Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 13: Một số nguyên liệu giúp các em học sinh lớp 6 giúp các em nhanh chóng trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong SGK Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 46, 47, 48, 49.
Giải KHTN 6 bài Một số nguyên liệu giúp các em trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu để học thật tốt Bài 13 chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh.
Phần mở đầu
❓Con người chế biến các nguyên liệu tự nhiên hay nhân tạo để làm ra những sản phẩm mới. Em hãy kể ra một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết.
Trả lời:
Ví dụ biến thân cây mía thành đường; biến mủ cây cao su thành cao su; biến đất sét thành gốm, …
I. Các nguyên liệu
❓Hãy tìm hiểu và cho biết quặng bauxite (bôxit), được khai thác ở Lâm Đồng, dùng làm nguyên liệu để sản xuất chất gì.
Trả lời:
Quặng bauxite (bôxit), được khai thác ở Lâm Đồng, dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhôm.
II. Đá vôi
❓Hãy nêu một số tính chất và ứng dụng của đá vôi trong nông nghiệp và công nghiệp.
Trả lời:
Tính chất:
- Tác dụng với axit mạnh và giải phóng dioxit cacbon
- Khi bị nung nóng, giải phóng đioxit cacbon (trên (825circC) trong trường hợp của (CaCO3), để tạo oxit canxi, thường được gọi là vôi sống.
Ứng dụng:
- Đá vôi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch hoặc là thành phần cấu thành của xi măng hoặc sản xuất ra vôi.
- Đá vôi Canxi cacbonat được sử dụng rất nhiều trong ngành sơn.
- Đá vôi là chất xử lý môi trường nước: Canxi cacbonat hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: (NH3, H2S, CO2,…) và axit trong nước, giảm tỉ trọng của kim loại nặng và độc hại trong ao nuôi. Đá vôi giúp phân hủy xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước và ổn định độ pH. Canxi cacbonat giúp ổn định màu nước, hạn chế có váng làm sạch nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Đá vôi còn giúp hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi…
- Đá vôi (CaCO3) thường được sử dụng rộng rãi trong y tế với vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần canxi giá rẻ, chất khử chua. Nó cũng được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm làm chất nền thuốc viên từ loại dược phẩm khác.
- Bên cạnh đó thì đá vôi (CaCO3) còn được biết đến là chất làm trắng trong việc tráng men đồ gốm sứ. Và bột vôi cũng được gọi là đá phấn vì đây là thành phần chính của phấn viết bảng, phấn viết ngày nay có thể làm ngay canxi cacbonat hoặc thạch cao, sunfat canxi ngậm nước.
❓Hãy tìm hiểu và cho biết tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường.
Trả lời:
Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường:
- Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.
- Gây ô nhiễm nguồn nước
- Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường
- Nước mưa chảy tràn từ khu vực mỏ khá lớn, nhất là vào mùa mưa. Nước mưa chảy tràn trong khu vực mỏ kéo theo nhiều bùn đất, cặn lơ lửng và các kim loại nặng có mặt trong đất đá vào hệ thống nước mặt làm tăng độ đục, thay đổi độ pH của nước
- Bên cạnh đó việc khai thác đá vôi tác động tiêu cực tới sức khỏe của người công nhân khai thác.
III. Quặng
❓Em hãy tìm hiểu về các mỏ quặng ở Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin và cho biết các quặng này chứa các khoáng chất gì và ứng dụng của nó.
Trả lời:
Ví dụ: mỏ quặng sắt Thạch Khê Hà Tĩnh: chứa 61.35% Fe, 0.207% Mn, 5.4% SiO2, 1.79% Al2O3, 0.86% CaO, 1.2% MgO, 0.27% TiO2, 0.04% P, 0.148% S. Góp phần giúp phát triển ngành sắp thép Việt Nam.
❓Tìm hiểu và trao đổi với bạn bè về tác động môi trường trong các vùng có khai thác quặng mà em biết.
Trả lời:
Việc khai thác quặng tác động tiêu cực tới môi trường trong các vùng có quặng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, làm sạt lở đất, cạn kiệt tài nguyên, …
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 13: Một số nguyên liệu Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 46 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.