Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 40: Di truyền học người Giải KHTN 9 Cánh diều trang 192, 193, 194, 195 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 40: Di truyền học người giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 192, 193, 194, 195.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 40 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 40 Chủ đề 11: Di truyền – Phần 4: Vật sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 40 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Dựa vào hình 40.1, mô tả một số tính trạng của bản thân và những người xung quanh.

Di truyền học người

Trả lời:

Ví dụ mô tả một số tính trạng của một người: Cao, gầy, da trắng, mắt đen, cằm thẳng, có má lúm đồng tiền, dái tai rời, ngón tay út thẳng, mắt hai mí, mũi cao, nhóm máu B,…

Tham khảo thêm:   Cách nâng cấp vũ khí game Chiến Dịch Huyền Thoại

Câu 2

Quan sát hình 40.2:

Di truyền học người

a) Sắp xếp mỗi trường hợp có trong hình vào 3 nhóm tương ứng: bệnh di truyền, tật di truyền và hội chứng.

b) Mô tả đặc điểm bên ngoài để nhận biết những người mắc hội chứng, bệnh, tật di truyền có trong hình.

Trả lời:

a) Trong hình 40.2:

– Bệnh di truyền gồm: câm điếc bẩm sinh, bạch tạng.

– Tật di truyền gồm: dính ngón tay, hở khe môi hàm.

– Hội chứng di truyền gồm: Turner, Down.

b) Mô tả đặc điểm bên ngoài để nhận biết những người mắc hội chứng, bệnh, tật di truyền có trong hình:

– Hội chứng Turner: Là nữ, tai rụt, cổ ngắn, hai cánh tay khuỳnh rộng ra, bàn tay và bàn chân bị sưng phù, dị tật tim, cơ quan sinh dục không phát triển,…

– Hội chứng Down: Mặt và sống mũi thẳng, mắt xếch, tai nhỏ, lưỡi hơi thè ra ngoài, cổ ngắn, chiều cao thấp hơn, cơ bắp yếu hoắc khớp lỏng lẻo, tay và chân nhỏ,…

– Tật dính ngón tay: Các ngón tay dính liền với nhau ảnh hưởng đến khả năng vận động.

– Tật hở khe môi, hàm: Hở khe môi.

– Bệnh câm điếc bẩm sinh: Không nói, không nghe được.

– Bệnh bạch tạng: Tóc trắng, da trắng, mống mắt hồng.

Câu 3

Trong những trường hợp nào nên có sự tư vấn di truyền?

Trả lời:

Những trường hợp nên có sự tư vấn di truyền:

Tham khảo thêm:   Cách mở khóa Dragon Talon trong Blox Fruits

– Các cặp vợ chồng có nguy cơ mang thai với bệnh di truyền: Nếu một trong hai người cha mẹ hoặc cả hai đều có tiền sử bệnh di truyền hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh di truyền thì cặp vợ chồng đó có nguy cơ mang thai với bệnh di truyền. Tư vấn di truyền sẽ giúp cho cặp vợ chồng này hiểu rõ hơn về nguy cơ của con cái và các phương pháp xét nghiệm và phòng ngừa bệnh di truyền.

– Người có tiền sử bệnh di truyền: Những người có tiền sử bệnh di truyền, bao gồm các bệnh di truyền do đột biến gene hay đột biến nhiễm sắc thể cần được tư vấn di truyền để hiểu rõ hơn về nguy cơ mắc bệnh, cách phòng ngừa và điều trị.

– Người muốn tìm hiểu về di truyền và sức khỏe: Tư vấn di truyền không chỉ dành cho những người có tiền sử bệnh di truyền, mà còn dành cho những người muốn tìm hiểu về di truyền và sức khỏe của mình. Những người này có thể muốn biết về cơ chế di truyền, các yếu tố ảnh hưởng đến di truyền và cách thức di truyền ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 40 – Luyện tập

Luyện tập 1

Quan sát bảng 40.1, hãy xếp thành nhóm các kiểu hình của cùng một tính trạng với nhau.

Bảng 40.1. Kiểu hình của một số tính trạng ở người

Tham khảo thêm:   Only Up - Game khám phá tầng mây bất tận

Di truyền học người

Trả lời:

Nhóm các kiểu hình của cùng một tính trạng ở bảng 40.1:

  • Tính trạng màu tóc: tóc vàng, tóc đen.
  • Tính trạng màu da: da vàng, da đen, da trắng.
  • Tính trạng hình dạng tóc: tóc thẳng, tóc xoăn.
  • Tính trạng hình dạng mũi: mũi cao, mũi thấp.
  • Tính trạng màu mắt: mắt xanh, mắt đen.
  • Tính trạng nhóm máu: nhóm máu B, nhóm máu A, nhóm máu AB, nhóm máu O.

Luyện tập 2

Hãy xác định các bệnh, hội chứng di truyền dưới đây là do đột biến trên gene hay nhiễm sắc thể bằng cách hoàn thành bảng 40.2:

Bảng 40.2. Nguyên nhân của một số bệnh, hội chứng

Bệnh/ Hội chứng Đột biến gene Đột biến nhiễm sắc thể
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ? ?
Bệnh máu khó đông ? ?
Bệnh bạch cầu tủy xương mạn tính ? ?
Hội chứng Cri-du-chat ? ?
Hội chứng Patau ? ?
Hội chứng Edward ? ?

Trả lời:

Bảng 40.2. Nguyên nhân của một số bệnh, hội chứng

Bệnh/ Hội chứng Đột biến gene Đột biến nhiễm sắc thể
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ×
Bệnh máu khó đông ×
Bệnh bạch cầu tủy xương mạn tính ×
Hội chứng Cri-du-chat ×
Hội chứng Patau ×
Hội chứng Edward ×

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 40: Di truyền học người Giải KHTN 9 Cánh diều trang 192, 193, 194, 195 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *