Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 123 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Thực hành quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6Kết nối tri thức với cuộc sống trang 123, 124.

Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 35 Chương VII: Đa dạng thế giới sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Báo cáo thực hành Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật

I. Chuẩn bị

1. Thiết bị, dụng cụ

Kính hiển vi có vật kính 10x và 40x

  • Kính lúp
  • Dao lam
  • Nước cất
  • Kim mũi mác
  • Ống nhỏ giọt
  • Lam kính
  • Lamen

2. Mẫu vật

  • Rêu tường: mẫu vật thật hoặc ảnh cây có đủ rễ, thân, lá và túi bào tử.
  • Dương xỉ, cỏ bợ: cây có đủ rễ, thân, lá non, lá già có ổ túi bào tử/quả bào tử hoặc tranh, ảnh minh họa.
  • Thông: cành thông mang cả hai loại nón đực và nón cái hoặc ảnh cây thông có thân, lá, nón đực, nón cái.
  • Bí ngô: quả bí ngô đã già hoặc ảnh bổ đôi quả bí. Ảnh cây bí ngô có hoa, quả, rễ, thân, lá. Có thể sử dụng mẫu vật khác thuộc ngành hạt kín.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Kể về một người thân trong gia đình em Dàn ý & 73 bài văn mẫu lớp 6

II. Cách tiến hành

1. Quan sát đại diện thực vật không có mạch

  • Sử dụng kính lúp để quan sát các cơ quan của cây rêu: rễ, thân, lá và vị trí của bào tử trên mẫu vật thật hoặc quan sát trên tranh, ảnh.
  • Quan sát thân có phân nhánh hay không.
  • Dùng dao lam cắt một lát cắt mỏng ngang thân cây rêu (nếu có), đặt lát cắt lên lam kính, nhỏ một giọt nước cất lên trên mẫu vật và đậy lại bằng lamen.
  • Đặt mẫu lên bàn kính của kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x và 40x.
  • Quan sát thân cây có mạch dẫn hay không.

2. Quan sát đại diện ngành Dương xỉ

Quan sát đại diện ngành Dương xỉ

  • Quan sát, xác định được các bộ phận của cây dương xỉ: rễ, thân, lá.
  • Quan sát đặc điểm của lá non cây dương xỉ.
  • Tìm và chỉ ra vị trí ổ bào tử của dương xỉ hoặc quả bào tử của cây rau bợ.

3. Quan sát đại diện ngành Hạt trần

Quan sát đại diện ngành Dương xỉ

  • Sử dụng tranh, ảnh hoặc mẫu vật thật quan sát hình thái của cây thông: rễ, thân (thân gỗ hay thân bò,…), lá (hình dạng, kích thước).
  • Quan sát và xác định cơ quan sinh sản trên mẫu vật hoặc trên tranh, ảnh. Nón đực mọc thành cụm, nhỏ, màu vàng; nón cái mọc riêng rẽ, lớn hơn nón đực.
  • Quan sát vị trí của hạt thông (được bao bọc hay lộ ra ngoài)
Tham khảo thêm:   Bài tập ôn thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 11 Tài liệu ôn thi lớp 11 học kì 1 môn tiếng Anh

4. Quan sát đại diện ngành Hạt kín

Quan sát đại diện ngành Dương xỉ

  • Sử dụng hình ảnh cây bí ngô (hoặc cây khác thuộc ngành hạt kín) có hoa, quả, rễ, thân, lá; hình ảnh quả bí ngô bổ đôi hoặc mẫu quả thật.
  • Quan sát cơ quan sinh sản (hoa): hoa bí ngô có hoa đực, hoa cái.
  • Quan sát vị trí của hạt (bên trong hay bên ngoài quả).

III. Thu hoạch

Câu 1

❓Em hãy sắp xếp các mẫu vật đã quan sát vào vị trí phân loại thực vật cho phù hợp và giải thích vì sao em sắp xếp như vậy. Hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Tên cây Tên ngành Lí do
? ? ?
? ? ?

Trả lời:

Tên cây Tên ngành Lí do

Dương xỉ

Dương xỉ

– Có rễ thật

– Không có hoa, không có quả

– Sinh sản bằng bào tử

Thông

Hạt trần

– Có rễ thật

– Không có hoa, không có quả

– Có lá noãn

– Hạt nằm trên lá noãn

Bí ngô

Hạt kín

– Có rễ thật

– Có hoa, có quả

– Hạt nằm trong quả

Câu 2

❓Nêu dấu hiệu nhận biết một số đại diện ngành thực vật thông qua đặc điểm hình thái.

Trả lời:

Đặc điểm nhận biết một số ngành thực vật qua đặc điểm hình thái:

Nhóm thực vật

Đại diện

Đặc điểm hình thái

Rêu

Rêu tường

– Chưa có hệ mạch

– Rễ giả

– Sinh sản bằng bào tử

Dương xỉ

Dương xỉ, bèo ong, rau bợ

– Có hệ mạch

– Rễ, thân, lá thật; lá non thường cuộn ở đầu

– Không có hạt, sinh sản bằng bào tử

Hạt trần

Thông, vạn tuế

– Có hệ mạch

– Rễ, thân, lá thật phát triển

– Có hạt, hạt nằm trên lá noãn, không có hoa

Hạt kín

Bàng, cam, bưởi, nho, táo

– Có hệ mạch

– Rễ, thân, lá thật phát triển.

– Có hạt, hạt nằm trong quả, có hoa

Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh viết về chuyến du lịch (Từ vựng + 28 mẫu) Viết đoạn văn kể về chuyến du lịch bằng tiếng Anh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 123 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *