Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 27: Nguyên sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 119 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Nguyên sinh vật giúp các em học sinh lớp 6 giúp các em nhanh chóng trả lời câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo trang 119, 120, 121, 122, 123.

Giải KHTN 6 bài Nguyên sinh vật giúp các em quan sát cấu tạo của một số đại diện nguyên sinh vật, nêu được sự đa dạng của sinh vật, một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra để học thật tốt Bài 27 Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh.

Câu hỏi mở đầu Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 27

Ở bài 21, em đã quan sát được sinh vật nào trong nước ao, hồ? Những sinh vật đó có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống?

Trả lời:

– Sinh vật đã quan sát được: trùng roi, trùng giày,…

– Những sinh vật đó làm thức ăn cho các sinh vật khác, là một mắt xích trong chuỗi thức ăn.

Câu hỏi luyện tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 27

Luyện tập 1

Quan sát cấu tạo của một số đại diện nguyên sinh vật trong hình 27.2, em hãy cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Giải thích.

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm sự đồng biến và nghịch biến của hàm số Tài liệu ôn tập môn Toán lớp 12

Hình 27.2

Trả lời:

Quan sát cấu tạo của trùng giày và tảo lục đơn bào, ta thấy:

  • Tảo lục đơn bào có khả năng quang hợp vì tảo lục đơn bào có lục lạp chứa diệp lục – sắc tố giúp hấp thụ ánh sáng để thực hiện quang hợp.
  • Trùng giày không có khả năng quang hợp vì không có sắc tố quang hợp.

Luyện tập 2

Diệt ruồi, muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao?

Trả lời:

Ruồi, muỗi là trung gian truyền bệnh sốt rét do đó diệt ruồi, muỗi là một biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh sốt rét. Tuy nhiên, diệt ruồi, muỗi không phải là biện pháp duy nhất để phòng chống sốt rét vì đó chỉ là một biện pháp hạn chế ruồi, muỗi xung quanh chúng ta chứ không thể diệt hết tận gốc được ruồi và muỗi.

Ngoài việc diệt ruồi và muỗi, chúng ta cần thực hiện thêm một số biện pháp phòng chống sốt rét khác như: ngủ trong màn, vệ sinh dọn dẹp môi trường sống xung quanh sạch sẽ thoáng mát, tránh để vùng nước đọng để lăng quăng phát triển, tuyên truyền giữa gìn vệ sinh môi trường,…

Câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 27

Tại sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống, rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng?

Trả lời:

– Thức ăn, nước uống chưa được rửa sạch, nấu chín, đun sôi sẽ có thể chứa một số vi khuẩn gây hại hoặc nguyên sinh vật gây hại như trùng kiết lị. Nếu ăn những thức ăn, nước uống này, cơ thể có thể bị nhiễm bệnh, gây hại cho sức khỏe.

– Khi rửa sạch các loại thực phẩm, đun sôi nước và nấu chín thức ăn trước khi sử dụng, các vi khuẩn có hại hoặc nguyên sinh vật gây hại này có thể được loại bỏ, tiêu diệt trước khi chúng ta đưa những mầm bệnh đó vào cơ thể → Đây chính là một trong những biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn, nguyên sinh vật gây ra đặc biệt là những bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa.

Tham khảo thêm:   Toán 3 Bài 72: Luyện tập chung Giải Toán lớp 3 trang 101, 102 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 27

Câu 1

Quan sát hình 27.1, em có nhận xét gì về hình dạng của nguyên sinh vật.

Hình 27.1

Trả lời:

Hình dạng của nguyên sinh vật rất đa dạng: hình cầu (tảo lục), hình thoi, hình giày (trùng giày),… hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình).

Câu 2

Dựa trên hình dạng của các nguyên sinh vật trong hình 27.1, em hãy xác định tên của các sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ ở Bài 21.

Trả lời:

Dựa vào mẫu vật nước ao hồ đã quan sát được ở bài 21, học sinh tự trả lời câu hỏi.

Câu 3

Nguyên sinh vật thường sống ở những môi trường nào? Lấy ví dụ.

Trả lời:

Nguyên sinh vật thường sống ở cơ thể sinh vật khác, môi trường nước,…

Ví dụ: Nấm nhầy sống ở mặt dưới lá và khúc gỗ; tảo lục sống ở nước ngọt;…

Câu 4

Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật bằng cách gọi tên các thành phần cấu tạo được đánh số từ (1) đến (4) trong hình 27.2. Từ đó, nhận xét về tổ chức cơ thể (đơn bào/đa bào) của nguyên sinh vật.

Hình 27.2

Trả lời:

Đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật: (1) màng tế bào (2) chất tế bào (3) nhân tế bào (4) lục lạp

Tổ chức cơ thể của nguyên sinh vật là đơn bào.

Câu 5

Quan sát hình 27.3, 27.4 và hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Hình 27.3

Hình 27.4

Bảng

Trả lời:

Hoàn thành bảng:

Bảng

Câu 6

Quan sát hình 27.5, kết hợp với thông tin thực tế, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Hình 27.5

Trả lời:

Một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra: ngủ màn, diệt ruồi muỗi, vệ sinh cá nhân thường xuyên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ thoáng mát, tuyên truyền vận động vệ sinh môi trường cho mọi người xung quanh.

Tham khảo thêm:   Biểu mẫu liên quan đến giám định y khoa

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 27

Bài 1

Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm nguyên sinh vật

A. Trùng roi.
B. Trùng kiết lị.
C. Thực khuẩn thể.
D. Tảo lục đơn bào.

Đáp án: C

Bài 2

Hãy sử dụng các từ gợi ý: sinh vật, đơn bào, đa bào, tự dưỡng, dị dưỡng, nhân thực, nguyên sinh, tế bào, phân bố để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Nguyên sinh vật có cơ thể cầu tạo chỉ gồm một (1) .. Chúng xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta. Nguyên sinh vật (2) … ở khắp nơi: trong đất, trong nước, trong

không khí và đặc biệt là trên cơ thể (3) … khác.

Nguyên sinh vật thuộc Giới (4)… là những sinh vật (5) …. đơn bào. sống (6)…

Tảo thuộc giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực (7) … hoặc (8)… sống (9)…

Đáp án:

(1) tế bào (2) phân bố (3) sinh vật (4) nguyên sinh (5) nhân thực

(6) tự dưỡng/dị dưỡng (7) đơn bào (8) đa bào (9) tự dưỡng

Bài 3

Vẽ sơ đồ thể hiện con đường truyền bệnh kiết lị và biện pháp phòng chống.

Đáp án:

Sơ đồ con đường truyền bệnh kiết lị:

Phân người –> ruồi –> thức ăn –> cơ thể con người –> phát bệnh (dấu hiệu: đau bụng, tiêu chảy, sốt,…)

Biện pháp phòng chống:

    • Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
    • Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.
    • Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
    • Hạn chế các loại đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn…
    • Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 27: Nguyên sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 119 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *