Bạn đang xem bài viết ✅ Khoa học lớp 5 Bài 11: Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 41, 42, 43, 44 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học lớp 5 Bài 11: Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 41, 42, 43, 44.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 11 Chủ đề 2: Năng lượng. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo Bài 11 – Luyện tập, thực hành

Luyện tập, thực hành trang 42

a) Tìm hiểu, kể tên một số nhà máy sản xuất điện sử dụng năng lượng mặt trời (điện mặt trời), năng lượng gió (điện gió), năng lượng nước chảy (thủy điện) ở nước ta và địa phương em.

Tham khảo thêm:   Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS Mô đun 5 Đáp án Mô đun 5 THCS

b) Địa phương em sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy vào những việc gì?

Trả lời:

a) Nhà máy điện mặt trời:

  • Nhà máy thủy điện mặt trời Phú Mỹ.
  • Nhà máy thủy điện mặt trời Hòa Hội

Nhà máy thủy điện:

  • Nhà máy thủy điện Hòa Bình
  • Nhà máy thủy điện Sơn La

Nhà máy điện gió:

  • Nhà máy điện gió Trung Nam Ninh Thuận
  • Nhà máy điện gió Phú Lạc.

b) Địa phương em sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy vào những việc:

  • Năng lượng mặt trời: giúp bóng đèn sáng, làm muối,…
  • Năng lượng gió: Phơi thóc, quần áo,…
  • Năng lượng nước: Thủy điện cung cấp điện cho các hoạt động của người dân,…

Luyện tập, thực hành trang 43

Chia sẻ những việc em và gia đình đã khai thác, sử dụng các dạng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời:

– Phơi quần áo: Sử dụng năng lượng mặt trời.

– Chơi chong chóng quay: sử dụng năng lượng gió.

– Phơi cá biển khô: sử dụng năng lượng mặt trời

Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo Bài 11 – Vận dụng

Thí nghiệm: “Làm bếp mặt trời’’

Chuẩn bị: Lốp xe ô – tô hoặc xe máy đã qua sử dụng; tấm kính trắng, có kích thước lớn hơn lốp xe; bát nước; nhiệt kế.

Thực hiện:

  • Đặt lốp xe ở sân hoặc thảm cỏ dưới ánh nắng mặt trời.
  • Đặt bát nước vào trong lốp xe.
  • Đặt nhiệt kế vào bát nước. Đọc chỉ số của nhệt kế.
  • Che tấm kính lên lốp xe (hình 11)
  • Dự đoán sự thay đổi nhiệt độ của bát nước sau khoảng 15 phút.
  • Tiến hành thí nghiệm, quan sát và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán của em.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 106 sách Kết nối tri thức tập 2

Hình 11

Thảo luận:

  • Nhiệt độ của bát nước đã thay đổi như thế nào?
  • Yếu tố nào đã làm cho nhiệt độ của bát nước thay đổi?

Trả lời:

Học sinh thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của thầy, cô giáo. Dự đoán:

  • Nhiệt độ bát nước tăng dần.
  • Năng lượng mặt trời đã làm tăng nhiệt độ của bát nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 5 Bài 11: Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 41, 42, 43, 44 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *