Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 7 Lớp 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 147 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK KHTN 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trang 147→149 sách Cánh diều 7.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 32 thuộc Chủ đề 11 trong sách giáo khoa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7:Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 32

Câu hỏi 1

Quan sát hình 32.1, cho biết kết quả và ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 5: Giải bài toán có ba bước tính Giải bài tập Toán lớp 4 Kết nối tri thức trang 19, 20

Gợi ý đáp án

Kết quả và ý nghĩa của sinh sản ở sinh vật

Kết quả của sinh sản là tạo ra những cá thể mới

Ý nghĩa : bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.

Câu hỏi 2

Quan sát hình 32.1a va 32.1c,

a. Mô tả quá trình sinh sản của cây rau má và trùng đế giày.

b. Sinh sản ở các sinh vật này có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không

Từ đó cho biết :

c. Các sinh vật này có hình thức sinh sản nào ?

d. Vì sao các cá thể con sinh ra đều giống nhau và giống mẹ?

Gợi ý đáp án

a. Mô tả quá trình sinh sản của cây rau má và trùng đế giày :

Quá trình sinh sản của cây rau má : Từ rễ của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.
Quá trình sinh sản của trùng đế giày : Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể con
b. Sinh sản ở 2 sinh vật này không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.

c. Các sinh vật này có hình thức sinh sản vô tính

d. Vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.

Câu hỏi 3

Quan sát hình 32.2 cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào của cây mẹ ? từ đó phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Ôn tập về câu trang 171 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 17 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 1

Gợi ý đáp án

Cây bỏng con được sinh ra từ lá của cây mẹ. Cây dâu tây được sinh ra từ rễ của cây mẹ. Cây gừng và khoai lang được sinh ra từ củ của cây mẹ.

=> Phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật : sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.

Câu hỏi 4

Quan sát hình 32.3 và phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý bảng sau

Tiêu chí so sánh Hình thức sinh sản vô tính
Nảy chồi Trinh sản Phân mảnh
Khái niệm ? ? ?
Đặc điểm ? ? ?
Ví dụ ? ? ?

Gợi ý đáp án

Tiêu chí Nảy chồi Trinh sản Phân mảnh
Khái niệm Sinh vật mới phát triển từ chồi non Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cơ thể mới Cơ thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ
Đặc điểm Lúc đầu sinh vật mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. sau khi trưởng thành mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ Cá thể mới luôn là giống đực Từ một mảnh khuyết thiếu từ mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể con hoàn thiện
Ví dụ Thuỷ tức Ong Sao biển

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 32 phần Vận dụng

Vận dụng 1

Lấy ví dụ về ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa phương em

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Tóm tắt văn bản Bên bờ Thiên Mạc (3 mẫu) Tóm tắt Bên bờ Thiên Mạc

Gợi ý đáp án

Ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa phương em:

  • Trồng bưởi, cam nhờ phương pháp chiết cành;
  • Giâm cành mía;
  • Nuôi cấy mô phong lan;…

Vận dụng 2

Kể tên một số loại rau, củ, quả mà gia đình em thường sử dụng được sản xuất bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng

Gợi ý đáp án

Một số loại rau, củ, quả được sản xuất bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng như : rau muống, rau khoai lang, khoai tây, gừng, tỏi, hành tây,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 7 Lớp 7 Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 147 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *