Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 157 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 6 Bài 35 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Lực và biểu diễn lực thuộc chủ đề 9: Lực.

Soạn KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 35 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 35 mời các bạn theo dõi nhé.

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực

  • Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 35 phần Luyện tập
  • Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 35 phần Vận dụng
  • Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 35
  • Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 35
Tham khảo thêm:   Lịch sử 11 Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Soạn Sử 11 Cánh diều trang 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 35 phần Luyện tập

Luyện tập 1

Trong các lực xuất hiện ở hình 35.1, 35.2, 35.3, 35.4, lực nào là lực đẩy, lực nào là lực kéo?

Hình 35.1, 35.2, 35.3, 35.4

Trả lời:

  • Hình 35.1: Lực đẩy, cô gái tác dụng lực đẩy lên cánh cửa để đẩy cánh cửa vào.
  • Hình 35.2: Lực kéo, quả nặng tác dụng lực kéo vào lò xo làm lò xo dãn ra.
  • Hình 35.3: Lực kéo, tay người tác dụng lực kéo lên khối gỗ.
  • Hình 35.4: Lực đẩy, người đàn ông tác dụng lực đẩy lên xe ô tô.

Luyện tập 2

Độ lớn lực kéo khối gỗ ở hình 35.3 là 3 N; lực đẩy ở hình 35.4 là 200 N. Hãy biểu diễn các lực đó trên hình vẽ.

Hình 35.3

Trả lời:

– Hình 35.3, nếu ta quy ước mỗi xentimet chiều dài của mũi tên biểu diễn tương ứng với 1N thì khi lực có độ lớn 3N được biểu diễn như hình dưới đây:

Độ lớn 3N

  • Điểm đặt: tại mép vật.
  • Phương: nằm ngang.
  • Chiều: từ phải sang trái.
  • Độ lớn: 3N (mũi tên dài 3 cm).

– Hình 35.4, nếu ta quy ước mỗi xentimet chiều dài của mũi tên biểu diễn tương ứng với 100 N thì khi lực có độ lớn 200 N được biểu diễn như hình dưới đây:

Độ lớn 200 N

  • Điểm đặt: tại mép vật.
  • Phương: nằm ngang.
  • Chiều: từ trái sang phải.
  • Độ lớn: 200N (mũi tên dài 2 cm).

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 35 phần Vận dụng

Kéo một vật bằng một lực theo phương nằm ngang từ trái sang phải, độ lớn 1500 N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 500 N).

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình môn Hoạt động trải nghiệm 11

Trả lời:

Vận dụng

Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 35

Câu 1

Để đóng cánh cửa, bạn nhỏ trong hình 35.1 đã làm như thế nào?

Hnh 35.1

Trả lời:

Để đóng cánh cửa, bạn nhỏ trong hình 35.1 đã dùng tay cầm khóa cửa và đẩy cánh cửa vào.

Câu 2

Em hãy cho biết tác dụng của vật nặng lên lò xo trong hình 35.2.

Hình 35.2

Trả lời:

Tác dụng của vật nặng lên lò xo trong hình 35.2 khiến cho lò xo bị biến dạng (dãn ra) so với hình dạng bạn đầu.

Câu 3

Bạn A thực hiện bóp lần lượt một quả bóng cao su như hình 35.5. Em hãy cho biết lực tác dụng lên quả bóng cao su trong trường hợp nào mạnh hơn. Giải thích.

Hình 35.5

Trả lời:

Tác dụng lực lên quả bóng cao su trong trường hợp b mạnh hơn. Bởi vì quả bóng trong trường hợp b biến dạng nhiều hơn quả bóng trong trường hợp a.

Câu 4

Quan sát hình 35.2, 35.3 và cho biết. Khi gắn vật vào lò xo treo thẳng đứng thì lò xo dãn ra theo hướng nào? Kéo khối gỗ trượt trên mặt bàn thì khối gỗ trượt theo hướng nào?

Hình 35.2

Hình 35.3

Trả lời:

Lò xo dãn ra theo hướng thẳng đứng về phía quả nặng, khối gỗ trên mặt bàn trượt theo hướng thẳng về phía tay kéo.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 35

Bài 1

Nêu hai ví dụ về vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật kia.

Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 6: Sulfur và Sulfur dioxide Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 35, 36, 37, 38, 39

Đáp án:

Ví dụ:

  • Vật tác dụng lực đẩy lên vật: gió thổi vào cánh buồm làm cánh buồm căng phồng
  • Vật tác dụng lực kéo lên vật: đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động

Bài 2

Khi một vận động viên bắt đầu đẩy quả tạ, vận động viên đã tác dụng vào quả tạ một

A. Lực đẩy               B. Lực nén           C. Lực kéo            D. Lực uốn

Đáp án: A

Bài 3

Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 100N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 50N).

Đáp án:

Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1cm ứng với 50N như sau:

Biểu diễn lực nâng thùng hàng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 157 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *