Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 17: Tách kim loại. Sử dụng hợp kim Giải KHTN 9 Cánh diều trang 86, 87, 88, 89, 90, 91 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 17: Tách kim loại, sử dụng hợp kim giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 86, 87, 88, 89, 90, 91.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 17 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 17 Chủ đề 6: Kim loại – Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 17 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Pha trộn bột mịn của Al và Mg với nhau có thu được hợp kim không? Giải thích.

Trả lời:

Pha trộn bột mịn của Al và Mg với nhau ta thu được hỗn hợp bột kim loại, không thu được hợp kim. Do sau quá trình trộn, hỗn hợp thu được chưa có sự biến đổi cấu trúc tinh thể, tính chất …so với ban đầu.

Tham khảo thêm:   Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL Hướng dẫn xếp lương viên chức ngành văn hóa cơ sở

Câu 2

Trong quá trình sản xuất gang, phương pháp nào đã được sử dụng để tách kim loại ra khỏi oxide?

Trả lời:

Trong quá trình sản xuất gang, phương pháp nhiệt luyện đã được sử dụng để tách kim loại ra khỏi oxide.

Fe2O3 + 3CO overset{to}{rightarrow} 2Fe + 3CO2

Câu 3

Phản ứng C + O 2overset{to}{rightarrow} CO 2 đóng vai trò gì trong quá trình sản xuất thép từ gang.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 17 – Luyện tập

Luyện tập 1

Viết phương trình hoá học của phản ứng điện phân nóng chảy sodium chloride để thu được kim loại natri và khí chlorine.

Trả lời:

2NaCl overset{đpnc}{rightarrow} 2Na + Cl2

Luyện tập 2

Ở ví dụ 2, phản ứng tạo ra kim loại sắt ở trạng thái (thể) nào? Biết rằng nhiệt độ thực hiện phản ứng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của sắt.

Trả lời:

Ở ví dụ 2, phản ứng tạo ra kim loại sắt ở trạng thái lỏng. Do nhiệt độ thực hiện phản ứng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của sắt.

Luyện tập 3

Trong ví dụ 3, kẽm thu được ở trạng thái hơi do nhiệt độ thực hiện phản ứng cao hơn nhiệt độ hoá hơi của kẽm. Làm thế nào để chuyển kẽm ở trạng thái hơi về trạng thái rắn.

Trả lời:

Để chuyển kẽm từ trạng thái hơi về trạng thái rắn người ta đưa kẽm hơi qua các giàn ngưng (giảm nhiệt độ).

Luyện tập 4

Theo em, vì sao người ta không dùng kim loại nhôm để chế tạo ổ khoá và chìa khoá?

Tham khảo thêm:   Viết bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở Tả cây cối lớp 4

Luyện tập 4

Trả lời:

Do kim loại nhôm có tính dẻo cao, dễ uốn cong, dễ dát mỏng, có thể cắt dễ dàng bằng kìm cắt kim loại … do đó người ta không dùng kim loại nhôm để chế tạo ổ khoá và chìa khoá.

Luyện tập 5

Dựa vào sơ đồ lò nấu gang ở hình 17.5 và các giai đoạn phản ứng diễn ra trong quá trình luyện gang, hãy cho biết thành phần của khí thoát ra khỏi lò.

Luyện tập 5

Trả lời:

Do không khí nóng được thổi từ dưới lên, nên thành phần khí thoát ra khỏi lò gồm có: N2; CO2; CO; SO2 … (Trong đó N2 có trong không khí, CO2, CO, SO2 sinh ra trong quá trình đốt cháy than và quá trình luyện gang).

Luyện tập 6

Kể tên một số loại đồ dùng được làm từ thép, inox, duralumin.

Trả lời:

– Một số đồ dùng làm từ thép: khung biển quảng cáo, kéo cắt kim loại, kìm điện …

– Một số đồ dùng làm từ inox: nồi, đũa, dao …

– Một số đồ dùng làm từ duralumin: xe đạp (phần khung xe đạp), laptop (phần vỏ laptop) …

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 17: Tách kim loại. Sử dụng hợp kim Giải KHTN 9 Cánh diều trang 86, 87, 88, 89, 90, 91 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Thủ tục tuyển dụng công chức dự bị

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *