Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 144 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK KHTN 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trang 144→146 sách Cánh diều 7.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 31 thuộc Chủ đề 10 trong sách giáo khoa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7:Sinh trưởng và phát triển ở động vật mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 31

Câu hỏi 1

Quan sát hình 31.1 và 31.2

a. Mô tả vòng đời của các sinh vật trong hình

b. Nhận xét về hình thái cơ thể của con non giống hay khác so với cơ thể mẹ sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng ở mỗi loại động vật đó.

Tham khảo thêm:   Thông tư 224/2017/TT-BQP Chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng

Gợi ý đáp án

a. Mô tả vòng đời ở từng con vật :

  • Chó : Con non được sinh ra ->Phát triển về thể chất -Thụ thai, mang bầu-> Sinh ra con non
  • Ếch : Trứng ->phát triển thành nòng nọc -> Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân-> Ếch con( có đuôi)-> Ếch trưởng thành ( mất đuôi)->Thụ thai và đẻ trứng
  • Muỗi : Trứng muỗi -> Ấu trùng -> Phát triển thành hình thái mới là bọ gây-> Phát triển thành con muỗi ->Đẻ trứng

b. Nhận xét

  • Ở chó thì cơ thể con non giống với mẹ sau khi sinh ra.
  • Ở Ếch và muỗi thì cơ thể con non khác với mẹ sau khi nở ra từ trứng

Câu hỏi 2

Quan sát hình 31.1 và 31.2 trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình

Gợi ý đáp án 

Trình bày giai đoạn phôi và hậu phôi của các sinh vật trong hình :

  • Ở động vật sinh con: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hoá thành các mô và cơ quan. Giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ. con non sinh ra giống đặc điểm hình thái với con mẹ
  • Ở động vật đẻ trứng : Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh. Con non sinh ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với con mẹ đã trưởng thành.

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 31 phần Vận dụng

Vận dụng 1

Vì sao cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú của Tố Hữu (Sơ đồ tư duy) Dàn ý & 13 bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

Gợi ý đáp án

Cần giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để:

  • Ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn gây bệnh
  • Giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đạt năng suất cao hơn.

Vận dụng 2

Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi.

Gợi ý đáp án

Việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi là rất nguy hiểm.

  • Các chất kích thích như thuốc tăng trọng, chất tạo nạc,…sử dụng quá liều trong khẩu phần ăn của vật nuôi có thể khiến vật nuôi mang bệnh và tử vong.
  • Quan trọng hơn, khi con người ăn phải những thực phẩm chứa chất kích thích sẽ dẫn đến ngộ độc do sự tích tụ trong gan, rối loạn tiêu hóa, các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh trung ương, về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng… Gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.

Giải Khoa học tự nhiên 7 phần Luyện tập Cánh diều Bài 31

Luyện tập 1

Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Muốn tiêu diệt muỗi hiệu quả thì cần phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của muỗi.

  • Loài muỗi sinh trưởng với 4 giai đoạn chính: muỗi trưởng thành => đẻ trứng => loăng quăng, bọ gậy => cung quăng hay nhộng => muỗi con.
  • Nên tiêu diệt muỗi ở giai đoạn hình thành loăng quăng, bọ gậy hoặc giai đoạn muỗi trưởng thành vì ở 2 giai đoạn này có thể phát hiện được chúng dễ dàng, khu vực ẩn núp ổn định, thời gian tồn tại lâu.
Tham khảo thêm:   Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn Đề thi minh họa THPT quốc gia môn Ngữ Văn mới nhất

Luyện tập 2

Nêu một số ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

Gợi ý đáp án 

Ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi:

  • Bật đèn sưởi cho gà con mới nở để giữ ấm cho chúng
  • Che chắn chuồng trại để giữ ấm cho trâu, bò vào mùa đông.
  • Tiêm phòng dịch cho vật nuôi
  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường chăn nuôi như làm đệm lót sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh trộn vào thức ăn hoặc phun trực tiếp lên nền chuồng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 144 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *