Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9: Ôn tập chủ đề 1 Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 17 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Ôn tập chủ đề 1 giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 17.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Ôn tập chủ đề 1 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Ôn tập chủ đề 1: Năng lượng cơ học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mục Lục Bài Viết

Bài 1

Một máy bay có khối lượng tổng cộng 250 tấn, đang bay với tốc độ 900 km/h ở độ cao 10 km so với mực nước biển. Tính động năng, thế năng và cơ năng của máy bay.

Trả lời:

Đổi 900 km/h = 250 m/s

Động năng của máy bay là

W_d=frac{1}{2}m.v^2=frac{1}{2}.250000.250^2=78125.10^5J

Thế năng của máy bay là Wt = m.g.h = 250000.10.10000 = 25.109 J

Cơ năng của máy bay là W = Wt + Wd = 3,28125.1010 J

Bài 2

Một quả bóng khối lượng 450 g được thả rơi từ điểm A có độ cao 1,6 m xuống nền đất cứng và bật trở lên đến điểm B có độ cao 1,2 m.

Tham khảo thêm:   Mẫu biên bản cảnh cáo học sinh Biên bản kỷ luật học sinh vi phạm

a. Tính cơ năng tại A và tại B của quả bóng.

b. Phần cơ năng bị tiêu hao đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Trả lời:

Đổi 450 g = 0,45 kg

a. Cơ năng tại A là WA = m.g.hA = 0,45 . 10 . 1,6 = 7,2 J

Cơ năng tại B là WB = m.g.hB = 0,45 . 10. 1,2 = 5,4 J

b. Phần cơ năng bị tiêu hao đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm quả bóng nóng lên và một phần thành năng lượng âm thanh (phát ra âm thanh khi va đập xuống sàn).

Bài 3

Phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong chuyển động của người trượt ván và quả bóng rổ trong hình dưới đây.

Ôn tập chủ đề 1

Trả lời:

– Hình a) Một người trượt ván:

+ Ở vị trí A: người trượt có thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất.

+ Từ vị trí A tới vị trí B: có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.

+ Ở vị trí B: người trượt có động năng lớn nhất, thế năng nhỏ nhất.

+ Từ vị trí B tới vị trí C: có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang thế năng.

+ Ở vị trí C: người trượt có thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất.

– Hình b) Quả bóng được ném vào rổ:

+ Ở vị trí A: quả bóng có động năng lớn nhất, thế năng nhỏ nhất.

+ Từ vị trí A đến vị trí B: có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang thế năng.

+ Ở vị trí B: quả bóng có thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất.

Tham khảo thêm:   Chỉ thị số 334/CT-TTG Về tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

+ Từ vị trí B đến vị trí C: có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng sang động năng.

+ Ở vị trí C: quả bóng có thế năng lớn hơn ở vị trí A, động năng nhỏ hơn ở vị trí A.

Bài 4

Búa tác dụng một lực 40 N theo hướng trục của đinh làm đinh lún sâu 2 cm vào trong gỗ. Tính công của lực do búa thực hiện.

Trả lời:

Công của lực do búa thực hiện là A = F.s = 40 . 0,02 = 0,8 J

Bài 5

Tính công suất của một thác nước. Biết rằng thác nước có độ cao 40 m và cứ mỗi phút có 30 m3 nước đổ xuống. Khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m3.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9: Ôn tập chủ đề 1 Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 17 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *