức năng sinh sản của gà.

Câu 3

Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

Câu 4

Quan sát Hình 34.3 và cho biết mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có ở đâu trên cơ thể thực vật.

Hình 34.3

Trả lời:

– Mô phân sinh đỉnh nằm ở chồi đỉnh, chồi nách và đỉnh rễ.

– Mô phân sinh bên nằm ở thân cây.

Câu 5

Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có vai trò gì đối với sự sinh trưởng của cây?

Trả lời:

– Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

– Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

Câu 6

Quan sát Hình 34.4, hãy kể tên các giai đoạn trong vòng đời của cây cam và xác định các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Hình 34.4

Trả lời:

– Các giai đoạn trong vòng đời của cây cam: Hạt; hạt nảy mầm; cây mầm; cây con; cây trưởng thành; cây trưởng thành ra hoa, tạo quả và hạt.

– Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: giai đoạn sinh trưởng (từ khi hạt nảy mầm thành cây mầm đến cây con rồi đến cây trưởng thành) và giai đoạn sinh sản (cây ra hoa, tạo quả, hình thành hạt).

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi Soạn Địa 6 trang 131 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 7

Quan sát Hình 34.5 và cho biết hình thái của ếch qua các giai đoạn có điểm gì đặc biệt? Hãy xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch.

Hình 34.5

Trả lời:

– Hình thái của ếch qua các giai đoạn có sự thay đổi lớn.

– Vòng đời của ếch trải qua các giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn phôi, giai đoạn nòng nọc, giai đoạn nòng nọc 2 chân, giai đoạn nòng nọc 4 chân, giai đoạn ếch con và giai đoạn ếch trưởng thành. Trong đó, giai đoạn từ trứng thành phôi, từ phôi thành các dạng nòng nọc là phát triển; giai đoạn từ nòng nọc thành ếch con là phát triển; giai đoạn từ ếch con thành ếch trưởng thành có dấu hiệu của sự sinh trưởng rõ rệt nhưng cũng có dấu hiệu của sự phát triển với việc đứt đuôi và hoàn thiện các cơ quan chức năng. Do đó, mỗi giai đoạn trong vòng đời của ếch đều có sự xen kẽ giữa sinh trưởng và phát triển.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 34

Bài 1

Sinh trưởng ở sinh vật là:

A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.

B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.

C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô.

D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hóa tế bào.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Bài 2

Cho các bộ phận sau:

(1) Đỉnh rễ

(2) Thân

(3) Chồi nách

(4) Chồi đỉnh

(5) Hoa

(6) Lá

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

Tham khảo thêm:   Bản kiểm điểm cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW

C. (3), (4), (5).

D. (2), (5), (6).

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Bài 3

Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người.

Trả lời:

Một số dấu hiệu sinh trưởng trong vòng đời của người: Sự tăng chiều cao, sự tăng cân nặng, sự tăng chiều dài tóc,…

Một số dấu hiệu phát triển trong vòng đời của người: Sự phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi, sự hoàn thiện các cơ quan sinh sản ở tuổi dậy thì,…

Bài 4

Hãy tìm hiểu về vòng đời của mối và cho biết giai đoạn nào của mối gây hại cho đồ dùng, vật dụng, công trình bằng gỗ trong gia đình.

Trả lời:

Tìm hiểu về vòng đời của mối: Vòng đời của mối trải qua ba giai đoạn chính là giai đoạn trứng, giai đoạn ấu trùng và giai đoạn mối trưởng thành. Trong đó, giai đoạn trứng được nuôi dưỡng bên ngoài cơ thể mối để chờ ngày nở thành ấu trùng. Ở giai đoạn ấu trùng, mối ăn thức ăn chính là cellulose từ gỗ nhưng chúng không tự tiêu hóa được mà phải nhờ đến sự tiêu hóa của mối thợ. Ấu trùng mới sau quá trình được nuôi dưỡng sẽ trở thành mối trưởng thành. Có ba loại mối trưởng thành là mối thợ, có lực lượng đông đảo và vô cùng cần thiết của tổ mối; mối lính là hàng rào phòng thủ và bảo vệ cho toàn bộ tổ mối, trong những trường hợp nhất định sẽ chuyển qua làm mối thợ tạm thời; mối có cánh là lực lượng giúp mở rộng sự phân bố của loài mối.

Giai đoạn trưởng thành là giai đoạn mối gây hại khủng khiếp nhất cho con người, chúng phá hoại các đồ dùng, vật dụng, công trình bằng gỗ và gây thiệt hại về kinh tế rất lớn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 155 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *