Bạn đang xem bài viết ✅ Kết bài mở rộng của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (9 mẫu) Kết bài trong bài văn kể chuyện – Tuần 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 9 Kết bài mở rộng Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều vốn từ, viết đoạn kết bài mở rộng thật cô đọng, súc tích.

Với 9 Kết bài mở rộng Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca hoặc Một người chính trực, các em nhanh chóng trả lời câu hỏi 3 phần Luyện tập tiết Kết bài trong bài văn kể chuyện – SGK Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 trang 122 để ngày càng học tốt phân mônTập làm văn lớp 4 hơn nữa.

Đề bài: Viết kết bài của truyện: Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca theo cách kết bài mở rộng.

Kết bài mở rộng của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

  • Kết bài mở rộng của truyện Một người chính trực (5 mẫu)
  • Kết bài mở rộng của truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (4 mẫu)
Tham khảo thêm:   Địa lí 11 Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Cộng hòa Nam Phi Soạn Địa 11 Cánh diều trang 137, 138, ..., 142

Kết bài mở rộng của truyện Một người chính trực

Kết bài 1

Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.” Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng.

Kết bài 2

Câu chuyện về Tô Hiến Thành giáo dục học sinh chúng em tính thắng thắn và ngay thật. Em hứa tự rèn luyện và noi gương ông..

Kết bài 3

Lòng khẳng khái và chính trực của Tô Hiến Thành được sử sách ghi nhận và ca tụng. Chúng ta luôn kính trọng và tôn vinh ông.

Kết bài 4

Tô Hiến Thành là tấm gương về lòng chính trực để chúng ta noi theo. Ông không vì tình riêng mà đề cử người sai với yêu cầu công việc triều chính. Thế hệ đời sau luôn ca tụng ông

Kết bài 5

Cho mãi đến tận bây giờ, tên tuổi của Tô Hiến Thành vẫn sáng ngời trong sử sách của dân tộc như một tấm gương về tính trung thực ngay thẳng cho mọi thế hệ noi theo.

Kết bài mở rộng của truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Kết bài 1

Chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” là một bài học cảnh tỉnh chúng em phải chu toàn công việc được giao để tránh rủi ro, sai sót, áy náy trước kết quả không mong muốn.

Tham khảo thêm:   Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn nề nếp, kỷ luật cho học sinh Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học

Kết bài 2

Sự dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em: tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

Kết bài 3

Ông của An-drây-ca mất không phải do lỗi của An-đrây-ca nhưng An-đrây-ca lấy đó làm nỗi dằn vặt trong tâm mình. Điều đó thể hiện phẩm chất đáng quý của An-đrây-ca: yêu ông và nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

Kết bài 4

Nghiêm khắc với bản thân, tự dằn vặt mình như An-đrây-ca cũng là một tính tốt để tiến bộ. Điều đó thể hiện xúc cảm biết yêu thương và hối hận. Chúng em nên nghiêm khắc, tự phê bình để tiến bộ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kết bài mở rộng của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (9 mẫu) Kết bài trong bài văn kể chuyện – Tuần 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *