Bạn đang xem bài viết ✅ Khoa học lớp 4 Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh Giải Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức trang 39, 40, 41 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học lớp 4 Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 39, 40, 41.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 10 Chủ đề 2: Năng lượng. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

1. Âm thanh và nguồn phát âm thanh

Câu 1: Hãy cho biết nguồn phát âm thanh ở hai thí nghiệm trên. Khi vật phát ra âm thanh chúng có điểm gì giống nhau?

Trả lời:

Nguồn phát ra âm thanh ở 2 thí nghiệm là:

  • Thí nghiệm 1: Nguồn phát ra âm thanh là mặt trống.
  • Thí nghiệm 2: Nguồn phát ra âm thanh là cổ họng.
Tham khảo thêm:   Mẫu biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục Biên bản kiểm tra công tác phổ cập giáo dục

Điểm chung của vật phát ra âm thanh là chúng đều rung động (mặt trống rung, cổ họng rung).

Câu 2: Nêu ví dụ khác về vật phát ra âm thanh thì rung động.

Trả lời:

  • Dây đàn ghi – ta rung khi gảy đàn.
  • Màng loa rung khi phát ra âm thanh.
  • Tiếng kim đồng hồ kêu khi chạy.

2. Sự lan truyền âm thanh

Nêu một số ví dụ về âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất lỏng, chất khí.

Trả lời:

  • Áp tai xuống đất có nghe thấy tiếng bước chân: âm thanh có thể truyền qua chất rắn.
  • Con người nói chuyện với nhau: âm thanh truyền qua chất khí.
  • Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe được tiếng của bọt nước quanh ta: âm thanh truyền qua chất lỏng.

3. So sánh độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm

Câu 1: Âm thanh nghe được to hơn hay nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa?

Trả lời:

Âm thanh nghe được nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm ra xa.

Câu 2: Nêu ví dụ độ to của âm thanh thay đổi khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.

Trả lời:

Một số ví dụ:

  • Khi ô tô đứng gần ta nghe thấy tiếng còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi.
  • Ở trong lớp nghe bạn đọc bài rõ, ra khỏi lớp nghe thấy bạn đọc bé và đi quá xa thì không nghe thấy gì nữa.
  • Ngồi gần đài nghe tiếng nhạc to, đi xa dần nghe tiếng nhạc nhỏ đi.
Tham khảo thêm:   Thông tư số 22/2010/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm - Chất giữ màu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 4 Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh Giải Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức trang 39, 40, 41 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *