Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại Giải KHTN 9 Cánh diều trang 92, 93, 94, 95 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 92, 93, 94, 95.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 18 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 18 Chủ đề 6: Kim loại – Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 18 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Kể tên hai đơn chất phi kim ở thể khí và nêu ứng dụng của chúng.

Trả lời:

Hai đơn chất phi kim ở thể khí: oxygen (O2) và chlorine (Cl2).

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ôn tập trang 130 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 30 sách Chân trời sáng tạo tập 1

+ Oxygen duy trì sự cháy và sự hô hấp.

+ Chlorine dùng để xử lí nước sinh hoạt, sản xuất các chất tẩy rửa, sản xuất nhựa PVC …

Câu 2

Lập bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim.

Trả lời:

Bảng so sánh những điểm khác nhau về tính chất vật lí của kim loại và phi kim:

Một số tính chất

Kim loại

Phi kim

Trạng thái (thể)

Thể rắn ở điều kiện thường (trừ thuỷ ngân).

Ở điều kiện thường tồn tại ở cả ba thể: rắn, lỏng, khí.

Tính dẫn điện

Dẫn điện tốt

Thường không dẫn điện

Tính dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt tốt

Thường dẫn nhiệt kém

Tính ánh kim

Có ánh kim

Không có ánh kim

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi

Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. Ở nhiệt độ phòng các kim loại tồn tại ở trạng thái rắn (trừ thuỷ ngân ở thể lỏng), còn phi kim có thể tồn tại ở cả thể rắn, lỏng hoặc khí.

Khối lượng riêng

Kim loại thường có khối lượng riêng lớn, phần lớn là các kim loại nặng.

Phi kim ở thể rắn thường có khối lượng riêng nhỏ.

Câu 3

Cho phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl

a) Viết quá trình cho và nhận electron của phản ứng trên.

b) Cho biết loại liên kết hóa học trong phân tử NaCl.

Tham khảo thêm:   Mẫu C6-04/KB: Phiếu điều chỉnh dự toán Ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC

Trả lời:

a) Quá trình cho electron: Na → Na++ 1e

Quá trình nhận electron: Cl + 1e → Cl

b) Liên kết hoá học trong phân tử NaCl là liên kết ion

Câu 4

Lấy hai ví dụ minh hoạ cho sự khác nhau giữa tính chất hoá học của kim loại và phi kim.

Trả lời:

Kim loại phản ứng được với oxygen thường tạo thành oxide base. Ví dụ:

3Fe + 2O2overset{to}{rightarrow} Fe3O4 (oxide base)

Phi kim tác dụng với oxygen thường tạo ra oxide acid. Ví dụ:

C + O2overset{to}{rightarrow} CO2 (oxide acid)

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 18 – Luyện tập

Luyện tập 1

Dựa vào các thông tin trong bảng 18.2:

a) So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các nguyên tố kim loại và phi kim trong bảng.

b) Cho biết ở điều kiện chuẩn, các nguyên tố trong bảng tồn tại ở thể nào. Vì sao?

Trả lời:

a) Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao trong khi phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

b) Ở điều kiện chuẩn, các kim loại nhôm, sắt, đồng, vàng và các phi kim lưu huỳnh (sulfur), phosphorus tồn tại ở thể rắn do có nhiệt độ sôi cao.

Ở điều kiện chuẩn các phi kim oxygen, chlorine tồn tại ở thể khí do có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp (dưới 0oC).

Luyện tập 2

Cho các vật thể sau: đinh sắt, dây đồng, mẩu than đá, mẩu ruột bút chì. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dùng búa đập lên bề mặt các vật thể đó. Giải thích.

Tham khảo thêm:   Diablo 4: Hướng dẫn nâng cấp độc dược

Trả lời:

Hiện tượng:

+ Khi dùng búa để đập lên bề mặt đinh sắt, dây đồng thấy đinh sắt và dây đồng có thể bị dát mỏng. Do sắt và đồng là kim loại nên có tính dẻo, dễ bị dát mỏng.

+ Khi dùng búa đập lên bề mặt mẩu than đá, mẩu ruột bút chì thấy mẩu than đá và mẩu ruột bút chì bị vỡ vụn. Do than đá hay mẩu ruột bút chì là phi kim, không có tính dẻo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại Giải KHTN 9 Cánh diều trang 92, 93, 94, 95 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *