Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 157, 158, 159, 160 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 157, 158, 159, 160.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 37 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 37 – Chủ đề 11: Di truyền cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 37 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Quan sát Hình 37.1, hãy mô tả cấu trúc của phân tử DNA.

Nucleic acid và ứng dụng

Trả lời:

Cấu trúc của phân tử DNA:

– DNA được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nucleotide gồm 4 loại A, T, G, C.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi Những bài văn hay lớp 10

– DNA có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục tưởng tượng từ trái qua phải (xoắn phải). Các nucleotide trên cùng một mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị (liên kết phosphodiester). Các nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng hai liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng ba liên kết hydrogen).

– DNA xoắn có tính chu kì, mỗi chu kì xoắn dài 34 Å tương ứng với 10 cặp nucleotide, đường kính vòng xoắn là 20 Å.

Câu 2

Hãy giải thích tại sao chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng lại tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.

Trả lời:

Chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng lại tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA vì: DNA được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, từ bốn loại nucleotide liên kết theo chiều dọc và sắp xếp theo nhiều cách khác nhau đã tạo ra vô số phân tử DNA khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide.

Câu 3

Đọc thông tin trong bài và nêu chức năng của phân tử DNA.

Trả lời:

Chức năng của phân tử DNA là lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 4

Người ta thường xác định danh tính tội phạm dựa trên dấu vết ở hiện trường vụ án bằng cách nào?

Tham khảo thêm:   Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số Mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 4

Trả lời:

Mỗi người có một tỉ lệ nhất định trình tự nucleotide trên DNA, do đó, người ta có thể tiến hành phân tích trình tự nucleotide trên DNA được thu nhận từ các mẫu da, tóc, máu,.. ở hiện trường vụ án và so sánh với trình tự nucleotide trên DNA của các đối tượng tình nghi để xác định danh tính tội phạm.

Câu 5

Phân biệt chức năng các loại phân tử RNA

Trả lời:

Các loại RNA Chức năng
mRNA Chứa thông tin di truyền tổng hợp protein
tRNA Vận chuyển amino acid đến ribosome và thực hiện quá trình tổng hợp protein
rRNA Tham gia cấu tạo nên ribosome

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 37 – Vận dụng

Tại sao cùng là loài người nhưng những nhóm cư dân ở các khu vực địa lí khác nhau như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi lại có những đặc điểm đặc trưng khác biệt?

Trả lời:

Gene quy định tính trạng. Bên cạnh khả năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền giúp các nhóm cư dân ở các khu vực địa lí khác nhau đều được thừa hưởng một vốn gene đặc trưng cho loài người, gene còn có khả năng tạo ra những tổ hợp biến dị phong phú nhờ quá trình đột biến hay sinh sản. Do sống ở những khu vực địa lí khác nhau nên điều kiện tự nhiên tác động chọn lọc và giữ lại những tổ hợp biến dị thích nghi theo các hướng khác nhau (phù hợp với từng môi trường sống). Kết quả dẫn đến mặc dù cùng là loài người nhưng những nhóm cư dân ở các khu vực địa lí khác nhau như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi lại có những đặc điểm đặc trưng khác biệt.

Tham khảo thêm:   TOP game RPG thế giới mở hay không kém Elden Ring

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 157, 158, 159, 160 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *