Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 42: Biến dạng của lò xo Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 151 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Biến dạng của lò xo giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6Kết nối tri thức với cuộc sống trang 151, 152, 153.

Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 42 Chương VIII: Lực trong đời sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phần mở đầu

Biến dạng của lò xo

❓Các vật trong hình trên: a) kẹp quần áo; b) giảm sóc xe máy; c) bạt nhún, đều có cấu tạo và hoạt động dựa trên sự biến dạng của lò xo.

Em có biết biến dạng này được sử dụng trong dụng cụ, thiết bị, máy móc nào khác không?

Trả lời:

Những đồ vật, dụng cụ sử dụng biến dạng của lò xo: bút bi, đệm lò xo, lực kế, cân đồng hồ, ….

I. Hiện tượng biến dạng của lò xo

❓Hãy tìm ra 4 vật trong số các vật sau đây có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo:

a) Quả bóng cao su e) Hòn đá
b) Cái bình sứ g) Cây tre
c) Dây cao su h) Miếng kính
d) Lưỡi cưa i) Cái tẩy

Trả lời:

Các vật có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo là:

a) Quả bóng cao su

c) Dây cao su

d) Cây tre

i) Cái tẩy

II. Đặc điểm biến dạng của lò xo

❓Thí nghiệm mô tả ở Hình 42.2 giúp chúng ta khám phá đặc điểm dãn ra của lò xo khi bị biến dạng.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin cấp lại thẻ Đảng viên (2 Mẫu) Đơn xin cấp lại thẻ Đảng bị mất

– Dụng cụ: giá đỡ thí nghiệm, thước thẳng, lò xo xoắn, các quả nặng giống nhau, giá đỡ quả nặng.

– Bố trí thí nghiệm như Hình 42.2.

– Tiến hành thí nghiệm

  • Treo lò xo thẳng đứng trên giá thí nghiệm.
  • Đo độ dài ban đầu l0 là của lò xo
  • Đo độ dài l của lò xo khi treo vật nặng
  • Xác định độ dãn của lò xo (còn gọi là độ biến dạng của lò xo):

Δl = l – l0

– Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ dãn Δl của lò xo và khối lượng m của vật nặng treo vào lò xo. Làm việc theo nhóm để:

  • Dự đoán về mối liên hệ giữa Δl và m. Cụ thể là nếu tăng m lên 2, 3, 4,… lần thì Δl thay đổi như thế nào.
  • Kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm.

– Rút ra kết luận.

Lò xo

Mẫu ghi kết quả đo:

Số vật treo vào lò xo Tổng khối lượng vật treo (g) Chiều dài ban đầu của lò xo (mm) Chiều dài của lò xo khi bị dãn (mm) Độ dãn của lò xo(mm)
1 m1 = l0 = l1= Δl1 = l1 – l0 =
2 m2 = l0 = l2 = Δl2 = l2 – l0 =
3 m3 = l0 = l3 = Δl3 = l3 – l0 =

Trả lời:

Tùy thí nghiệm ở mỗi học sinh.

Ví dụ:

Số vật treo vào lò xo Tổng khối lượng vật treo (g) Chiều dài ban đầu của lò xo (mm) Chiều dài của lò xo khi bị dãn (mm) Độ dãn của lò xo(mm)
1 m1 = 50 g l0 = 40mm l1= 50mm Δl1 = l1 – l0 = 10mm
2 m2 = 100 g l0 = 40mm l2 = 60mm Δl2 = l2 – l0 = 20mm
3 m3 = 150 g l0 = 40mm l3 = 70mm Δl3 = l3 – l0 = 30mm

– Dự đoán về mối liên hệ giữa Δl và m: Khi m tăng lên 2, 3 lần thì Δl cũng tăng lên 2, 3 lần.

=> Khi kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm, em thấy dự đoán đúng.

=> Rút ra kết luận: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

❓Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài ban đầu l0= 25 cm . Chiều dài l của lò xo khi bị kéo dãn bởi các vật treo có khối lượng m khác nhau được cho trong bảng dưới đây. Hãy cho biết các độ lớn cần ghi vào các ô có dấu (?).

Tham khảo thêm:   Khắc phục lỗi "Memory could not be read" trong Mini World: Block Art
m (g) 10 20 30 40 50 60
l (cm) 25,5 ? 26,5 27 ? ?

Trả lời:

– Độ dãn của lò xo khi treo vật có khối lượng 10 g là:

Δl = 25,5 – 25 = 0,5cm

=> Khi treo vật có khối lượng m = 10 g thì lò xo dãn 0,5 cm.

– Khi treo vật có khối lượng m = 20 g thì lò xo dãn: 0,5 x 2 = 1 cm.

=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 20g là: 25 + 1 = 26 cm.

– Khi treo vật có khối lượng m = 50 g thì lò xo dãn: 0,5 x 5 = 2,5 cm.

=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 50g là: 25 + 2,5 = 27,5 cm.

– Khi treo vật có khối lượng m = 60 g thì lò xo dãn: 0,5 x 6 = 3 cm.

=> Chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 50g là: 25 + 0,5 x 6 = 28 cm.

Em hoàn thành bảng như sau:

m (g) 10 20 30 40 50 60
l (cm) 25,5 26 26,5 27 27,5 28

❓Hãy quan sát, mô tả cấu tạo (mặt trước và bên trong) của cân lò xo và giải thích tại sao cân này có thể dùng để xác định khối lượng của vật.

Trả lời:

Cân đồng hồ có cấu tạo gồm lò xo, thanh răng, bánh răng, bộ khung đỡ lò xo, kim chỉ, mặt đồng hồ khắc vạch số, vỏ bảo vệ, đĩa cân hoặc móc treo.

Cân này có thể dùng để xác định khối lượng của vật do cân hoạt động dựa trên nguyên lí đàn hồi của lò xo (độ giãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng vật) tạo trạng thái cân bằng khi lò xo chịu tác dụng nén (cân đĩa) hoặc kéo (cân móc treo).

Em có thể?

Câu 1: Làm việc theo nhóm để tự thiết kế và chế tạo một cái cân dùng để cân những vật có khối lượng nhỏ bằng các dụng cụ dễ kiếm như: dây cao su, lò xo, gỗ dán, kẹp giấy, dây thép,… và các quả cân mượn ở phòng thí nghiệm của nhà trường.

Tham khảo thêm:   Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên (Dàn ý + 2 mẫu) Phân tích bài Người thầy đầu tiên

Trả lời:

Học sinh có thể chế tạo cân theo các bước sau đây:

* Chuẩn bị

  • Một ống trúc dài khoảng 20cm.
  • Một chiếc lò xo.
  • Một cái nút nhựa.
  • Một thanh tre đã được khoan hai đầu.
  • Hai cuộn băng keo màu trắng, màu đỏ.
  • Một mảnh giấy trắng.
  • Các quả cân.

* Cách tiến hành:

  • Bước 1: Đo cách hai đầu ống trúc khoảng 3cm và đánh dấu, rồi dùng cưa và cưa nhẹ ở hai điểm đánh dấu. Sau đó, dùng dao để khoét phần thân (phần giữa của hai điểm đánh dấu)
  • Bước 2: Dùng băng keo màu xanh quấn quanh thanh tre, rồi quấn vạch chỉ thị màu vàng ở một đầu của thanh tre (cách khoảng 1cm).
  • Bước 3: Móc lò xo vào nút nhựa, rồi móc đầu thanh tre có vạch chỉ thị vào đầu còn lại của lò xo. Sau đó, móc dây chì vào đầu còn lại của thanh tre dùng để móc vật.
  • Bước 4: Đưa toàn bộ lò xo, thanh tre vào trong ống trúc, rồi cố định nút nhựa vào một đầu của ống trúc.
  • Bước 5: Dán mảnh giấy đã được cắt vào ống trúc sao cho không che khuất kim chỉ thị.
  • Bước 6: Dùng các quả cân có khối lượng 100g, 200g, 300g… lần lượt móc vào cân, dùng viết vạch lên giấy theo ba vạch của kim chỉ thị, đồng thời cũng vạch các dấu ngang với 100g, 200g, 300g trên cân. Khi không có vật nặng kim chỉ thị chỉ mốc 0.

Câu 2: Làm cách nào để dùng cái cân này làm lực kế?

Trả lời:

Để dùng cái cân này làm lực kế:

  • Các vạch dấu ngang 100g, 200g, 300g… tương ứng bên cạnh ta sẽ ghi các chỉ số 1N, 2N, 3N…
  • Cân này ta có thể dùng như một cái lực kế để đo lực.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 42: Biến dạng của lò xo Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 151 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *