Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 34: Từ gene đến tính trạng Giải KHTN 9 Cánh diều trang 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 34: Từ gene đến tính trạng giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 34 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 34 Chủ đề 11: Di truyền – Phần 4: Vật sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 34 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Quan sát hình 34.1:

Từ gene đến tính trạng

a) Nêu kết quả của quá trình tái bản.

b) Chỉ ra chi tiết thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn.

Trả lời:

a) Kết quả của quá trình tái bản: Một phân tử DNA mẹ qua quá trình tái bản tạo ra hai phân tử DNA con giống nhau và giống phân tử DNA mẹ.

b) Chi tiết thể hiện DNA tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi một phân tử DNA con được tạo ra đều chứa một mạch của phân tử DNA mẹ và một mạch mới tổng hợp.

Câu 2

Quan sát hình 34.2, cho biết:

Từ gene đến tính trạng

a) Mạch mới được tổng hợp theo chiều nào?

b) Mô tả quá trình tái bản DNA.

Trả lời:

a) Mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’.

b) Mô tả quá trình tái bản DNA: Quá trình tái bản DNA diễn ra qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Tháo xoắn, phá vỡ liên kết hydrogen để tách hai mạch của phân tử DNA với sự tham gia của enzyme tháo xoắn.

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 7: Tham gia hoạt động thiện nguyện Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 43 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

– Giai đoạn 2: Enzyme DNA polymerase thực hiện gắn các nucleotide tự do trong môi trường tế bào liên kết với các nucleotide trên mỗi mạch khuôn của DNA theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen) để kéo dài mạch DNA mới theo chiều 5’ – 3’.

– Giai đoạn 3: Khi các chạc tái bản trên phân tử DNA gặp nhau, quá trình tái bản hoàn thành. Hai mạch đơn gồm một mạch mới tổng hợp và một mạch khuôn xoắn trở lại với nhau, tạo ra hai phân tử DNA mới giống như phân tử DNA ban đầu.

Câu 3

Quan sát hình 34.3:

Từ gene đến tính trạng

a) Cho biết sản phẩm quá trình phiên mã.

b) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình phiên mã?

c) Xác định chiều tổng hợp của mạch RNA.

Trả lời:

a) Sản phẩm quá trình phiên mã là các phân tử RNA, nếu RNA tạo ra là mRNA thì phân tử này được sử dụng để tổng hợp chuỗi polypeptide.

b) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình phiên mã: Enzyme RNA polymerase thực hiện gắn các nucleotide trong môi trường nội bào để tạo nên mạch RNA dựa trên mạch khuôn của gene (mạch 3’ – 5’) theo nguyên tắc bổ sung (A gene liên kết với U tự do, T gene liên kết với A tự do, G gene liên kết với C tự do và C gene liên kết với G tự do).

c) Chiều tổng hợp của mạch RNA: Mạch RNA được tổng hợp theo chiều 5’ – 3’.

Câu 4

Phân tử mRNA được cấu tạo từ 4 loại nucleotide. Các nucleotide đứng riêng hoặc liền kề nhau có thể tạo nên một bộ mã di truyền quy định một amino acid. Biết các sinh vật đều cần khoảng 20 loại amino acid để cấu tạo nên protein. Hãy xác định số lượng bộ mã di truyền trong các trường hợp trong bảng 34.1.

Bảng 34.1. Mã di truyền được tạo ra trong một số trường hợp

Giả sử mã di truyền gồm Số lượng bộ mã được tạo ra
1 nucleotide ?
2 nucleotide ?
3 nucleotide ?
4 nucleotide ?

Trả lời:

Bảng 34.1. Mã di truyền được tạo ra trong một số trường hợp

Tham khảo thêm:   Bài dự thi những tấm gương tâm huyết sáng tạo học theo lời Bác năm 2023 Những tấm gương làm theo lời Bác (7 mẫu)
Giả sử mã di truyền gồm Số lượng bộ mã được tạo ra
1 nucleotide 41 = 4
2 nucleotide 42 = 16
3 nucleotide 43 = 64
4 nucleotide 44 = 256

Câu 5

Quan sát hình 34.4, nêu ví dụ cho thấy nhiều bộ ba cùng mã hoá cho một amino acid.

Từ gene đến tính trạng

Trả lời:

Ví dụ cho thấy nhiều bộ ba cùng mã hoá cho một amino acid:

– 2 bộ UUU và UUC cùng mã hóa cho amino acid là phenylalanine (Phe).

– 3 bộ ba AUU, AUC, AUA cùng mã hóa cho amino acid là isoleucine (Ile).

– 4 bộ ba GUU, GUC, GUA, GUG cùng mã hóa cho amino acid là valine (Val).

Câu 6

Quan sát hình 34.5, cho biết:

Từ gene đến tính trạng

a) Những thành phần nào tham gia vào quá trình dịch mã?

b) Phân tử tRNA có vai trò gì trong quá trình dịch mã?

c) Sản phẩm của quá trình dịch mã là gì?

Trả lời:

a) Những thành phần tham gia vào quá trình dịch mã: mRNA, amino acid tự do, tRNA, ribosome.

b) Vai trò của phân tử tRNA trong quá trình dịch mã: tRNA thực hiện chức năng “phiên dịch” mã di truyền trên mRNA (vận chuyển đúng loại amino acid tương ứng với bộ ba trên mRNA quy định).

c) Sản phẩm của quá trình dịch mã là chuỗi polypeptide, chuỗi polypeptide sau đó được biến đổi thành protein thực hiện chức năng.

Câu 7

Dựa vào hình 34.6, phân tích mối quan hệ của DNA và tính trạng.

Từ gene đến tính trạng

Trả lời:

Phân tích mối quan hệ của DNA và tính trạng:

– Trong quá trình phiên mã, trình tự các nucleotide trên mạch đơn của gene (DNA) quy định trình tự các nucleotide trên mRNA.

– Trong quá trình dịch mã, trình tự các nucleotide trên mRNA quy định trình tự amino acid trên chuỗi polypeptide.

– Chuỗi polypeptide hoàn thiện cấu trúc hình thành nên phân tử protein thực hiện chức năng, từ đó biểu hiện ra tính trạng.

→ Như vậy, trong tế bào, gene (DNA) quy định tính trạng nhưng không trực tiếp hình thành tính trạng mà phải thông qua cơ chế phiên mã từ DNA sang mRNA, dịch mã từ mRNA sang chuỗi polypeptide.

Câu 8

Quan sát hình 34.7, cho biết:

Từ gene đến tính trạng

a) Đột biến gene xảy ra ở vị trí nào? Nó làm thay trình tự chuỗi polypeptide như thế nào?

Tham khảo thêm:   Bảng lương tối thiểu vùng 2022 Mức lương tối thiểu vùng từ 01/07/2022

b) Hồng cầu hình liềm có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ con người?

Trả lời:

a) – Đột biến gene xảy ra ở vị trí cặp nucleotide thứ 2 của bộ ba quy định amino acid thứ 6 trên gene quy định tổng hợp chuỗi β-hemoglobin.

– Đột biến trên đã làm thay đổi một amino acid ở vị trí thứ 6 của chuỗi polypeptide (thay thế amino acid Glu thành Val).

b) Hồng cầu hình liềm làm xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể như thể lực giảm, tiêu huyết, suy tim, tổn thương não, lách bị tổn thương, rối loạn tâm thần, liệt,…

Câu 9

Xác định mỗi trường hợp (a, b, c) ở hình 34.8 là dạng đột biến nào sau đây: mất một cặp nucleotide, thay thế một cặp nucleotide, thêm một cặp nucleotide.

Từ gene đến tính trạng

Trả lời:

(a) – Mất một cặp nucleotide (mất cặp A – T).

(b) – Thêm một cặp nucleotide (thêm cặp T – A).

(c) – Thay thế một cặp nucleotide (thay thế cặp A – T bằng cặp C – G).

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 34 – Luyện tập

Luyện tập 1

Nêu ý nghĩa của quá trình tái bản DNA.

Trả lời:

Ý nghĩa của quá trình tái bản DNA: Quá trình tái bản DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA trước mỗi lần phân bào, giúp truyền đạt thông tin di truyền cho cho thế hệ tế bào con một cách chính xác. Như vậy, tái bản DNA đảm bảo tính ổn định về vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Luyện tập 2

Nêu cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài.

Trả lời:

Cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài chính là sự đa dạng về gene:

– Các gene khác nhau có số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp nucleotide khác nhau quy định các tính trạng khác nhau.

– Ngoài ra, khi xem xét trong phạm vi một gene, nếu trình tự nucleotide của gene bị thay đổi có thể tạo ra trình tự amino acid mới, từ đó có thể hình thành kiểu hình mới của tính trạng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 34: Từ gene đến tính trạng Giải KHTN 9 Cánh diều trang 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *