Bạn đang xem bài viết ✅ Kể tên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Soạn GDCD 9 Bài 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kể tên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình GDCD lớp 9 bài 7.

Em hãy kể tên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mang đến câu trả lời hay đầy đủ nhất. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo trau dồi vốn kiến thức để biết cách nêu, kể tên được các truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Ngoài ra các bạn xem thêm Giới thiệu tấm gương năng động, sáng tạo của các bạn học sinh.

I. Truyền thống tốt đẹp là gì?

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tổng hợp những giá trị tinh thần (hệ tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp …) được hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

II. Kể tên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Từ bao đời nay, người dân Việt Nam chúng ta luôn tự hào là quốc gia giàu truyền thống tốt đẹp và đáng tự hào, có thể kể đến như:

1. Truyền thống yêu nước

Thời Văn Lang, Âu Lạc, nhân dân ta cho thấy một lòng yêu nước mãnh liệt. Truyền thống ấy được con cháu những đời sau lưu truyền lại qua các thế thệ sau từ thưở lọt lòng thông qua những câu ca, lời ru, tiếng hát. Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta …. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” Lòng yêu nước luôn ở sẵn trong trái tim của mỗi con người. Vào những lúc tổ quốc cần, nó sẽ bùng phát lên một cách dữ dội. Việc mà chúng ta cần làm chính là gìn giữ cho tinh thần yêu nước ấy luôn được sống mãi với thời gian.

Tham khảo thêm:   Cách update phòng ngủ, phòng tắm trong game Adorable Home

2. Truyền thống bất khuất, kiên chung chống giặc ngoại xâm

Chắc hẳn trong chúng ta ít nhất đã đã từng nghe đến những tấm gương anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc như anh hùng Phan Đình Giót, anh hùng Bế Văn Đàn, chị Võ Thị Sáu … Những vị ấy đã không quản ngại khó khăn, cống hiến cả tinh thần lẫn thể xác vì nền độc lập và hòa bình của dân tộc. Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm ấy đến ngày nay vẫn được thể hiện rất rõ ràng. Mặc dù cho trước mắt là độc lập, ổn định, hòa bình nhưng ngoài khơi xa kia vẫn còn những người lính hải đảo không quản ngày đêm chiến đấu vì từng mét đất, từng hòn sỏi của biển đảo quê hương. Chúng ta cần đồng lòng gìn giữ mảnh đất thiêng liêng, nơi những người anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, tất cả đều vì vận mệnh của dân tộc.

3. Truyền thống đoàn kết

Tinh thần đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu của của nhân dân Việt Nam. Nó càng được tô thắm thêm trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid – 19 vừa qua. Các tình nguyện viên từ khắp mọi miền tổ quốc, không kể tuổi tác, nghề nghiệp cùng nhau xông pha vào tâm dịch, chiến đấu với sự sống và cái chết. Hay như chiến dịch vận động xây dưngj Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid vừa được Chính phủ đứng ra kêu gọi đã ngay lập tức thu hút sự ủng hộ từ người dân khắp mọi miền đất nước. Ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều. Nhờ tinh thần đoàn kết và chung tay ấy, Việt Nam đã đẩy lùi được đại dịch, giảm thiểu những đau thương, mất mát.

4. Truyền thông nhân nghĩa

Chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên về câu chuyện người anh hùng ngoài đời thật – anh Nguyễn Ngọc Mạnh mà báo đài liên tục đưa tin thời gian gần đây, người đàn ông đỡ được em bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 của tòa nhà chung cư một cách thật kỳ. Chính anh Mạnh cũng đã kể lại, lúc đó anh không kịp suy nghĩ bất cứ điều gì, có một nguồn năng lượng đã thôi thúc anh tìm bằng được mọi cách để cứu cháu bé. Đó chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho lòng nhân hậu, quả cảm của mỗi con người. Bên cạnh đó, các hoạt động tình nguyện như “Điều ước cho em”, “Hành trình đỏ”, “Mái ấm yêu thương”,… đang ngày càng thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia tuyên truyền, vận động và đóng góp cho chương trình. Truyền thống nhân nghĩa không cần được dạy, cũng không cần ai bảo ai, nó xuất phát từ chính tình người và tinh thần tương thân tương ái.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Kể về lễ hội thi thổi cơm (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 3

5. Truyền thống cần cù lao động

Người dân ta bao đời tự hào về truyền thống tốt đẹp chính là đức tính cần cù lao động. Việt Nam đi lên từ nền văn minh lúa nước, truyền thống ấy đến nay vẫn không ngừng nhân rộng và phát triển các mô hình canh tác xoay quanh nông nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng có nhiều startup trẻ và thành công đi theo lĩnh vực số hóa, phát triển nền công nghiệp 4.0. Chúng ta đã có những tấm gương chăm chỉ lao động, sáng tạo và đã đạt được thành quả tương xứng như ông Nguyễn Bá Diệp, người đồng sáng lập kiêm phó Chủ tịch của MoMo – ứng dụng thanh toán qua ví điện tử hàng đầu Việt Nam. Hay anh Nguyễn Đức Huy, “chàng nông dân 4.0”, Giám đốc HTX Thủy canh Việt, người đã góp phần đưa công nghệ ứng dụng vào canh tác trồng cây nông nghiệp phổ biến với bạn bè các nước Đông Nam Á.

6. Truyền thống hiếu học

Hiếu học là một trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Ở những vùng sâu, vùng xa, chúng ta có thể thấy sự thể hiện truyền thống này một cách rõ ràng nhất. Những đứa trẻ phải đi xa hàng cây số, vượt qua mấy con suối, con mương mới có thể tới trường học chữ. Hay như những bạn học còn rất trẻ làm rạng danh đất nước bằng những tấm huy chương trong các kỳ thi mang tầm cỡ quốc tế.

Tham khảo thêm:   Chỉ thị 17/2012/CT-UBND tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước ở tỉnh Yên Bái

7. Truyền thống tôn sư trọng đạo

đất nước chúng ta có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh những “người lái đò” hằng năm. Một người làm thầy dù ở đâu cũng đáng nhận được sự tôn trọng. Nhưng ngày nay, vấn đề đạo đức học đường đang ngày càng bị lên án và biến tướng bởi rất nhiều sự việc khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần duy trì, gìn giữ và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp này.

8. Truyền thống hiếu thảo

Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn đặt chữ “hiếu” làm cốt lõi phát triển của một con người. Bố mẹ hiếu thảo với ông bà, con cái nhìn vào đó cũng lấy điều đó làm gương mà trở thành một người sống có tình nghĩa và giàu lòng nhân ái. Đây chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

III. Làm thế nào để phát huy và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Ngày nay, một số truyền thống tốt đẹp đang ngày càng bị mai một, kéo theo đó là những hệ quả của việc suy đồi đạo đức. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng vàng, những công dân gương mẫu đang không ngừng học hỏi và phát triển, đem cái tên Việt Nam đưa ra toàn thế giới. Vậy phải làm thế nào để phát huy và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

Câu trả lời chính là học tập và sẻ chia. Chúng ta phải không ngừng học hỏi những điều tốt đẹp, hướng về mục tiêu chung là xây dựng và phát triển đất nước. Chỉ khi đất nước lớn mạnh, chúng ta mới có được cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa, không chỉ cho hiện tại mà còn cho tương lai của con cháu sau này.

Bên cạnh việc học tập, hãy sẻ chia và đồng cảm nhiều hơn với những mảnh đời bất hạnh. Thêm vào đó là giao lưu văn hóa cùng các nước anh em, bạn hữu, để nhiều người biết đến một Việt Nam anh dũng, kiên cường và bất khuất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu”. Duy trì được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là một điều khó, tuy nhiên khi thực hiện thành công, chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước giàu mạnh, đó mới thực sự là “trái ngọt”.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kể tên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Soạn GDCD 9 Bài 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *