Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 145 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời câu hỏi vận dụng, thảo luận và các bài tập trong SGK Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo trang145, 146, 147, 148, 149.

Giải KHTN 7 bài Cảm ứng ở sinh vật giúp các em nêu được vai trò, của cảm ứng đối với sinh vật để học thật tốt Bài 32 Chủ đề 8: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh:

Giải KHTN Lớp 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

  • Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 32 phần Vận dụng
  • Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 32
  • Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 32

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 32 phần Vận dụng

Hãy tìm hiểu và mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó. Đây có phải là hiện tượng cảm ứng của thực vật không?

Trả lời:

– Mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó: Lá của gọng có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Khi côn trùng tiếp xúc, các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng lại bằng cách uốn cong cuộn lại giữ chặt rồi tiêu hoá con mồi.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông

– Hiện tượng bắt mồi của cây gọng vó là hiện tượng cảm ứng của thực vật vì đó là phản ứng của cây đối với kích thích từ môi trường.

Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 32

Câu 1

Phản ứng nào của lá cây xấu hổ và giun đất chứng tỏ chúng cảm nhận được các tác động của môi trường? Phản ứng đó có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Cây xấu hổ

Trả lời:

– Phản ứng của lá cây xấu hổ và giun đất chứng tỏ chúng cảm nhận được các tác động của môi trường:

  • Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại.
  • Khi dùng đũa tác động cơ học vào một vị trí nào đó trên cơ thể, toàn thân giun đất co lại.

– Ý nghĩa của các phản ứng trên đối với sinh vật: Các phản ứng của lá cây xấu hổ và giun đất giúp chúng tự vệ tránh xa các tác nhân kích thích từ môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Câu 2

Quan sát Hình 32.3 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Hình 32.3

Trả lời:

Hiện tượng cảm ứng

ở thực vật

Tác nhân gây ra

Ý nghĩa

Ngọn cây mọc hướng về nơi có nguồn ánh sáng

Ánh sáng

Giúp cây có thể tiếp nhận đủ ánh sáng để quang hợp.

Rễ cây hướng đất dương và chồi hướng đất âm

Đất, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng

Giúp rễ cây lấy chất dinh dưỡng, nước và muối khoáng hòa tan trong đất; giúp chồi cây có thể tiếp nhận được nguồn ánh sáng nhiều hơn để quang hợp.

Tua quấn của thân cây leo cuốn vào giá thể (giàn, cọc,…)

Giá thể (giàn, cọc,…)

Giúp cây bám vào giá thể để sinh trưởng và tiếp xúc với nguồn ánh sáng nhiều hơn.

Câu 3

Hãy tìm hiểu các bước thực hiện thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của thực vật và cho biết tại sao ở bước 2 phải đặt cốc trồng cây trong hộp carton kín có đục lỗ?

Trả lời:

Ở bước 2, phải đặt cốc trồng cây trong hộp carton kín có đục lỗ để đảm bảo cây chỉ nhận được nguồn ánh sáng từ một phía duy nhất (phía có lỗ thủng của hộp carton). Từ đó, nếu ngọn cây hướng về phía có lỗ thủng thì chứng minh được sự sinh trưởng và phát triển của cây luôn hướng về nơi có nguồn sáng sáng (ngọn cây có tính hướng sáng).

Tham khảo thêm:   Viết đơn xin nghỉ một buổi học Viết đơn - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

Câu 4

Dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.

Trả lời:

Dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần:

  • Cây trong cốc A sẽ mọc vươn về phía lỗ thủng của thùng carton.
  • Cây trong cốc B sẽ mọc thẳng, phát triển bình thường.

Câu 5

Hãy vẽ mô phỏng các bước thực hiện thí nghiệm và dự đoán kết quả thí nghiệm sau 2 tuần.

Trả lời:

– Học sinh tự vẽ mô phỏng các bước thực hiện thí nghiệm theo mô tả trong SGK.

– Dự đoán kết quả sau hai tuần:

  • Ở khay 1, khi để khay nghiêng một góc 45o, hạt đỗ nằm phía trên và tưới ở phần dưới thì rễ cây sẽ vươn dài về phía dưới nơi có nước.
  • Ở khay 2, khay để ngang và tưới nước đều, rễ cây sẽ mọc theo chiều thẳng đứng.

Câu 6

Hãy kể tên một số thực vật có tính hướng tiếp xúc mà em biết.

Trả lời:

Một số thực vật có tính hướng tiếp xúc: Cây bầu, cây bí ngô, cây bí đao, cây mướp, cây mùng tơi, cây trầu không, cây su su, cây đậu cove, cây đậu đũa,…

Câu 7

Hãy liệt kê một số ví dụ ứng dụng cảm ứng trong trồng trọt. Giải thích cơ sở của việc ứng dụng đó?

Trả lời:

– Một số ví dụ ứng dụng cảm ứng trong trồng trọt:

  • Ứng dụng tính hướng sáng để tạo hình cây bon sai,…
  • Ứng dụng tính hướng nước để trồng rau thủy canh, cây gần bờ ao, mương nước,…
  • Ứng dụng hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như bầu, bí, dưa, mướp,…

– Cơ sở của các ứng dụng trên là tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc, hướng hóa,… của cây.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 32

Bài 1

Sử dụng các từ gợi ý: phản ứng, bên trong, cơ thể để hoàn thành đoạn thông tin về cảm ứng:

Tham khảo thêm:   Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)… lại các kích thích từ môi trường …(2)… và môi trường bên ngoài của …(3)… sinh vật.

Trả lời:

(1) phản ứng, (2) bên trong, (3) cơ thể.

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể sinh vật.

Bài 2

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật?

A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.

B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.

C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.

D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.

Đáp án đúng là: B.

Ở thực vật, cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường của cơ thể thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm, khó nhận thấy.

Bài 3

Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích, thời gian biểu hiện, ý nghĩa của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.

Trả lời:

Mặc dù đều là biểu hiện khép lá nhưng hai hiện tượng này không giống nhau về tác nhân kích thích, thời gian biểu hiện và ý nghĩa:

Đặc điểm so sánh

Hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ khi có tác động cơ học từ môi trường

Hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm

Tác nhân kích thích

Tiếp xúc cơ học.

Nhiệt độ, ánh sáng.

Thời gian biểu hiện

Nhanh, tức thì và không có tính chu kì.

Chậm, khó xác định cụ thể thời điểm khép lá, có tính chu kì ngày đêm.

Ý nghĩa

Tránh tác động cơ học gây tổn thương cho cây.

Hạn chế sự thoát hơi nước vào ban đêm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 145 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *