Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch: Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm Mẫu kế hoạch thực hiện chuyên đề ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn mẫu Kế hoạch xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm được chúng tôi tổng hợp và đăng tải sau đây.

Nội dung trong mẫu kế hoạch cần nêu rõ đặc điểm tình hình của nhà trường, mục tiêu, nội dung thực hiện kế hoạch. Sau đây là nội dung chi tiết, mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải mẫu tại đây.

Mẫu kế hoạch xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm

PHÒNG GD&ĐT:………
TRƯỜNG: ………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Số…./KH-HH

……ngày …..tháng…..năm…..

KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VỀ NỘI DUNG THỰC HÀNH ÁP DỤNG QUAN ĐIỂM LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM TRONG TRƯỜNG MẦM NON – NĂM HỌC 20…. – 20….

Căn cứ kế hoạch chỉ đạo năm học của Phòng GD&ĐT,…………năm học: 20…- 20….

Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non của Phòng GD&ĐT Buôn Đôn năm học:………. – ………

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường năm học………. – ………. Trường Mầm non ……….. xây dựng kế hoạch thực hiện và bồi dưỡng cho đội ngũ về nội dung thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học ………. – ……… như sau:

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi.

– Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục- Đào tạo thị xã ……….. Đặc biệt sự hướng dẫn của tổ mầm non trong công tác bồi dưỡng tập huấn chuyên môn về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên công tác bồi dưỡng cho đội ngũ về nội dung thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trường Mầm non…….. có nhiều thuận lợi.

– Việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường được thực hiện thường xuyên, có nề nếp, sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ theo định kì.

– Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về thời gian, định hướng xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cũng như trang bị đầy đủ các tài liệu học tập bồi dưỡng cho giáo viên. Bên cạnh đó các nhóm lớp được nhà trường tạo diều kiện trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc và giá dục trẻ.

– Đa số giáo viên đã nắm được việc xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để tổ chức tốt các hoạt động học tập, vui chơi, có trách nhiệm cao, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tinh thần phấn đấu vươn lên. Đặc biệt rất tích cực tiếp thu kế hoạch, chương trình bồi dưỡng của nhà trường.

– Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, tâm huyết với nghề và luôn đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

– Giáo viên tích cực sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tốt cho các hoạt động của trẻ.

– Phụ huynh học sinh quan tâm và phối hợp tốt với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất.

2. Khó khăn:

– Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm là mục tiêu của nhà trường. Song đi sâu vào thực hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn hạn chế chưa đồng bộ.

– Địa bàn xã rộng, đường giao thông đi lại khó khăn, đại bộ phận người dân làm nông nghiệp cho nên đời sống vật chất còn gặp nhiều thiếu thốn, nên có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường, của địa phương

– Việc sắp xếp bố trí thời gian, đầu tư công sức cho giáo viên nghiên cứu học tập và áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, nội dung phát triển giáo dục toàn diện của đơn vị cũng còn hạn chế.

– Chất lượng đội ngũ chưa thực sự đồng đều, một số giáo viên trẻ kinh nghiệm còn thiếu, một số giáo viên đã lớn tuổi nên khả năng thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế.

– Một số giáo viên còn túng túng chưa biết đổi mới phương pháp dạy học hiện đại để khai thác phát triển năng lực trên trẻ, khả năng xây dựng kế hoạch áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn vụng về.

– Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn như hệ thống máy tính, máy chiếu … phục vụ cho công tác giảng dạy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

– Các hoạt động mẫu để cho tất cả các giáo viên được học hỏi còn ít.

– Một số phụ huynh hiểu biết ít nên khả năng phối hợp với Nhà trường và giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế.

Từ những thuận lợi, khó khăn trên nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện và bồi dưỡng cho đội ngũ về nội dung thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm năm học 20… – 20…. như sau:

Tham khảo thêm:   Mẫu hợp đồng cung ứng lao động

II. Mục tiêu

2.1 Đối với nhà trường:

– Tăng cường bồi dưỡng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cho đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo 100% giáo viên được bồi dưỡng.

– Phấn đấu 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hướng đến mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm; 100% giáo viên dạy đúng phương pháp, xử lý tốt mọi tình huống, tập trung hướng đến từng trẻ để đảm bảo yêu cầu đề ra; 100% nhóm, lớp có môi trường đạt loại khá, tốt.

– Tổ chức phong phú các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm.

– Thực hiện tốt công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

– Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.

– Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền về chuyên đề tại các nhóm, lớp.

– Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên đề, đánh giá xếp loại chuyên đề.

2.2. Đối với giáo viên:

– Xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể.

– Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động. Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó nhằm thúc đẩy giáo viên có cơ hội tìm hiểu sâu về phương pháp giáo dục trẻ qua các hoạt động hàng ngày.

– Giúp giáo viên vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động trên lớp và hoạt động ngoại khoá trong trường mầm non.

– Xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm lớp phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.

– Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi. Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, biết phối hợp cùng bạn để trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, trình bày ý kiến.

– Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

– Hình thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt động.

– Tạo cho trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động.

III. Nội dung

1. Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong Chương trình Giáo dục mầm non. Yêu cầu về quản lý, chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

2. Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

3. Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

4. Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tập trung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

5. Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

6. Môi trường giáo dục:

6.1. Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.

6.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Luôn tôn trọng ý kiến riêng của trẻ, thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của trẻ, luôn động viên trẻ tự tin

6.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo an toàn thân thiên đối với trẻ, cụ thể:

– Có quy hoạch hợp lý, các khu vực trong nhà trường được quy hoạch thiết kế phù hợp, an toàn sạch đẹp, theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động .

– Xây dựng môi trường phải thực sự an toàn có tính thẩm mỹ cao, tránh sự ô nhiểm, nguồn nước phải đảm bảo vệ sinh

– 60% diện tích sân trường được che phủ cây xanh, cây bóng mát, cây ăn quả, dàn hoa, dàn cây leo, cỏ tự nhiên. Vườn trường được thiết kế khoa học, hợp lý, được trồng nhiều loại cây, rau, hoa…thường xuyên được tu bổ, chăm sóc.

– Có biện pháp linh hoạt trong việc bảo quản đồ chơi ngoài trời; 80% đồ chơi ngoài trời có mái che bằng tôn, lưới, dàn cây, bóng râm cây lớn…, được bảo dưỡng thường xuyên để trẻ sử dụng an toàn, hiệu quả.

– Hệ thống biểu bảng, tranh ảnh, áp phích tuyên truyền…được thiết kế đẹp, phù hợp với tâm lý của trẻ, được bố trí sắp xếp hợp lý, tiện dụng.

– Các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của hoạt động, phù hợp với từng lúa tuổi, phù hợp hoạt động chung, và hoạt động theo sở thích, khả năng nhóm hoặc cá nhân. Các đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp được sắp xếp khoa học, thường xuyên được thay đổi tạo nên sự mới mẻ, phấn khích đối với trẻ; đồ dùng đồ chơi trong nhóm, lớp được sắp xếp phù hợp theo chủ đề.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Review 3: Skills Soạn Anh 10 trang 97 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

6.4. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện cho trẻ được tim tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng nhăm đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ, cơ hội cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.

6.5. Tạo những điều kiện, cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng nhu cầu và hứng thú của trẻ. Tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật để hướng dẩn kỷ năng kiến thức và thái độ cho trẻ, trẻ được hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.

IV. Biện pháp thực hiện.

4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục

Kế hoạch giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể:

– Thể hiện các mục tiêu cụ thể rõ ràng phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình giáo dục mầm non.

– Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non và có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương, trường/lớp.

– Không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng sống cho trẻ.

– Thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.

– Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.

4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục

– Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “ học bằng chơi, chơi mà học”.

– Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

– Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ.

– Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.

– Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

4.2. Đánh giá sự phát triển của trẻ

– Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.

– Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thức tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).

– Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về cách thức và thái độ học tập và phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.

4.3. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

– Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.

– Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

– Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.

– Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

4.4. Kế hoạch thực hiện và bồi dưỡng cho đội ngủ về nội dung thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

4.4.1. Đối với Nhà trường

– Xây dựng kế hoạch chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 20…-2020, kế hoạch năm…… phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường. Triển khai thực hiện kế hoạch đến từng giáo viên của đơn vị.

– Chỉ đạo các giáo viên xây dựng kế hoạch, thực hiện chuyên đề ở các nhóm, lớp mình phụ trách.

Tham khảo thêm:   Đoạn văn trả lời câu hỏi Phải chăng sự sáng tạo sẽ giúp cuộc sống của mỗi người có thêm ý nghĩa? 2 đoạn văn mẫu lớp 12

– Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ (Kế hoạch năm, tháng, tuần) phù hợp với tình hình đặc điểm nhóm, lớp mình phụ trách, phù hợp với sự phát triển của trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non.

– Chọn các nhóm, lớp để xây dựng điểm thực hiện chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

– Đẩy mạnh công tác tham mưu và xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực cho việc thực hiện chuyên đề (Xây dựng bếp ăn 1 chiều đảm bảo theo yêu cầu, làm dàn mát trước sân 3 phòng học mới, xây dựng khu vui chơi phát triển vận động, có trên 5 loại đồ chơi ngoài trời cho mỗi khu vực…), đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi… để xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, đảm bảo phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

– Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm, tháng tuần phù hợp với tình hình thực tế của nhóm lớp mình phụ trách. Chuẩn bị tốt các điều kiện đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi, các góc chơi phù hợp với từng chủ đề, nhằm đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ. Chú trọng xây dựng môi trường trong ngoài lớp học đảm bảo an toàn thân thiện đối với trẻ, môi trường phải đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Trong tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, phải thể hiện sự tôn trọng trẻ, tạo cơ hội cho mọi trẻ được học tập và thành công, học qua chơi…

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của chuyên đề về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, kế hoạch thực hiện, tới các bậc cha mẹ và cộng đồng về kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm để có sự phối hợp, hổ trợ kinh phí để xây dựng môi trường, mua săm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đủ theo thông tư 02 /2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo trong quá trình triển khai thực hiện.

– Nhà trường cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn do phòng Giáo dục tổ chức, về các nội dung trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; triển khai tập huấn cho 100% cán bộ quản lý và giáo viên trong đơn vị về chuyên đề: Mục đích, yêu cầu, nội dung, bộ tiêu chí…

– Tham mưu với lãnh đạo phòng tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của một số đơn vị điển hình cấp thị, cấp tỉnh.

– Báo cáo, đánh giá quả triển khai chuyên đề trong năm học giửi về phòng GD&ĐT vào cuối năm học.

4.4.2. Đối với giáo viên

– Tích cực nghiên cứu tài liệu.

– Dựa vào kế hoạch chuyên đề của nhà trường để lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ (Kế hoạch năm, tháng, tuần) phù hợp với tình hình đặc điểm nhóm, lớp mình phụ trách, phù hợp với sự phát triển của trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non.

– Xây dựng tốt môi trường trong ngoài lớp học phù hợp với chuyên đề đảm bảo đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi, các góc chơi phù hợp với từng chủ đề, nhằm đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ. Trong tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, phải thể hiện sự tôn trọng trẻ, tạo cơ hội cho mọi trẻ được học tập và thành công, học qua chơi…

– Bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ở lớp đáp ứng mục tiêu chuyên đề.

– Đưa mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm thể hiện qua các hoạt động hàng ngày như: giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động học có chủ định, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,…

– Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ để xác định phương pháp hoạt động phù hợp cho cả lớp và phù hợp cho từng cá nhân trẻ (trẻ cá biệt), đảm bảo tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi, chủ động sắp xếp trình tự hoạt động theo chủ đích của mình và mức độ cảm nhận, hứng thú của trẻ.

– Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách.

– Thực hiện đầy đủ các nội dung của bộ tiêu chí trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đạt kết quả cao.

– Sau khi đã thực hiện, cần căn cứ xem xét kết quả đạt được khi thực hiện bộ tiêu chí.

– Rút kinh nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp: Trong quá trình thực hiện giáo viên đúc rút kinh nghiệm đồng thời cùng chia sẽ với đồng nghiệp những thuận lợi, khó khăn, tìm tòi sáng tạo thêm những điểm mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để cùng nhau tiến bộ.

Trên đây là kế hoạch thực hiện và bồi dưỡng cho đội ngũ về nội dung “Thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học …….. của trường Mầm non ………, rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo cấp trên để trường chúng tôi thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong Nhà trường. Xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI LÊN KẾ HOẠCH HIỆU TRƯỞNG

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch: Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm Mẫu kế hoạch thực hiện chuyên đề của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *