Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 32: Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu Giải KHTN 9 Cánh diều trang 154, 155, 156, 157, 158 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 32: Nguồn carbon, chu trình carbon, sự ấm lên toàn cầu giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 154, 155, 156, 157, 158.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 32 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 32 Chủ đề 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất – Phần 3: Trái đất và bầu trời cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 32 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Trong hạt đậu nành, nguyên tố carbon tồn tại chủ yếu trong các hợp chất vô cơ hay các hợp chất hữu cơ?

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT Đơn xin cấp lại hoặc đổi thẻ bảo hiểm y tế

Trả lời:

Trong hạt đậu nành, nguyên tố carbon tồn tại chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ.

Câu 2

Cho bảng sau:

Bảng 32.1. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 gam một số chất

Chất (1 gam) Lượng nhiệt tỏa ra (kJ)
Butane 49,5
Than 15,0 – 27,0
Methane 55,5
Hydrogen 141,8

a) Xếp các chất thành dãy theo chiều giảm dần nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 gam mỗi chất.

b) Chỉ ra lợi ích khi dùng hydrogen làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu hoá thạch.

Trả lời:

a) Dãy các chất theo chiều giảm dần nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 gam mỗi chất là: Hydrogen, methane, butane, than.

b) Khi dùng hydrogen làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu hóa thạch thì lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy cao hơn, không thải khí độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Câu 3

Từ hình 32.3, hãy chỉ ra:

a) Tên gọi các quá trình hấp thụ khí CO2 từ bầu khí quyển.

b) Tên gọi các quá trình phát thải khí CO2 trở lại bầu khí quyển.

c) Quá trình hợp chất của carbon trong thực vật chuyển thành CO2 phát thải vào bầu khí quyển.

Nguồn carbon, chu trình carbon, sự ấm lên toàn cầu

Trả lời:

a) Các quá trình hấp thụ khí CO2 từ bầu khí quyển là:

  • Quá trình quang hợp.
  • Quá trình òa tan khí CO2 trong nước.

b) Các quá trình phát thải khí CO2 trở lại bầu khí quyển là:

  • Quá trình hô hấp của động vật.
  • Quá trình đốt nhiên liệu, nung muối carbonate.
Tham khảo thêm:   LMHT: Kỹ năng mới của Galio sau khi làm lại

c) Quá trình hợp chất của carbon trong thực vật chuyển thành CO2 phát thải vào bầu khí quyển là:

  • Quá trình hô hấp của thực vật.
  • Quá trình đốt cháy thực vật (cháy rừng).

Câu 4

a) Khi CO2 đi vào đại dương, nguyên tố carbon dần sẽ là thành phần của các tài nguyên nào?

b) Từ các tài nguyên đó, quá trình nào của con người đã phát thải carbon trở lại khí quyển dưới dạng khí CO2?

Trả lời:

a) Khi CO2 đi vào đại dương, nguyên tố carbon dần sẽ là thành phần của các muối carbonate, nhiên liệu hóa thạch.

b) Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của con người đã phát thải carbon trở lại khí quyển dưới dạng khí CO2.

Câu 5

Vì sao sử dụng phương tiện giao thông công cộng (hình 32.5) lại góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính?

Nguồn carbon, chu trình carbon, sự ấm lên toàn cầu

Trả lời:

Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng lại góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính vì khi đó sẽ giảm thiểu được số lượng phương tiện giao thông cá nhân từ đó giảm được nguồn nhiên liệu (xăng, dầu) sử dụng và giảm được khí thải từ các phương tiện giao thông.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 32 – Luyện tập

Luyện tập 1

Vì sao khi đốt than trong phòng kín để sưởi ấm thì con người có thể bị ngộ độc và tử vong?

Trả lời:

Khi đốt than trong phòng kín tức là đốt than trong điều kiện thiếu khí oxygen sẽ sinh ra khí cực độc là CO. Vì vậy, khi đốt than trong phòng kín để sưởi ấm thì con người có thể bị ngộ độc và tử vong.

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 68/NQ-CP Chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19

Luyện tập 2

Từ chu trình carbon, hãy đề xuất những việc cần làm để hạn chế sự gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí.

Trả lời:

Việc cần làm để hạn chế sự gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí là:

  • Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
  • Khi nung các muối carbonate cần thu hồi, xử lí khí thải sinh ra.
  • Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 32: Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu Giải KHTN 9 Cánh diều trang 154, 155, 156, 157, 158 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *