Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 18: Áp suất trong chất khí Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 89, 90, 91 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 18: Áp suất trong chất khí giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 89, 90, 91 sách Chân trời sáng tạo.

Giải KHTN 8 Bài 18 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về Áp suất trong chất khí, công thức tính. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 18 Áp suất trong chất khí mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 18 CTST

Câu 1

a. Khi hút không khí ra khỏi hộp sữa rỗng, áp suất không khí bên trong hộp thay đổi như thế nào?

b. Vì sao vỏ hộp bị bẹp?

Trả lời:

a. Khi hút không khí ra khỏi hộp sữa rỗng, áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài hộp.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 37: Ôn tập chung Giải bài tập Toán lớp 4 Kết nối tri thức trang 127, 128, 129, 130

b. Vỏ hộp bị bẹp do chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía.

Câu 2

Nêu một số hiện tượng khác chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Trả lời:

– Gói bánh mì đang phồng to, khi bóc ra bị xẹp.

– Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc khó có thể chảy ra được.

Câu 3

Thực hiện thí nghiệm (Hình 18.1) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Nếu không có sự tồn tại của áp suất khí quyển thì hiện tượng trên có xảy ra không?

b. Có thể kết luận gì về phương tác dụng của áp suất khí quyển?

Trả lời:

a. Nếu không có sự tồn tại của áp suất khí quyển thì hiện tượng trên không xảy ra.

b. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi hướng.

Câu 4

Nêu một số ứng dụng của giác mút trong cuộc sống.

Trả lời:

Giác mút trong cuộc sống được ứng dụng trong nhiều trường hợp như: làm móc treo vật; trong thiết bị máy móc, trong ngành công nghiệp tự động hóa (giữ chắc vật để nâng vật lên, hạ xuống hay di chuyển đến vị trí cần thiết),…

Câu 5

Nêu các tiện ích của bình xịt.

Trả lời:

Bình xịt được ứng dụng nhiều trong cuộc sống trong các ngành như:

+ mỹ phẩm: xịt khoáng, nước hoa, dầu gội,…

+ y tế: thuốc xịt họng, xịt mũi, ….

Tham khảo thêm:   Nghị định 14/2022/NĐ-CP Mức xử phạt VPHC lĩnh vực bưu chính, viễn thông, xuất bản

+ nông nghiệp: trong hệ thống tưới nước, phun thuốc trừ sâu, …

Luyện tập KHTN 8 Bài 18 CTST

Luyện tập 1

Để bảo vệ màn hình điện thoại di động, người ta dùng một tấm nhựa mỏng và trong suốt áp lên màn hình. Nêu một lí do khiến tấm nhựa dính chặt vào kính màn hình mà không cần keo dán.

Trả lời:

Tấm nhựa dính chặt vào kính màn hình mà không cần keo dán là do áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài lớn hơn áp suất của lớp không khí ở giữa màn hình và bề mặt điện thoại.

Luyện tập 2

Tàu đệm khí có ưu điểm gì so với các tàu thủy thông thường?

Trả lời:

Tàu đệm khí có ưu điểm hơn so với các tàu thủy thông thường là nó vừa chạy trên nước, vừa chạy được trên cạn. Khi chạy trên mặt đất, giữa tàu và mặt đất cũng hình thành một đệm không khí để nâng tàu lên. Do lớp đệm này dày tới mấy mét, tàu có thể chạy một cách bình yên trên các con đường gồ ghề, bùn lầy, trên thảo nguyên, sa mạc, đầm lầy hoặc trên mặt biển đóng băng mà không gặp trở ngại gì.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 18: Áp suất trong chất khí Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 89, 90, 91 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Cyberpunk 2077: Xếp hạng những hình xăm trên khuôn mặt

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *