Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 31: Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 135, 136, 137 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 31: Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 135, 136, 137.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 31 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 31 – Chủ đề 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 31 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Lấy ví dụ một số hợp chất chứa oxygen có trong vỏ Trái Đất.

Tham khảo thêm:   Thông tư 06/2021/TT-BCT Quy định về thực hiện giá bán điện

Trả lời:

Một số hợp chất chứa oxygen trong vỏ Trái Đất là CaCO3, SiO2, Al2O3, Na2CO3, Fe­2O3, …

Câu 2

Quan sát Hình 31.1, hãy kể tên các nguyên tố trong vỏ Trái Đất và cho biết kim loại nào chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất?

Hình 31.1

Trả lời:

Các nguyên tố có trong vỏ Trái Đất là oxygen, silicon, nhôm, sắt, calcium, sodium, magnesium, potassium, … Trong đó, kim loại nhôm chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất.

Câu 3

Hãy cho biết các dạng chất chủ yếu có trong vỏ Trái Đất có thể chia thành những dạng nào. Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

Trong vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học tồn tại chủ yếu ở dạng các hợp chất như oxide, muối và một số ít đơn chất kim loại, phi kim.

Ví dụ: mỏ muối (thành phần chính là NaCl), quặng bauxite (thành phần chính là Al2O3), quặng chứa vàng, …

Câu 4

Theo em, việc khai thác tài nguyên khoáng sản ở vỏ Trái Đất đem lại lợi ích gì cho con người. Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

– Việc khai thác tài nguyên trong vỏ Trái Đất mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội cho con người.

+ Việc khai thác dầu mỏ, khí đốt, than đá,… nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đời sống và sản xuất, thúc đẩy kinh tế.

+ Khai thác các nguồn nguyên liệu kim loại, khoáng sản,… đáp ứng nhu cầu vật liệu cho sản xuất, xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học

Câu 5

Vì sao việc tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên lại phục vụ cho sự phát triển bền vững?

Trả lời:

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững chúng ta nên tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên, sử dụng vật liệu tái chế, … nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Ví dụ, việc tiết kiệm điện năng giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc sử dụng vật liệu tái chế giúp tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu lượng rác thải, bảo vệ môi trường.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 31 – Vận dụng

Là học sinh, em có những hành động gì để góp phần tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản cho đất nước?

Trả lời:

Là học sinh, em có những hành động để góp phần tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản cho đất nước như:

  • Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
  • Tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
  • Sử dụng vật liệu tái chế.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 31: Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 135, 136, 137 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Vật lý lớp 12 vòng 2 năm 2016 - 2017 Đề thi giải Lý trên mạng lớp 12

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *