Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng, Áp suất khí quyển giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 16 Chương III: Khối lượng riêng và áp suất trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Áp suất chất lỏng

1. Tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó

Câu 1: Nếu các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 thì chứng tỏ điều gì?

Tham khảo thêm:   Tờ khai tra cứu Sáng chế

Hình 16.2

Trả lời:

Nếu các màng cao su bị biến dạng như Hình 16.2 thì chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên vật ở trong lòng nó theo mọi phương.

Câu2: Với những vị trí khác nhau ở cùng một độ sâu thì áp suất chất lỏng tác dụng lên bình có thay đổi không?

Trả lời:

Với những vị trí khác nhau ở cùng một độ sâu thì áp suất chất lỏng tác dụng lên bình không thay đổi.

Câu 3: Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến Q) thì tác dụng của chất lỏng lên bình thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Khi đặt bình sâu hơn (từ vị trí P đến Q) thì tác dụng của chất lỏng lên bình lớn hơn.

2. Sự truyền áp suất chất lỏng

Hãy tìm thêm ví dụ trong đời sống minh họa áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

Trả lời:

Một số ví dụ trong đời sống minh họa áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

  • Đài phun nước: hoạt động dựa trên nguyên tắc áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng. Khi máy bơm chùm hút nước từ bể chứa và đưa nước tới vòi phun. Dưới tác động của lực máy bơm tạo ra áp suất tác dụng vào chất lỏng làm nước được đẩy lên trên qua vòi phun vào tạo thành các kiểu dáng như ý muốn.
  • Các loại bình/ ấm có vòi rót nước thường có lỗ ở phần nắp để thông với không khí giúp tạo ra lực ép gây lên áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng và đẩy nước thoát ra khỏi vòi.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về bài thơ Nói với con (Dàn ý + 3 Mẫu) Nói với con của Y Phương

II. Áp suất khí quyển

1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

Câu 1: Tìm một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Trả lời:

Một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

– Hút bớt không khí trong hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

Giải thích: Khi hút bớt không khí trong hộp sữa, khi đó áp suất trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài hộp nên vỏ hộp sữa bị bẹp theo nhiều phía.

– Gói bim bim phồng to, khi bóc ra bị xẹp.

Giải thích: Khi bóc gói bim bim không khí thoát ra ngoài dẫn tới áp suất không khí bên ngoài lớn hơn áp suất không khí trong gói bim bim nên gói bim bim bị xẹp theo nhiều phía.

Câu 2: Em hãy cho biết áp suất tác dụng lên mặt hồ và áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất nào.

Trả lời:

  • Áp suất tác dụng lên mặt hồ là áp suất khí quyển.
  • Áp suất tác dụng lên đáy hồ là áp suất khí quyển và áp suất chất lỏng.

2. Một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí

Câu 1: Em hãy tìm ví dụ và mô tả hiện tượng trong thực tế về sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột.

Trả lời:

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Hòa Bình năm 2010 - 2011 môn Toán - Có đáp án Sở GD&ĐT Hòa Bình

– Ví dụ như khi đi xe ô tô hoặc xe máy khi phóng nhanh, hay khi thang máy lên hoặc đi xuống đều gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai.

– Giải thích: Khi áp suất thay đổi đột ngột thì vòi tai thường không phản ứng kịp làm mất cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ, khiến màng nhĩ bị đẩy về phía có áp suất nhỏ hơn, gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai.

Câu 2: Tìm thêm ví dụ về giác mút trong thực tế và giải thích hoạt động của nó.

Câu 3: Hãy tìm trong thực tế những dụng cụ hoạt động theo nguyên lí của bình xịt. Cho biết chúng được sử dụng vào công việc gì?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *