Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8: Bài tập Chủ đề 6 Giải KHTN 8 Cánh diều trang 127 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài tập Chủ đề 6 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 127.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài tập Chủ đề 6 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài tập Chủ đề 6: Nhiệt – Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Mục Lục Bài Viết

Bài 1

Cùng một vật, vào mùa đông hay mùa hè vật có nội năng lớn hơn? Vì sao?

Trả lời:

Cùng một vật, vào mùa hè vật có nội năng lớn hơn so với nội năng của vật vào mùa đông vì mùa hè nhiệt độ cao hơn nhiều so với mùa đông nên vật nhận năng lượng nhiệt từ môi trường nhiều hơn làm vật cũng nóng lên nhiều hơn, khiến các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn.

Bài 2

Khi một chất khí bị đốt nóng, các phân tử của nó sẽ thu được năng lượng. Giả sử có thể nhìn thấy các phân tử của khí nóng và khí lạnh (ở cùng áp suất), em sẽ thấy sự khác biệt nào trong chuyển động của chúng?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Tổng hợp mở bài truyện ngắn Lão Hạc (20 mẫu) Mở bài Lão Hạc của Nam Cao

Trả lời:

Khi một chất khí bị đốt nóng, các phân tử của nó sẽ thu được năng lượng. Giả sử có thể nhìn thấy các phân tử của khí nóng và khí lạnh (ở cùng áp suất), em sẽ thấy các phân tử của khí nóng chuyển động nhanh hơn, hỗn loạn hơn các phân tử khí lạnh.

Bài 3

Đun ấm nước trên bếp điện. Mô tả và giải thích những quá trình truyền nhiệt xảy ra trong thời gian đun.

Trả lời:

Đun ấm nước trên bếp điện quá trình truyền nhiệt xảy ra trong thời gian đun thông qua hai hình thức đó là dẫn nhiệt và đối lưu.

  • Dẫn nhiệt: Vỏ ấm làm bằng kim loại giúp ấm truyền nhiệt từ đáy ấm lên thân ấm và toàn bộ ấm, đồng thời truyền nhiệt vào nước bên trong ấm (mặc dù nước là chất lỏng dẫn nhiệt kém).
  • Đối lưu: lớp nước ở sát đáy ấm được làm nóng trước, nở ra, có khối lượng riêng nhỏ hơn di chuyển lên phía trên, lớp nước lạnh ở phía trên có khối lượng riêng lớn hơn nên nặng hơn di chuyển xuống phía dưới. Lớp nước này tiếp tục được đáy nồi làm nóng, lại nở ra, di chuyển lên phía trên. Cứ như vậy, tạo thành dòng đối lưu, giúp toàn bộ nước trong ấm được làm nóng đến khi sôi.

Bài 4

Vào những ngày hè nắng nóng, ở trong những ngôi nhà được xây bằng tường mỏng, xung quanh không có cây che, đóng kín cửa sổ ở mọi hướng ta thấy rất nóng. Nếu mở các cửa sổ ở mọi hướng thì ta có thể thấy mát hơn không? Vì sao?

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 7 chuyên đề ôn thi vào lớp 10 Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn toán theo chuyên đề

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8: Bài tập Chủ đề 6 Giải KHTN 8 Cánh diều trang 127 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *