Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 16: Dãy hoạt động hóa học Giải KHTN 9 Cánh diều trang 83, 84, 85 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 9 Bài 16: Dãy hoạt động hóa học giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 83, 84, 85.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 16 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 16 Chủ đề 6: Kim loại – Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 16 – Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Kim loại magnesium có phản ứng được với dung dịch muối copper (II) nitrate không? Giải thích.

Trả lời:

Kim loại magnesium có phản ứng được với dung dịch muối copper(II) nitrate. Do magnesium (Mg) hoạt động hoá học mạnh hơn đồng (copper, Cu) nên đẩy được Cu ra khỏi muối.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Toán - Phòng Giáo dục và Đào tạo Cát Tiên, Lâm Đồng (Đề 8) Đề kiểm tra môn Toán

Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu

Câu 2

Calcium phản ứng với nước, vàng không phản ứng với nước. Vậy kim loại nào có mức độ hoạt động hoá học mạnh hơn?

Trả lời:

Calcium phản ứng với nước, vàng không phản ứng với nước. Vậy kim loại calcium hoạt động mạnh hơn kim loại vàng.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 16 – Luyện tập

Luyện tập 1

Các phản ứng dưới đây có xảy ra không? Nếu có hãy hoàn thành phương trình hoá học của phản ứng đó.

a) Fe + HCl →

b) Cu + HCl →

Trả lời:

Chỉ có phản ứng (a) xảy ra.

Phương trình hoá học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Luyện tập 2

Mức độ phản ứng của kim loại với dung dịch H2SO4 loãng tương tự như với dung dịch HCl.

a) Trong hai kim loại Mg và Cu, kim loại nào phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?

b) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Trả lời:

a) Trong hai kim loại Mg và Cu, chỉ có kim loại Mg phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng.

b) Phương trình hoá học:

Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2

Luyện tập 3

Từ các thí nghiệm 1, 2 và 3, hãy sắp xếp các kim loại Mg, Fe, Cu, Ag, Na thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học.

Trả lời:

Thí nghiệm 1 cho thấy: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.

Thí nghiệm 2 cho thấy mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần theo thứ tự: Mg, Fe, Cu.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Một số bài văn tả cảnh (130 mẫu) Tả cảnh lớp 5

Thí nghiệm 3 cho thấy: Na hoạt động hoá học mạnh hơn Mg.

Vậy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học là: Na, Mg, Fe, Cu, Ag.

Luyện tập 4

Dựa vào dãy hoạt động hóa học, hoàn thành các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất dưới đây (nếu có):

a) Zn và dung dịch HCl.

b) Zn và dung dịch MgSO4.

c) Zn và dung dịch CuSO4.

d) Zn và dung dịch FeCl2.

Trả lời:

a) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2;

b) Zn + MgSO4 → không phản ứng;

c) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu;

d) Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 16: Dãy hoạt động hóa học Giải KHTN 9 Cánh diều trang 83, 84, 85 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *