Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 43: Quần xã sinh vật Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 177, 178, 179 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 43: Quần xã sinh vật giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 177, 178, 179.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 43 Chương VIII: Sinh vật và môi trường trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Khái niệm quần xã sinh vật

Câu 1: Kể tên một số quần thể có trong Hình 43.1.

Hình 43.1

Trả lời:

Một số quần thể có trong Hình 43.1: Quần thể hoa sen, quần thể vịt, quần thể rong, quần thể cua, quần thể cá rô phi, quần thể chuồn chuồn, quần thể bướm,…

Câu 2: Lấy thêm ví dụ về quần xã sinh vật và chỉ ra các thành phần quần thể trong quần xã đó.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 561/QĐ-TTG Về việc xuất vắc xin LMLM dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Sơn La phòng, chống dịch bệnh

Trả lời:

Ví dụ về quần xã sinh vật:

– Quần xã sinh vật vùng sa mạc. Gồm các thành phần quần thể như: quần thể xương rồng, quần thể cây bao báp, quần thể thằn lằn,…

– Quần xã sinh vật rừng nhiệt đới. Gồm các thành phần quần thể như: quần thể cây dương xỉ, quần thể cây chuối hột, quần thể rắn hổ mang, quần thể thỏ, quần thể hổ,…

II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Câu hỏi trang 178: Hãy sắp xếp các quần xã trong Hình 43.2 theo thứ tự giảm dần về độ đa dạng. Tại sao lại có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này?

Hình 43.2

Trả lời:

– Thứ tự giảm dần về độ đa dạng của các quần xã trong Hình 43.2: Rừng mưa nhiệt đới → Rừng ôn đới → Đồng cỏ → Sa mạc.

– Có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này chủ yếu là do điều kiện khí hậu khác nhau ở mỗi vùng: Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật nên có độ đa dạng cao. Ngược lại, sa mạc có khí hậu nắng hạn khắc nghiệt dẫn đến có ít loài sinh vật có thể thích nghi để sinh trưởng và phát triển nên có độ đa dạng thấp.

Câu 1 trang 179: Lấy ví dụ về loài ưu thế trong quần xã.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành đọc: Chiều biên giới - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 104 sách Kết nối tri thức tập 1

Trả lời:

Ví dụ về loài ưu thế trong quần xã: Lúa là loài ưu thế trong quần xã ruộng lúa; một số loài như cây Sồi xanh, thành ngạch là loài ưu thế trong quần xã rừng ở Vườn quốc gia Ba Vì,…

Câu 2 trang 179: Cho các loài sinh vật gồm lim xanh, gấu trắng, hổ, lạc đà, lúa nước, đước.

Em hãy xác định loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật: bắc cực, sa mạc, rừng ngập mặn.

Trả lời:

– Loài đặc trưng của quần xã sinh vật bắc cực: gấu trắng.

– Loài đặc trưng của quần xã sinh vật sa mạc: lạc đà.

– Loài đặc trưng của quần xã sinh vật rừng ngập mặn: đước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 43: Quần xã sinh vật Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 177, 178, 179 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *