Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 173, 174, 175, 176, 177 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 9 Bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9Kết nối tri thức với cuộc sống trang 173, 174, 175, 176, 177.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 40 Chương XI: Di truyền học Mendel, cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Mã di truyền là gì?

Quan sát Hình 40.1 các codon cùng nghĩa (cùng mã hóa cho một loại amino acid hoặc các codon kết thúc) thường giống nhau về loại nucleotide tại vị trí nào của codon?

Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng

Trả lời:

Các codon cùng nghĩa (cùng mã hóa cho một loại amino acid hoặc các codon kết thúc) thường giống nhau về loại nucleotide tại vị trí đầu tiên của codon.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Em như mây gió

II. Mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 40.3 cho biết mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein như thế nào.

Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng

Trả lời:

Mã di truyền sẽ quy định loại amino acid trên chuỗi polypeptide. Trình tự các mã di truyền (codon) trên mRNA sẽ quy định thành phần và trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide, từ đó quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein.

Câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa của đa dạng mã di truyền.

Trả lời:

Ý nghĩa của đa dạng mã di truyền: Mã di truyền đa dạng (64 mã di truyền) quy định 20 loại amino acid dẫn đến hiện tượng nhiều mã di truyền cùng mã hóa một amino aicd. Điều này có ý nghĩa trong trường hợp đột biến. Đột biến điểm thay thế một cặp nucleotide dẫn đến thay đổi mã bộ ba tương ứng. Trong trường hợp bộ ba ban đầu và bộ ba sau đột biến cùng quy định một amino aicd thì thành phần cấu trúc và chức năng của protein không bị thay đổi.

III. Quá trình dịch mã

Đọc thông tin trên và quan sát Hình 40.4, trả lời các câu hỏi sau:

Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng

1. Có những thành phần nào tham gia quá trình dịch mã? Nêu vai trò của mỗi thành phần trong quá trình dịch mã.

2. Quá trình dịch mã gồm những giai đoạn nào? Mô tả khái quát diễn biến quá trình dịch mã.

Tham khảo thêm:   Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú Mẫu NA5 gia hạn tạm trú

3. Dịch mã là gì?

Trả lời:

1. Những thành phần và vai trò của chúng trong quá trình dịch mã là:

– mRNA: làm mạch khuôn, mang thông tin mã hóa chuỗi polypeptide.

– amino acid tự do trong môi trường nội bào: là nguyên liệu tổng hợp chuỗi polypeptide.

– tRNA: thực hiện chức năng “phiên dịch” mã di truyền trên mRNA (mang đúng loại amino acid tương ứng với bộ ba trên mRNA quy định).

– Ribosome: là nơi các tRNA đã được gắn amino acid đọc và giải mã các bộ ba, tại đây hình thành liên kết giữa các amino acid.

2. Quá trình dịch mã gồm các giai đoạn sau:

– Giai đoạn 1 (Mở đầu): Tiểu đơn vị bé của ribosome gắn với mRNA ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Vị trí này nằm gần codon mở đầu. tRNA mang bộ ba đối mã với codon AUG và amino acid Met khớp bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mRNA. Tiểu đơn vị lớn của ribosome tiến vào khớp với tiểu đơn vị bé hình thành ribosome hoàn chỉnh sẵn sàng tổng hợp chuỗi polypeptide.

– Giai đoạn 2 (Kéo dài): tRNA mang bộ ba đối mã với codon thứ 2 và amino acid thứ nhất tương ứng khớp bổ sung với codon thứ 2 trên mRNA. Ribosome giữ vai trò như một khung đỡ amino acid cho đến khi một liên kết peptide được hình thành giữa amino acid Met và amino acid thứ nhất. Sau đó, ribosome dịch đi một codon, tRNA mang bộ ba đối mã với codon thứ 3 và amino acid thứ 2 tương ứng khớp bổ sung với codon thứ 3 trên mRNA, một liên kết peptide được hình thành giữa amino acid thứ nhất và amino acid thứ 2. Rồi ribosome lại dịch đi một codon. Cứ như vậy, ribosome dịch chuyển trên mRNA theo chiều 5’ → 3’, các tRNA chứa các bộ ba đối mã và amino acid tương ứng với codon trên mRNA tiếp tục tiến vào ribosome, hình thành liên kết peptide giữa các amino acid được mang đến.

Tham khảo thêm:   Nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 27 Lời nhận xét học bạ lớp 3 năm 2022 - 2023

– Giai đoạn 3 (Kết thúc): Khi ribosome chuyển dịch sang bộ ba kết thúc (UAA/ UAG / UGA) thì quá trình dịch mã ngừng lại, ribosome rời khỏi mRNA, giải phóng chuỗi polypeptide.

3. Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide (protein) dựa trên trình tự nucleotide trên bản phiên mã của gene (mRNA).

IV. Mối quan hệ giữa gene và tính trạng

Dựa vào kiến thức về mối quan hệ giữa gene và tính trạng, cho biết khi muốn thay đổi một tính trạng ở một loài thực vật, có thể sử dụng tác nhân nhân tạo tác động vào quá trình nào.

Trả lời:

Vì gene quy định tính trạng nên khi muốn thay đổi một tính trạng ở một loài thực vật, thường sử dụng tác nhân nhân tạo tác động vào quá trình tái bản DNA.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 173, 174, 175, 176, 177 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *