Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 14: Nam châm Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 76 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK KHTN 7 Bài 14: Nam châm giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần hỏi, luyện tập, vận dụng trang 76→78 sách Cánh diều 7.Đồng thời hiểu được toàn bộ kiến thức về nam châm.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Nam châm được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 14 thuộc Chủ đề 7 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7:Nam châm, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

1. Sự định hướng của thanh nam châm

Thực hành trang 76

Treo một thanh nam châm bằng một đoạn dây mảnh vào một giá đỡ, sao cho thanh nam châm không chịu tác dụng của gió, của nam châm hay vật bằng sắt khác….(H14.2).

  • Khi thanh nam châm đã nằm yên, ghi lại hướng trục dài của nó.
  • Xoay thanh nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi thanh nam châm đã nằm yên trở lại, hãy xác định xem nó có nằm theo hướng như lúc ban đầu nữa không?
  • So sánh kết quả của em với kết quả của nhóm bạn khác.
  • Rút ra kết luận về sự định hướng của nam châm tự do.
Tham khảo thêm:   Toán 3 Bài 80: Ôn tập bảng số liệu, khả năng xảy ra của một sự kiện Giải Toán lớp 3 trang 123, 124 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

Gợi ý đáp án

  • Khi thanh nam châm đã nằm yên, hướng trục dài nằm theo phương nam bắc địa lí.
  • Xoay thanh nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi thanh nam châm đã nằm yên trở lại, nó có nằm theo hướng như lúc ban đầu.

Kết luận: Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc.

Câu hỏi trang 76

Trong thí nghiệm ở hình 14.2, treo thanh nam châm gần một nam châm khác thì ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm như thế nào?

Gợi ý đáp án

Khi treo thanh nam châm gần một thanh nam châm khác thì kết quả sẽ khác vì hai thanh nam châm này có thể hút hoặc đẩy nhau, làm cho sự định hướng ban đầu thay đổi.

2. Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau

Luyện tập 1

Cho một kim nam châm có thể quay dễ dàng trên giá đỡ (hình 14.4). Hãy tiến hành thí nghiệm để xác định khi được tự do, kim nam châm này định hướng như thế nào?

Gợi ý đáp án

Khi được tự do, kim nam châm này nằm dọc theo hướng địa lí nam bắc. Cực từ bắc của nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất, cực từ nam của nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất.

Thực hành trang 77

Treo thanh nam châm A vào giá đỡ bằng một đoạn dây mảnh.

Tham khảo thêm:   Giáo án Giáo dục thể chất 2 sách Cánh diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn GDTC 2

a) Khi thanh nam châm A đã nằm yên, đưa cực từ bắc của thanh nam châm B lại gần cực từ của thanh nam châm A. Quan sát xem cực từ này hút (đẩy) cực từ nào của thanh nam châm A.

b) Làm tương tự cho cực từ của thanh nam châm B

Gợi ý đáp án

a)

  • Cực bắc của nam châm B hút cực nam của nam châm A.
  • Cực bắc của nam châm B đẩy cực bắc của nam châm A.

b)

  • Cực bắc của nam châm A hút cực nam của nam châm B.
  • Cực bắc của nam châm A đẩy cực bắc của nam châm B.

Luyện tập 2 trang 77

Có hai thanh nam châm giống hệt nhau, ở thanh A có kí hiệu chỉ rõ tên các cực từ, ở thanh B chưa có tên các cực từ. Làm thế nào để biết tên các cực từ ở thanh nam châm B?

Gợi ý đáp án

  • Thanh A đã có kí hiệu các cực từ (N – S).
  • Dùng cực N của thanh A lại gần một đầu cực của thanh B, nếu chúng hút nhau thì chứng tỏ đầu cực của thanh nam châm B phải khác cực N của thanh A. Nên đầu cực này của thanh B là cực S (cực từ nam). Vậy đầu cực còn lại của thanh B là cực N (cực từ bắc).
  • Nếu hai cực đẩy nhau thì đầu cực này của thanh B là cực cùng tên với cực N của thanh A. Nên đầu cực này của thanh B là cực N (cực từ bắc). Vậy đầu cực còn lại của thanh B là cực S (cực từ nam).
Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Mỹ thuật - THCS Nghĩa Tân, Hà Nội (Đề 4) Đề kiểm tra Mỹ Thuật

Thực hành trang 78

Dùng một thanh nam châm và các vật bằng đồng, nhôm, sắt, nhựa, thủy tinh, gỗ..

  • Lần lượt đưa các cực từ của thanh nam châm lại gần mỗi vật nói trên.
  • Ghi các kết quả thí nghiệm của em trong một bảng.
  • Rút ra kết luận của em.

Gợi ý đáp án

Vật liệu Nam châm hút/ không hút các vật
Đồng Không hút
Nhôm Không hút
Sắt Hút
Nhựa Không hút
Thủy tinh Không hút
Gỗ Không hút

Kết luận: Nam châm hút sắt, nhưng không hút nhôm, đồng, thủy tinh, gỗ…

Tìm hiểu thêm trang 78

Có hai thanh nam châm giống hệt nhau, một thanh là nam châm, một thanh là sắt. Không dùng thêm dụng cụ nào khác, làm thế nào để xác định thanh nào là nam châm, thanh nào là sắt?

Gợi ý đáp án

Đặt hai thanh vuông góc với nhau, di chuyển một thanh dần dần từ đầu thanh vào giữa thanh kia, nếu:

  • Lực hút giữa hai thanh không đổi thì thanh di chuyển là nam châm.
  • Lực hút giữa hai thanh thay đổi thì thanh di chuyển là thanh sắt.

Vận dụng trang 78

Một hỗn hợp chứa niken, sắt, cobalt. Em có thể sử dụng nam châm để tách niken, sắt, cobalt ra khỏi hỗn hợp này không? Tại sao?

Gợi ý đáp án

Không thể tách được. Vì các chất này đều thuộc nhóm vật liệu từ, nam châm đều hút các chất này rất mạnh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 14: Nam châm Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 76 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *