Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 9: Base. Thang pH Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 39, 40, 41, 42, 43 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 9: Base, Thang pH giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 39, 40, 41, 42, 43 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 9 Chương II: Một số hợp chất thông dụng trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Khái niệm

Dựa vào bảng tính tan dưới đây, hãy cho biết những base nào là base không tan và những base nào là base kiềm? Viết công thức hóa học và đọc tên các base có trong bảng.

Bảng tính tan

Trả lời:

– Base không tan và tên gọi tương ứng:

  • Mg(OH)2: magnesium hydroxide.
  • Cu(OH)2: copper(II) hydroxide.
  • Fe(OH)2: iron(II) hydroxide.
  • Fe(OH)3: iron(III) hydroxide.

– Base tan (base kiềm) và tên gọi tương ứng:

  • KOH: potassium hydroxide.
  • NaOH: sodium hydroxide.
  • Ba(OH)2: barium hydroxide.
Tham khảo thêm:   Chỉ thị 18/CT-TTg 2020 Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025

II. Tính chất hóa học

Câu 1: Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.

Trả lời:

Sử dụng giấy quỳ tím để thử:

  • Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là NaOH.
  • Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là HCl.

Câu 2: Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết rằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột.

Trả lời:

Tác dụng của vôi bột là khử chua cho đất. Khi bón vôi bột lên ruộng, vôi bột tác dụng với nước tạo thành Ca(OH)2.

Ca(OH)2 tác dụng với acid có trong đất, khử chua cho đất.

III. Thang pH

Câu 1: Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không.

Trả lời:

Để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không tiến hành như sau: Lấy mẫu đất trồng sau đó hoà mẫu đất trồng vào nước cất được huyền phù. Lọc lấy phần dung dịch rồi đem thử pH bằng máy đo pH hoặc giấy đo pH.

Nếu giá trị pH thu được nhỏ hơn 7 chứng tỏ đất trồng bị chua.

Câu 2: Hãy tìm hiểu và cho biết giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất. Nếu giá trị pH của máu và của dịch vị dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người như thế nào?

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 7: Communication and Culture Soạn Anh 10 trang 83, 84 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trả lời:

– Giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất:

  • Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm vi khoảng 7,35 – 7,45.
  • Dịch vị dạ dày của con người chứa acid HCl với pH dao động khoảng 1,5 – 3,5.
  • Nước mưa bình thường mà chúng ta hay sử dụng có giá trị pH rơi vào khoảng 5,6. Cụ thể hơn, tại thành phố, giá trị pH nước mưa dao động từ 4,67 – 7,5. Và tại các khu công nghiệp, nước mưa có giá trị pH trung bình khoảng 4,72, thường dao động từ 3,8 – 5,3.
  • Đất thích hợp cho trồng trọt có giá trị pH trong khoảng từ 5 – 8.

– Trong cơ thể người, máu và dịch dạ dày … đều có giá trị pH trong một khoảng nhất định. Chỉ số pH trong cơ thể có liên quan đến tình trạng sức khoẻ. Nếu chỉ số pH tăng hoặc giảm đột ngột (ngoài khoảng chuẩn) thì là dấu hiệu ban đầu của bệnh lí.

  • Nếu giá trị pH dạ dày cao hơn khoảng chuẩn sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa khó khăn, các vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi hơn trong hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ gây ra các bệnh đường tiêu hóa … Nếu giá trị pH trong dạ dày thấp hơn khoảng chuẩn sẽ gây ra các vấn đề như đắng miệng, ợ chua, ợ hơi, nóng trong lồng ngực, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…
  • Nếu có pH máu ngoài khoảng chuẩn, có thể bắt đầu gặp các triệu chứng nhất định. Các triệu chứng gặp phải sẽ phụ thuộc vào việc máu có tính acid hơn hay kiềm hơn. Một số triệu chứng nhiễm toan (máu có tính acid) bao gồm: đau đầu; lú lẫn; mệt mỏi; buồn ngủ; ho và khó thở; nhịp tim không đều hoặc tăng; đau bụng; yếu cơ… Các triệu chứng nhiễm kiềm bao gồm: lú lẫn và chóng mặt; run tay; tê hoặc ngứa ran ở bàn chân, bàn tay hoặc mặt; co thắt các cơ; nôn hoặc buồn nôn …
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận xã hội về an toàn giao thông (4 Mẫu) Nghị luận về an toàn giao thông

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 9: Base. Thang pH Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 39, 40, 41, 42, 43 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *