Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 15, 16, 17 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 9 Bài 2: Động năng, Thế năng giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9Kết nối tri thức với cuộc sống trang 15, 16, 17.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 Chương I: Năng lượng cơ học SGK Khoa học Tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mục Lục Bài Viết

I. Động năng

Câu hỏi 1: Động năng của một xe ô tô thay đổi như thế nào nếu tốc độ của xe tăng gấp đôi?

Lời giải:

Động năng của xe ô tô sẽ tăng lên 4 lần nếu tốc độ của xe tăng gấp đôi vì động năng tỉ lệ với bình phương của vận tốc W_d=frac{1}{2}mv^2

Câu hỏi 2: Tính động năng của quả bóng đá có khối lượng m = 0,45 kg, đang bay với tốc độ v = 10 m/s.

Lời giải:

Động năng của quả bóng là:

W_d=frac{1}{2}mv^2=frac{1}{2}.0,45.10^2=22,5J

Câu hỏi 3: Trả lời câu hỏi ở phần mở bài.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Không trọn vẹn nữa

Lời giải:

Khi chơi xích đu, động năng của người chơi tăng trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O vì vận tốc của xích đu tăng khi chuyển động từ A đến O.

II. Thế năng

Câu hỏi 1: So sánh thế năng trọng trường của hai vật ở cùng một độ cao so với gốc thế năng, biết khối lượng của vật thứ nhất gấp 3 lần khối lượng của vật thứ hai?

Lời giải:

Thế năng trọng trường được xác định bởi công thức: Wt = P.h = m.g.h

Thế năng tỉ lệ thuận với khối lượng và độ cao của vật so với gốc thế năng vì thế nếu ở cùng độ cao nhưng khối lượng vật A gấp 3 lần khối lượng vật B thì thế năng trọng trường của vật A lớn hơn vật B 3 lần

Câu hỏi 2: Một công nhân vác một bao xi măng có trọng lượng 500N trên vai, đứng trên sân thượng tòa nhà cao 20m so với mặt đất. Độ cao của bao xi măng so với mặt sân thượng là 1,4 m. Tính thế năng trọng trường của bao xi măng trong hai trường hợp sau:

a) Chọn gốc thế năng tại mặt sân thượng tòa nhà.

b) Chọn gốc thế năng tại mặt đất

Lời giải:

a) Chọn mốc thế năng tại mặt sân thượng tòa nhà

Độ cao của bao xi măng so với mặt sân thượng là 1,4 m

Thế năng trọng trường của bao xi măng là: Wt = P.h = 500.1,4 = 700 J

Tham khảo thêm:   Các bước đơn giản quyết toán thuế

b) Chọn gốc thế năng tại mặt đất

Độ cao của bao xi măng so với mặt đất là: h’ = 20 + 1,4 = 21,4 m

Thế năng trọng trường của bao xi măng là: Wt = P.h = 500.21,4 = 10 700 J

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 2: Động năng. Thế năng Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 15, 16, 17 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *