Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 7: Oxygen và không khí Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 37 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK KHTN Lớp 6 Bài 7 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức và phần luyện tập vận dụng sách Cánh diều 6.Đồng thời hiểu được kiến thức về Oxygen và không khí.

Soạn Khoa học tự nhiên 6 Bài 7 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 37 →42. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Mục Lục Bài Viết

I. Oxygen

Em đã biết những gì về oxygen?

Gợi ý đáp án

Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước

❓ Hiện tượng thực tế nào chứng tỏ oxygen ít tan trong nước

Gợi ý đáp án

Nếu không mang bình chứa khí oxi thì con người không thể lặn xuống nước. Vì khí oxi nhẹ hơn nước và ít tan trong nước nên không đủ để con người thực hiện quá trình hô hấp

Kể thêm những ví dụ về sự cháy trong cuộc sống

Tham khảo thêm:   Cách cài game bắn trứng khủng long Dynomite

Gợi ý đáp án

Ví dụ về sự cháy: đốt rơm ở vùng quê, quẹt diêm, bếp than, nướng ngô bằng củi,…

Vì sao khi đốt bếp than, bếp lò, muốn ngọn lửa cháy to hơn, ta thường thổi hoặc quạt mạnh vào bếp.

Gợi ý đáp án

Vì khi thổi hoặc quạt sẽ cung cấp thêm khí oxi. Thổi hoặc quạt càng mạnh càng nhiều khí oxy, vì thế sự diễn ra cháy càng mạnh hơn và tỏa nhiều nhiệt hơn.

II. Không khí

Vì sao sự cháy trong không khí lại kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen?

Gợi ý đáp án

Vì trong không khí, thành phần khí oxygen chỉ chiếm 21%

Hiện tượng nào trong thực tiễn chứng tỏ không khí có chứa hơi nước?

Gợi ý đáp án

Vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa đông, trời lạnh, ta sẽ thấy 1 lớp sương mù. Lớp sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng tụ lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.

Dựa vào hình 7.3, em hãy nêu thành phần của không khí

Gợi ý đáp án

Thành phần của không khí bao gồm oxygen, nitơ, carbon dioxide, hơi nước, khí hiếm,…Trong đó, oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.

Quan sát hình 7.4, nêu một số vai trò của không khí đối với tự nhiên.

Gợi ý đáp án

Một số vai trò của không khí: cung cấp cho hô hấp, cần cho quá trình quang hợp, cung cấp dưỡng chất cho sinh vật, hơi nước góp phần ổn định nhiệt độ của trái đất và là nguồn gốc sinh ra mây, mưa.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp đề thi Học sinh giỏi Toán lớp 9 Đề luyện thi học sinh giỏi Toán lớp 9

Quan sát hình 7.6, cho biết nguồn gây ô nhiễm không khí nào là do tự nhiên và nguồn nào do con người gây ra.

Gợi ý đáp án

Nguồn gây ô nhiễm không khí do tự nhiên: núi lửa, phấn hoa

Nguồn gây ô nhiễm do con người: các nhà máy sản xuất, cháy rừng, hoạt động nông nghiệp, rác thải, phương tiện giao thông, sinh hoạt…

Trong nhà em có những nguồn nào gây ô nhiễm không khí?

Gợi ý đáp án

Nguồn gây ô nhiễm trong nhà: sơn tường, khói thuốc, hóa chất tẩy rửa, đun nấu,…

Kể tên một số ảnh hưởng khác của ô nhiễm không khí đến tự nhiên mà em biết.

Gợi ý đáp án

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người: gây ngứa mắt, đau đầu, dị ứng, ảnh hưởng đến đường hô hấp…

Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid…

Trong những biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở hình 7.7, địa phương em đã thực hiện những biện pháp nào? Cho ví dụ minh họa.

Gợi ý đáp án

Một số biện pháp: Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường ( sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước, sưởi ấm,…), trồng nhiều cây xanh ( trồng cây hai bên đường, trồng cây trong khuôn viên trường học, ủy ban, trạm xá,…), tuyên truyền, nâng cao ý thức ( phát động ngày vì môi trường, tuyên truyền trên đài truyền thanh,…)

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Quý Ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC

Em có thể làm gì để góp phần làm giảm ô nhiễm không khí?

Gợi ý đáp án

Đối với học sinh: tích cự tham gia các hoạt động vì môi trường, sử dụng túi vải, giấy thay vì nilong, không xả rác bừa bãi, tái sử dụng các vật dụng (chai, lọ, túi…), tiết kiệm điện, thực hiện “tắt khi không sử dụng”…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 7: Oxygen và không khí Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 37 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *