Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 120 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 6 Bài 22 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Đa dạng động vật không xương sống.

Soạn KHTN 6 Cánh diều Bài 22 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Bài 22 Đa dạng động vật không xương sống mời các bạn theo dõi nhé.

Trả lời câu hỏi phần mở đầu

❓ Những đặc điểm nào sau đây của động vật giúp em phân biệt được động vật với thực vật?

– Sinh vật đa bào.

– Thức ăn của chúng là các sinh vật khác.

– Có khả năng di chuyển.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm giúp phân biệt động vật và thực vật là:

– Thức ăn của chúng là các sinh vật khác (vì động vật không có lục lạp nên không quang hợp tự tổng hợp được chất dinh dưỡng, chúng là sinh vật dị dưỡng phải sử dụng các sinh vật khác làm thức ăn).

– Có khả năng di chuyển (thực vật sống cố định, không có khả năng di chuyển như động vật).

I. Đặc điểm nhận biết động vật không sương sống

❓ Lấy ví dụ động vật không xương sống và nêu môi trường sống của chúng.

Gợi ý đáp án

Ví dụ về động vật không xương sống:

– Sống trong đất: Giun đất, bọ hung, …

– Sống dưới nước: cua, tôm, ốc, sứa, bạch tuộc, rươi, …

– Sống trên cạn: nhện, sâu, ốc sên, rết, bướm, …

II. Sự đa đạng của động vật không sương sống

❓ Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm ngành Ruột khoang là:

– Không có xương sống.

– Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

❓Quan sát hình 22.2 và mô tả hình dạng của hải quỳ, sứa.

Gợi ý đáp án

Hải quỳ: hình dạng giống một bông hoa, cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám, lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.

Tham khảo thêm:   Giáo án Khoa học 5 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Khoa học lớp 5 năm 2024 - 2025

Sứa có cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn, thường có màu trong suốt, miệng ở phía dưới, tua miệng dài, có tế bào tự vệ, di chuyển bằng cách co bóp dù.

❓Quan sát mẫu vật thật (sứa, thủy tức) hoặc mẫu ngâm, video, tranh ảnh và vẽ hình động vật quan sát được.

Gợi ý đáp án

Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về san hô và viết một bài khoảng 300 từ giới thiệu về động vật này.

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

Rạn san hô là hệ sinh thái đa dạng nhất của đại dương và là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên hành tinh chúng ta. Các rạn san hô tuy chỉ chiếm chưa tới 1% diện tích đại dương nhưng lại có tới 25% số sinh vật biển sống ở đó, nhiều đến mức người thường ví những rạn san hô như những khu rừng nhiệt đới dưới đáy biển. San hô là các sinh vật biển tồn tại dưới dạng các thể polyp nhỏ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. San hô có thể tiết ra cấu truc canxi cacbonat tạo thành những bộ xương cứng. Phần lớn san hô phát triển tốt nhất trong môi trường nước ấm, nông, trong sạch, nhiều nắng và dao động.

San hô có tồn tại với rất nhiều hình dạng và màu sắc rực rỡ. Chẳng hạn san hô cứng có thể trông giống vỏ não (san hô não), hình sao, hình cành cây (san hô cành), hình đĩa,… Một số loại san hô mềm bao gồm san hô quạt, bút biển – trông giống như chiếc bút lông chim,…

Trong thế giới đại dương, các rạn san hô cung cấp nơi trú và thức ăn cho khoảng 4000 loài cá, 800 loài san hô và hàng trăm sinh vật biển khác.Trong nhiều trường hợp, rạn san hô còn là lá rào chắn bảo vệ chống xói lở bờ biển. Những lá chắn này còn làm giảm lực của sóng biển chuyển tới, giúp bảo vệ cho vùng đất và nước nằm phía sau rạn khi có bão.

Hiện nay, khoảng 70% các rạn san hô trên thế giới đang bị đe dọa do đó cần có các biện pháp cấp bách để bảo vệ hệ sinh thái san hô.

Gợi ý 2

San hô là một loài động vật thuộc ngành ruột khoang, tuy nhiên trên thực tế vẫn có nhiều người nhầm lẫn rằng nó thuộc giới thực vật, vì chúng hầu như không có khả năng di chuyển, cấu trúc cơ thể nhìn có vẻ giống như cành cây. Tuy nhiên chúng thực sự là một loài động vật, sống dị dưỡng bằng cách sử dụng các loại thức ăn, có lỗ miệng và cơ quan tiêu hóa,… San hô là một sinh vật biển tuyệt đẹp, tạo nên một mỹ cảnh ở dưới lòng đại dương mà bất kì ai một lần được chiêm ngưỡng sẽ không bao giờ có thể quên được. Nhờ có san hô, mà hệ sinh thái ở biển trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết. Nó trở thành nơi trú ẩn của vô số các loài sinh vật biển có kích thước nhỏ bé để tránh khỏi sự săn bắt của kẻ thù. Không những thế, san hô còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, nhiều vật trang trí được làm từ san hô đã khiến cho không gian sống của chúng ta trở nên tinh tế hơn rất nhiều. Ngày nay, do tác động của con người, hệ sinh thái san hô đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, số lượng san hô đã suy giảm rất nhiều so với trước. Do vậy, chúng ta cần nỗ lực hết sức cố gắng bảo vệ loài động vật tuyệt đẹp dưới đáy biển này.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Mở bài gián tiếp Tả cây dừa (6 mẫu) Mở bài miêu tả cây cối

❓Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết sán dây, giun đũa, giun đất.

Gợi ý đáp án

– Sán dây: cơ thể dẹp và mềm, phân đốt, chiều dài có thể 4-12m, đầu sán hơi dẹt, đường kính khoảng 1 đến 2 mm, có giác bám, không có vòng móc.

– Giun đũa có cơ thể hình ống, không phân đốt, chiều dài 20-30cm, thuôn nhọn 2 đầu.

– Giun đất có cơ thể hình ống dài 15-30cm, phân đốt, có các đôi chi bên.

❓ Em hãy tìm hiểu các biện pháp phòng tránh các bệnh sau:

a) Bệnh do sán dây, sán lá gan gây nên.

b) Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên.

Gợi ý đáp án

a) Bệnh do sán lá gan, sán dây gây nên. Người và động vật khi ăn phải trứng, ấu trùng sán chứa trong các thực phẩm sống, chưa được nấu chín kĩ. Trứng và ấu trùng đi vào cơ thể sẽ phát triển và gây bệnh cho người và động vật.

Biện pháp phòng tránh:

– Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.

– Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.

– Uống thuốc tẩy giun sán định kì cho cả người và vật nuôi.

– Tăng cường thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng bản thân trước những tác nhân gây bệnh.

b) Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên chủ yếu qua con đường ăn uống, ăn phải thực phẩm nhiễm trứng và ấu trùng giun.

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Truyền thống trang 80 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 - Luyện từ và câu Tuần 26

Biện pháp phòng tránh:

– Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

– Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

– Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

– Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.

– Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.

– Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

– Tăng cường thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng bản thân trước những tác nhân gây bệnh.

❓ Nêu những đặc điểm hình thái của ba loài động vật có trong hình 22.4.

Gợi ý đáp án

Ốc sên: Vỏ ốc mỏng, có 4 đến 5 vòng xoắn, màu sắc thay đổi nhưng thường màu xám hạt dẻ nhạt, hay nâu có những vệt hay đốm vàng. Thân ốc mềm và nhớt màu nâu xám, thu hết vào bên trong vỏ khi không hoạt động. Khi hoạt động sên thò đầu và chân ra khỏi vỏ, đầu có 2 đôi râu vòi. Các râu vòi có thể thu rút vào trong đầu.

Con mực: Cơ thể gồm 2 phần: phần đầu có nhiều tua dài và phần thân trơn nhẵn. Phần đầu có 8-10 tay với những hàng giác bám, tay xúc giác dài hơn thân. Miệng ở dưới bụng. Phần thân mềm chiếm 70% trọng lượng, có hình bầu dục, mặt lưng có nhiều vân gợn sóng.

-Sò: hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn.

❓ Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm.

Gợi ý đáp án

Đặc điểm của các động vật ngành Thâm mềm:

– Cơ thể mềm.

– Không phân đốt.

– Đa số có lớp vỏ cứng bên goài bảo vệ cơ thể.

❓ Gọi tên các loài động vật trong hình 22.5 và nêu vai trò của các động vật trong đó.

Gợi ý đáp án

Một số động vật thân mềm:

a) Sên trần: phá hại mùa màng, rau củ, thực vật.

b) Trai: thực phẩm, trang sức, lọc nước.

c) Ốc: Thực phẩm.

d) Bạch tuộc: thực phẩm.

e) Hàu: thực phẩm, làm thuốc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 120 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *