Giải bài tập KHTN 9 Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 85, 86, 87.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 19 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 19 – Chủ đề 6: Kim loại, sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 19 – Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Em hãy nêu một số ứng dụng của than chì trong đời sống.
Trả lời:
Một số ứng dụng của than chì:
+ Làm điện cực trong pin;
+ Sản xuất ruột bút chì;
+ Sản xuất lõi lọc nước …
Câu 2
Em hãy liệt kê một số ứng dụng của lưu huỳnh trong cuộc sống.
Trả lời:
Một số ứng dụng của lưu huỳnh trong cuộc sống: nguyên liệu sản xuất sulfuric acid, lưu hoá cao su,…
Câu 3
Em hãy nêu một số ứng dụng của chlorine trong đời sống.
Trả lời:
Một số ứng dụng của chlorine trong đời sống: sản xuất hoá chất tẩy rửa, nhựa PVC …
Câu 4
Lấy ví dụ minh hoạ cho sự khác nhau về tính chất giữa kim loại và phi kim.
Trả lời:
* Sự khác nhau về tính chất vật lí:
– Trong khi các kim loại dẫn điện tốt thì phi kim thường không dẫn điện.
Ví dụ: Các phi kim thường không dẫn điện, silicon tinh khiết là chất bán dẫn, than chì có tính dẫn điện nhưng yếu hơn kim loại.
– Phần lớn các phi kim có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.
Ví dụ:
Đơn chất phi kim |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) |
Nhiệt độ sôi (oC) |
Đơn chất kim loại |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) |
Nhiệt độ sôi (oC) |
Oxygen |
-218,4 |
-183,0 |
Nhôm |
660,3 |
2 518,0 |
Chlorine |
-101,5 |
-34,7 |
Sắt |
1 535,0 |
2 861,0 |
Lưu huỳnh |
106,8 |
444,7 |
Đồng |
1 084,6 |
2 561,5 |
– Phần lớn các phi kim có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại.
Ví dụ:
– Khối lượng riêng của lưu huỳnh là 2,07 gam/cm3; khối lượng riêng của phosphorus là 1,82 gam/cm3.
– Khối lượng riêng của kim loại sắt là 7,87 gam/cm3; khối lượng riêng của kim loại vàng là 19,29 gam/cm3.
* Sự khác nhau về tính chất hoá học:
– Trong phản ứng hoá học, các kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương, còn các phi kim dễ nhận electron để tạo ion âm.
Ví dụ: Trong phản ứng giữa Na và Cl2 tạo NaCl:
Na → Na+ + 1e;
Cl + 1e → Cl−
– Kim loại tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide base, trong khi đó phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide acid.
Ví dụ:
S + O2 SO2 (oxide acid)
2Cu + O2 2CuO (oxide base)
Câu 5
Hãy tìm ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện.
Trả lời:
Ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện: Than chì được sử dụng làm điện cực trong pin.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 19 – Luyện tập
Luyện tập 1
Viết phương trình hoá học minh hoạ cho phản ứng giữa oxygen với:
a) kim loại;
b) phi kim.
Trả lời:
a) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với kim loại:
3Fe + 2O2 Fe3O4
2Mg + O2 2MgO
b) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với phi kim:
C + O2 CO2
S + O2 SO2
Luyện tập 2
Sản phẩm tạo thành từ các phản ứng trên thuộc loại hợp chất nào đã học?
Trả lời:
a) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với kim loại:
3Fe + 2O2 Fe3O4
2Mg + O2 2MgO
Sản phẩm tạo thành của các phản ứng này là oxide base.
b) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với phi kim:
C + O2 CO2
S + O2 SO2
Sản phẩm tạo thành của các phản ứng này là oxide acid.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 85, 86, 87 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.