Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 14: Khối lượng riêng Giải KHTN 8 Cánh diều trang 73, 74, 75, 76 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 14: Khối lượng riêng giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 73, 74, 75, 76.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 14 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 14 Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất – Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 14

Câu 1

So sánh khối lượng nước chứa trong một bình 20 L và trong một chai 0,5 L.

Trả lời:

Khối lượng nước chứa trong một bình 20 L lớn hơn khối lượng nước chứa trong một chai 0,5 L.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 2 Toán 10 năm 2022 - 2023

Câu 2

Nêu một số đơn vị đo khối lượng riêng.

Trả lời:

Một số đơn vị đo khối lượng riêng phổ biến là: kg/m3, g/cm3, g/mL.

Câu 3

Thảo luận, đề xuất các cách xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng.

Trả lời:

Cách xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng:

– Dùng cân xác định khối lượng m của chất lỏng:

+ Dùng cân xác định khối lượng m1 của cốc đong.

+ Đổ lượng chất lỏng cần xác định khối lượng riêng vào cốc đong. Dùng cân xác định tổng khối lượng m2 của cốc đong và lượng chất lỏng.

Tính khối lượng của lượng chất lỏng: m = m2 – m2.

– Dùng bình chia độ xác định thể tích V của chất lỏng.

– Sử dụng công thức khối lượng riêng: D=frac{m}{V}=frac{m2−m1}{V}

Câu 4

Cần lưu ý điều gì khi đọc giá trị thể tích chất lỏng trên cốc đong?

Trả lời:

Khi đổ chất lỏng vào cốc đong, cần chú ý không để nước rớt ra đĩa cân, đảm bảo đĩa cân khô sạch.

Câu 5

Thảo luận, đề xuất cách xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì.

Trả lời:

Cách xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì bỏ lọt bình chia độ.

– Dùng cân xác định khối lượng m của vật.

– Dùng bình chia độ đo thể tích vật:

+ Đổ nước vào bình chia độ: Đọc giá trị thể tích nước V1.

+ Nhúng ngập vật vào nước trong bình chia độ: Đọc giá trị thể tích V2.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 1: Language focus Soạn Anh 8 Chân trời sáng tạo trang 15

Vvật = V2 – V1

– Sử dụng công thức tính khối lượng riêng:

D =frac{m}{V2- V1}

Câu 6

Một nhóm học sinh tiến hành xác định khối lượng riêng của các viên bi giống nhau. Một bạn tiến hành thí nghiệm với một viên bi. Một bạn khác đề nghị đo tổng khối lượng và tổng thể tích của 10 viên bi. Cách làm nào cho kết quả chính xác hơn? Vì sao?

Trả lời:

Theo em nên làm thí nghiệm đo tổng khối lượng và tổng thể tích của 10 viên bi sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Vì tổng khối lượng và tổng thể tích của 10 viên bi sẽ lớn giúp chúng ta có thể đọc được chính xác các kết quả đó và do sử dụng các viên bi giống nhau nên ta chỉ cần chia cho 10 là ra được khối lượng riêng của một viên bi. Nếu làm tiến hành thí nghiệm với một viên bi thì khối lượng và thể tích của một viên quá nhỏ dẫn tới khó đọc được kết quả đo.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 14

Luyện tập 1

Một bể bơi có chiều dài 20 m, chiều rộng 8 m, độ sâu của nước là 1,5 m, tính khối lượng của nước trong bể.

Trả lời:

Thể tích nước trong bể là 20 . 8 . 1,5 = 240 m3

Tra bảng 14.1 ta thu được khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

Khối lượng của nước trong bể là 1000 . 240 = 240 000 kg.

Tham khảo thêm:   Công văn 5835/BGDĐT-KTKĐCLGD Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2012 - 2013

Luyện tập 2

Tính khối lượng của một khối nhôm hình hộp chữ nhật, có chiều dài 10 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 5 cm.

Trả lời:

Thể tích của khối nhôm là 10 . 3 . 5 = 150 cm3

Tra bảng 14.1, ta thấy khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3 = 2,7 g/cm3

Khối lượng của khối nhôm là:

m = D.V = 2,7.150 = 405g

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 14: Khối lượng riêng Giải KHTN 8 Cánh diều trang 73, 74, 75, 76 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *