Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 30: Polymer Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 128, 129, 130, 131, 132 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 30: Polymer giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 128, 129, 130, 131, 132.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 30 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 30 – Chủ đề 9: Lipid – Carbohydrate – Protein, Polymer cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 30 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên gọi là gì? Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng bao nhiêu amu?

Trả lời:

– Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên gọi là monomer.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Giáo dục công dân 8 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình GDCD 8 năm 2023 - 2024

– Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng 28 amu. (mắt xích: – CH2 – CH2 -)

Câu 2

Tinh bột và cellulose thuộc loại polymer gì?

Trả lời:

Tinh bột và cellulose đều thuộc polymer thiên nhiên.

Câu 3

Áo mưa, vỏ bút bi, bao tay,… thường được làm từ loại vật liệu polymer. Theo em, chúng thuộc loại polymer gì?

Trả lời:

Áo mưa, vỏ bút bi, bao tay,… thường được làm từ loại vật liệu polymer tổng hợp.

Câu 4

Công thức cấu tạo của các monomer tạo thành PE và PP có chung đặc điểm gì?

Trả lời:

– Monomer tạo thành PE là CH2 = CH2. Monomer tạo thành PP là CH2 = CH – CH3.

→ Trong phân tử các monomer này đều có 1 liên kết đôi C = C.

Câu 5

Em hãy cho biết vì sao vật liệu làm bằng chất dẻo được dùng nhiều trong đời sống và sản xuất.

Trả lời:

Vật liệu làm bằng chất dẻo được dùng nhiều trong đời sống và sản xuất vì nó bền, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không thấm nước, …

Câu 6

So với các vật liệu kim loại, gỗ, thuỷ tinh thì chất dẻo có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Trả lời:

* Ưu điểm

  • Bền, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không thấm nước, …
  • Sản xuất với đa dạng mẫu mã

* Nhược điểm

  • Dễ bắt lửa
  • Độ chịu lực có giới hạn

Câu 7

Ngoài các vật dụng ở Hình 30.5, em hãy cho biết thêm một số vật dụng bằng cao su thường gặp.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Devious Lick Simulator và cách nhập

Hình 30.5

Trả lời:

Một số vật dụng bằng cao su thường gặp như săm xe, gioăng cao su, bi cao su, màng bơm cao su, ống cao su, …

Câu 8

Hãy cho biết cách bảo quản đồ dùng làm từ cao su.

Trả lời:

Cách bảo quản đồ dùng bằng cao su: Không bảo quản đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, gần những hóa chất ăn mòn, …

Câu 9

Hãy kể tên một số vật dụng trong đời sống được làm bằng tơ.
Trả lời:

Một số vận dụng trong đời sống được làm bằng tơ như quần áo, vải lót săm lốp xe, bít tất, lưới, dây cáp, …

Câu 10

Kể tên một số vật dụng trong đời sống được làm bằng vật liệu composite.

Trả lời:

Một số vật dụng trong đời sống được làm bằng vật liệu composite như vỏ ca nô, vải làm bằng sợi thủy tinh, bồn chứa dung dịch acid, bồn chứa dung dịch kiềm (sử dụng epoxy), …

Câu 11

Em hãy liệt kê một số vật dụng trong đời sống được sản xuất từ PE.

Trả lời:

Một số vật dụng trong đời sống được sản xuất từ PE là các loại bao bì màng, túi nhựa, vỏ bọc dây đồng, rổ, giá, thùng gạo, thùng rác, chai, lọ, cốc, …

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 30 – Vận dụng

Vận dụng trang 130

Trên vật dụng làm bằng chất dẻo thường có các kí hiệu như hình bên. Tìm hiểu tài liệu học tập, em hãy giải thích các kí hiệu này.

Tham khảo thêm:   Tập gõ 10 ngón siêu nhanh với Mario Teaches Typing

Vận dụng

Trả lời:

Vận dụng

Vận dụng trang 132

Quan sát Hình 30.8, em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về ô nhiễm môi trường và cách hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải polymer.

Vận dụng

Trả lời:

Ô nhiễm môi trường do rác thải polymer là một thách thức đáng lo ngại. Chúng ta đều biết, rác thải có nguồn gốc từ nhựa đều mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Thông thường, một chiếc chai lọ hay ống hút nhựa hoặc túi nylon nếu sử dụng bằng biện pháp chôn lấp thì phải mất đến hàng trăm năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Điều này gây hại cho môi trường sống của con người rất nhiều. Rác thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Để giảm thiểu tác động tiêu cực này, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức khi sử dụng đồ nhựa. Chúng ta cần hạn chế sử dụng đồ dùng bằng nhựa, thay vào đó chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường. Cần chú trọng hơn trong việc phân loại và tái chế rác thải nhựa. Mỗi chúng ta cùng chung tay, góp một phần nhỏ để bảo vệ môi trường và hệ sinh thái cho thế hệ tương lai.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 30: Polymer Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 128, 129, 130, 131, 132 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *