Giải Khoa học lớp 5 Bài 1: Đất và bảo vệ môi trường đất giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 5 Cánh diều trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 1 Chủ đề 1: Chất. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Trả lời câu hỏi thảo luận Khoa học 5 Cánh diều – Bài 1
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 8
Kể thêm một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.
Trả lời:
Kể thêm một số nguyên nhân:
- Đất bị ô nhiễm do nhiễm chất phóng xạ.
- Đất bị ô nhiễm do các tác nhân sinh học như: Vi khuẩn, giun sán, kí sinh trùng…
Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất:
- Làm sạch hóa đồng ruộng: Dùng vôi và muối phốt – phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch.
- Tiêu nước vùng trũng, điều tiết đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng chuyển sang dạng khó tan.
- Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy.
- Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ.
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 10
Kể thêm một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống xói mòn đất.
Trả lời:
– Nguyên nhân làm xói mòn đất: cháy rừng, gió thổi mạnh ở nơi đất cát, khô hạn…
– Biện pháp chống xói mòn đất: Tuyên truyền người nhân cùng chung tay bảo vệ đất, bảo vệ rừng…
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 11
Kể thêm một số tác hại của xói mòn đất.
Trả lời:
Một số tác hại của xói mòn đất: làm mất đất canh tác, hư hỏng nhà cửa, công trình xây dựng …
Giải Luyện tập, vận dụng Khoa học 5 Cánh diều – Bài 1
Luyện tập, vận dụng trang 6
Vì sao trong trồng trọt cần làm cho đất tơi xốp?
Trả lời:
Trong trồng trọt cần phải làm đất tơi xốp để đất thoáng khí. Ngoài ra, đất tơi xốp giúp hệ rễ của cây đâm sâu xuống đất để hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn.
Luyện tập, vận dụng trang 8
Nêu một số việc làm góp phần phòng chống ô nhiễm đất ở gia đình và địa phương em.
Trả lời:
– Tuyên truyền người thân và người dân cùng chung tay bảo vệ đất.
– Vận động mọi người hạn chế sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,… trong sản xuất nông nghiệp. Theo khuyến cáo của Bộ Nông Nghiệp, người dân nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón sinh học thay cho phân bón hóa học để giảm thiểu các độc tố ngấm vào đất.
– Trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc: Rừng cây có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, không chỉ là môi trường đất mà còn có cả môi trường nước, môi trường không khí. Để phủ xanh đồi trọc, chúng ta cần phải tích cực trồng cây, gây rừng và ngăn chặn nạn chặt phá rừng.
– Xử lý triệt để các loại chất thải rắn từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công – nông nghiệp. Các chất thải rắn trước khi được chôn lấp hoặc xử lý nên được điều chỉnh lại độ pH.
Luyện tập, vận dụng trang 11
Viết và chia sẻ suy nghĩ của em trước vấn đề ô nhiễm môi trường đất hoặc xói mòn đất ở Việt Nam.
Trả lời:
Ô nhiễm môi trường đất đang là một vấn nạn cần được quan tâm trong cuộc sống hiện nay. Đất đang phải hứng chịu những tác nhân gây hại như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học; chất thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lý… Đất bị ô nhiễm gây ô nhiễm nguồn nước; làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng; làm cho con người, động vật bị mắc bệnh và thiếu thức ăn … Mỗi người dân Việt Nam chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường đất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 5 Bài 1: Đất và bảo vệ môi trường đất Giải Khoa học 5 Cánh diều trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.