Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 151 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK KHTN 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trang 151→153 sách Cánh diều 7.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 33 thuộc Chủ đề 11 trong sách giáo khoa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7:Sinh sản hữu tính ở sinh vật mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 33

Câu hỏi 1

Lập bảng so sánh sinh sản vô tính và hữu tính theo gợi ý.

Gợi ý đáp án

*Giống nhau: Đều tạo ra các cá thể mới từ các thể ban đầu

Tham khảo thêm:   Mẫu 09/ĐK: Đơn đăng ký biến động đất đai Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mới nhất

* Khác nhau:

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Sinh sản vô tính là sự sinh ra cơ thể mới mà k kèm theo sự kết hợp tinh trùng và trứng. Ở đa số các động vật sinh sản vô tính, sinh sản dựa hoàn toàn và nguyên phân.

Sinh sản hữu tính là sự kết hợp giao tử đơn bội hình thành tế bào lưỡng bội, hợp tử. Con vật phát triển từ hợp tử đến lượt mk lại tạo giao tử qua giảm phân.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Đặc điểm di truyền

– Không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh.

– Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ

– Đời con giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.

– Không đa dạng di truyền.

– Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau.

– Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

– Có sự đa dạng di truyền.

Ý nghĩa

→ Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

→ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi

Tham khảo thêm:   Nghị định 49/2020/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng

Câu hỏi 2

Quan sát hình 33.1, mô tả các bộ phận của hoa lưỡng tính.

Gợi ý đáp án

Mô tả các bộ phận của hoa lưỡng tính : Hoa lưỡng tính gồm có các bộ phận : đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhuỵ hoa, noãn hoa

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 33 phần Vận dụng

Vận dụng 1

Quan sát 3-5 bông hoa của các loài cây khác nhau, xác định các bộ phận cấu tạo của hoa. Lập bảng về các đặc điểm mỗi bộ phận theo gợi ý trong bảng 33.2.

Tên loài hoa

Màu sắc hoa

Số cánh hoa

Số nhị hoa

Nhụy hoa (có/không)

Hoa đơn tính/lưỡng tính

Gợi ý đáp án 

Tên loài hoa

Màu sắc hoa

Số cánh hoa

Số nhị hoa

Nhụy hoa (có/không)

Hoa đơn tính/lưỡng tính

Hoa bưởi

Trắng

5

25,8 ± 1,15 nhị/hoa

Không

Đơn tính

Hoa hồng

Đỏ

35

Nhiều nhị

Lưỡng tính

Hoa sen

Hồng

8

Nhiều nhị

Lưỡng tính

Vận dụng 2

Vì sao ở các vườn trồng cây như nhân, vải, xoài người ta thường kết hợp nuôi ong?

Gợi ý đáp án 

Ở các vườn trồng cây như nhân, vải, xoài người ta thường kết hợp nuôi ong là vì : Ong giúp thụ phấn cho cây, giúp tăng số lượng hoa được thụ phấn, tăng hiệu suất ra quả của cây

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 33 phần Luyện tập

Luyện tập 1

Hãy lấy thêm ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Tham khảo thêm:   Nghị luận về ý kiến “Giữa một thế giới bất an, chúng ta vẫn có quyền tin tưởng vào tương lai tươi sáng” Dàn ý chi tiết và 3 bài văn mẫu lớp 12

Gợi ý đáp án

Ví dụ:

  • Hoa đơn tính: hoa bưởi, hoa cam, hoa lúa, hoa chuối,…
  • Hoa lưỡng tính: hoa mướp, hoa bí, hoa ngô, hoa su su,…

Luyện tập 2

Giải thích vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây

Gợi ý đáp án

Phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây là vì có những loài thực vật không thể tự thụ phấn được mà cần nhờ đến các loài côn trùng, thêm vào đó, thụ phấn tự nhiên tỉ lệ không thành công cao, dẫn đến năng suất và chất lượng kém hơn, do đó, các loài thụ phấn như ong, bướm, chim rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp.

Luyện tập 3

Trình bày quá trình thụ phấn, thụ tinh và sự hình thành hạt, quả.

Gợi ý đáp án

Quá trình thụ phấn, thụ tinh và sự hình thành hạt, quả:

  • Thụ phấn: là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy. Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn.
  • Thụ tinh: là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, từ phôi hình thành cơ thể mới.
  • Sự hình thành hạt, quả: Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt. Hạt chứa phôi phát triển thành cơ thể mới.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 151 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *