Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 9 Bài 11: Điện trở. Định luật Ohm Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 9 Bài 11: Điện trở, định luật Ohm giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9Kết nối tri thức với cuộc sống trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 11 Chương III: Điện SGK Khoa học Tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Điện trở

Trả lời câu hỏi thứ nhất nêu ở phần mở bài

Lời giải:

Nếu lần lượt thay điện trở trong sơ đồ mạch điện ở hình bên bằng các điện trở khác nhau thì số chỉ của ampe kế có thay đổi

Tham khảo thêm:   Công văn 276/TTg-QHQT Phê duyệt danh mục dự án do Chính phủ Phần Lan tài trợ

II. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế

Hoạt động: Thí nghiệm tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế

Chuẩn bị:

– Nguồn điện một chiều 12 V;

– Một ampe kế và một vôn kế;

– Vật dẫn là một điện trở;

– Công tắc, các dây nối.

Tiến hành:

– Mắc mạch điện theo sơ đồ Hình 11.2.

Điện trở, định luật Ohm

– Đóng khóa K, điều chỉnh biến trở để hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB lần lượt là 0 V, 3 V, 6 V, 9 V, 12 V. Ghi lại số chỉ của ampe kế mỗi lần đo vào vở theo mẫu tương tự Bảng 11.2.

Bảng 11.2

Lần đo U (V) I (A)
1 0 0,0
2 3 0,5
3 6 ?
4 9 1,5
5 12 ?

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét sự thay đổi cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

2. Rút ra mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

3. Hãy dự đoán giá trị của cường độ dòng điện trong các ô còn trống minh họa ở Bảng 11.2.

Lời giải:

1. Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn thì cường độ dòng điện cũng thay đổi

2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn tăng thì cường độ dòng điện cũng tăng và ngược lại

3. Dự đoán giá trị cường độ dòng điện

Tham khảo thêm:   Nghị định số 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Lần đo U (V) I (A)
1 0 0,0
2 3 0,5
3 6 1
4 9 1,5
5 12 2

Hoạt động 1: Chọn trục tung biểu diễn các giá trị của cường độ dòng điện I (A); trục hoành biểu diễn các giá trị của hiệu điện thế U (V) (Hình 11.3). Sử dụng số liệu thu được từ thí nghiệm, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.

Điện trở, định luật Ohm

Lời giải:

Điện trở, định luật Ohm

Hoạt động 2: Nhận xét đồ thị:

– Đồ thị là đường cong hay đường thẳng?

– Đồ thị có đi qua gốc toạ độ không?

Lời giải:

Nhận xét đồ thị:

– Đồ thị là đường thẳng

– Đi qua gốc tọa độ

III. Định luật Ohm

1. Điện trở của đoạn dây dẫn

Từ số liệu thu được ở Bảng 11.2, xác định thương số U/I đối với mỗi lần đo. Có nhận xét gì về giá trị thương số U/I?

Lời giải:

Lần đo U (V) I (A) U/I
1 0 0,0 0
2 3 0,5 6
3 6 1 6
4 9 1,5 6
5 12 2 6

Giá trị thương số U/I không đổi đối với mỗi đoạn dây dẫn

2. Đơn vị điện trở

Câu hỏi 1: Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện đi qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.

Lời giải:

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là:

I=frac{U}{R}⇒U=I.R=0,5.12=6V

Câu hỏi 2: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch là 2 V thì cường độ dòng điện đi qua là 0,4 A. Hỏi hiệu điện thế sẽ phải bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện đi qua đoạn mạch là 0,8 A?

Tham khảo thêm:   Mẫu hóa đơn thu giữ hàng - Tiếng Anh Mẫu mua bán hàng - Tiếng Anh

Lời giải:

I_1=frac{U_1}{R}; I_2=frac{U_2}{R}⇒frac{I_1}{I_2}=frac{U_1}{U_2}⇔frac{0,4}{2}=frac{0,8}{U_2}⇒U_2=4V

IV. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào kích thước và bản chất của dây dẫn

Câu hỏi 1: Có hai đoạn dây dẫn bằng đồng, dây thứ nhất có chiều dài bằng một nửa dây thứ hai, nhưng lại có tiết diện gấp đôi tiết diện của dây thứ hai. So sánh điện trở của hai dây dẫn đó.

Lời giải:

Ta có:

R1=ρfrac{l_1}{S_1}; R2=ρfrac{l_2}{S_2}=ρfrac{2l_1}{frac{S_1}{2}}=4ρfrac{l_1}{S_1}=4R1

Câu hỏi 2: Tính điện trở của một đoạn dây dẫn bằng đồng có chiều dài 150 m, tiết diện là 2 mm2, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 Ωm.

Lời giải:

Điện trở của một đoạn dây dẫn bằng đồng là:

R=ρfrac{l}{S}=1,7.10^{-8}.frac{150}{2.10^{-6}}=1,275Ω

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 11: Điện trở. Định luật Ohm Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *