Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch tổ chức Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử Mẫu kế hoạch thi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch tổ chức Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử là mẫu kế hoạch được lập ra để giáo viên nắm bắt được nội dung chi tiết của cuộc thi.

Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử nhằm tăng cường giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa giáo viên các tổ chuyên môn trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch hội thi, mời các bạn cùng theo dõi.

Kế hoạch tổ chức thi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning

TRƯỜNG ……………………………

BỘ PHÂN CHUYÊN MÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
Số: /KH-CM …. ngày tháng ….năm2020

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HỘI THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ – NĂM HỌC 2020 2021

I. Mục đích

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy nhằm nâng cao công tác quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018; khuyến khích, động viên giáo viên tiếp tục hưởng ứng phong trào xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử để phục vụ việc dạy và học trong nhà trường đảm bảo tính tích cực và tự học;

Tăng cường giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa giáo viên các tổ chuyên môn trong việc thiết kế bài giảng điện tử;

Tuyển chọn được bài giảng điện tử có chất lượng bổ sung vào kho tài nguyên dùng chung của trường và ngành; tôn vinh trí tuệ, công sức của giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong dạy và học.

II. Nội dung tập huấn

1. Yêu cầu

Các tổ chuyên môn phổ biến, hướng dẫn tới toàn thể giáo viên trong tổ để tham gia Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử đảm bảo các tổ chuyên môn có 100% giáo viên tham gia Cuộc thi và có bài giảng chất lượng tham gia dự thi;

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo tổng hợp số lượng công chức tăng hoặc giảm báo cáo tổng hợp số lượng công chức

Cuộc thi tổ chức khoa học, hiệu quả và đảm bảo tính khách quan, công bằng, có tác dụng khuyến khích giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy và học;

2. Nội dung, phạm vi và đối tượng dự thi

– Nội dung dự thi: Bài giảng điện tử đạt chuẩn, soạn theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh với các chủ đề chuyên môn trong phân phối chương trình bậc của lớp mình đang giảng dạy.

– Phạm vi dự thi: Cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn trường.

– Đối tượng dự thi: Giáo viên các tổ chuyên môn mỗi người một bài thi (sau đây gọi là tác giả). Tác giả dự thi tự nguyện và tự giác chấp hành Thể lệ của cuộc thi.

3. Yêu cầu đối với bài dự thi

3.1. Yêu cầu đối với bài giảng điện tử

– Bài giảng soạn đạt chuẩn theo yêu cầu hiện hành, có sử dụng các chức năng đa phương tiện (hình ảnh, video, trò chơi,…)

– Các hoạt động trong bài giảng đảm bảo đúng yêu cầu tiết dạy theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

– Trình bày đẹp, phù hợp với đối tượng học sinh, không hoa mỹ, lạm dụng CNTT mà bám sát chất lượng, nội dung bài dạy.

– Tác giả phải thuyết trình bài giảng trước ban giám khảo về tiến trình thực hiện bài dạy. Khi thuyết trình, tác giả phải chuẩn bị laptop để trình bày. Thời gian trình bày không quá 10 phút.

– Tuyệt đối không thuê các tổ chức, cá nhân thiết kế bài dự thi. Bài giảng phải do chính giáo viên thiết kế, xây dựng, chưa từng được công bố, lưu hành, chia sẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng, chưa từng dự thi và đạt giải ở các cuộc thi trước đó. Đảm bảo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

– Ngôn ngữ chính thức sử dụng trong bài giảng là tiếng Việt (trừ bài giảng dự thi môn Ngoại ngữ), sử dụng bảng mã Unicode.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 6: 6F Reading Soạn Anh 10 trang 76 sách Chân trời sáng tạo

– Bài dự thi khi nộp sẽ không được rút lại.

3.2. Nộp bài dự thi

– Bài dự thi nộp về ban tổ chức hội thi qua địa chỉ mail:

– Thời gian:

– Sau khi tác giả gửi bài dự thi, Ban Tổ chức sẽ đăng tải thông tin chi tiết bài dự thi của các giáo viên lên Cổng thông tin điện tử của trường. Thông tin thắc mắc tác giả gửi đến Ban Tổ chức trong vòng 03 ngày kể từ ngày thông tin bài dự thi được công bố. Ban Tổ chức không giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của tác giả ngoài thời gian trên.

4. Tiêu chí đánh giá bài dự thi

Việc đánh giá kết quả của bài giảng được thực hiện dựa trên một số tiêu chí chính như sau:

4.1. Công nghệ

– Bài giảng được tạo ra từ phần mềm Powerpoint 2003, 2010, 2013, 2016.

– Sử dụng công nghệ làm bài thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng được tạo bởi các Java applet, flash video có tính tương tác cao.

– Sử dụng các đường kết nối khi cần. Tính mẫu mực trong thiết kế để người khác có thể áp dụng theo.

– Tất cả nội dung phải được sử dụng tiếng Việt mã Unicode.

4.2. Về nội dung

– Chính xác, khoa học về nội dung bài giảng.

– Bảo đảm tính hệ thống, trọng tâm, liên hệ thực tế có tính giáo dục cao.

– Tính sáng tạo, thiết thực, bám sát thực tế, khoa học và đổi mới.

– Tính hoàn thiện, hệ thống đối với từng bài giảng và từng môn.

– Tư liệu sử dụng phải hợp lý (ghi hình, phim, hình ảnh, âm thanh…)

– Tính rõ ràng trong trích dẫn nguồn tài liệu, học liệu tham khảo.

4.3. Tính sư phạm và phương pháp truyền đạt

– Đảm bảo phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

– Bài giảng hấp dẫn, lôi cuốn, dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Phù hợp với đối tượng hướng tới.

– Tạo tình huống học tập, định hướng người học, nêu và giải quyết vấn đề.

– Có phần tương tác phù hợp với nội dung và đối tượng người học (kiểm tra, đánh giá kết quả người học).

5. Hình thức thi

5.1. Tổ chức thành Cuộc thi, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban giám khảo chấm các bài giảng theo Quy chế Cuộc thi.

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo kết quả minh bạch tài sản thu nhập Báo cáo kết quả minh bạch tài sản thu nhập

5.2. Sản phẩm dự thi của mỗi giáo viên gồm:

– Bài giảng của tác giả.

– Tác giả thuyết trình trước ban giám khảo về nội dung và cách tiến hành bài giảng trong thời gian 10 phút.

– Giám khảo nêu câu hỏi về những vấn đề trong bài giảng.

6. Công nhận kết quả, cấp giấy chứng nhận và quyền lợi

– Xếp giải Cuộc thi theo cơ cấu như sau:

TT Giải thưởng Số lượng Hình thức khen
01 Giải nhất 02 Giấy khen của Hiệu trưởng và thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ.
02 Giải nhì 02 Giấy khen của Hiệu trưởng và thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ.
03 Giải ba 02 Giấy khen của Hiệu trưởng và thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ.
04 Giải KK 03 Giấy khen của Hiệu trưởng và thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ.

– Giáo viên có sản phẩm đạt giải KK trở lên trong cuộc thi được công nhận thành tích tương đương danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp trường (nếu không tham gia Hội thi GVDG cấp trường trong năm học).

7. Tổ chức thực hiện

– Phó Hiệu trưởng chuyên môn tham mưu cho Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cấp trường để tổ chức, đánh giá các sản phẩm.

– Phát động giáo viên hưởng ứng tham gia cuộc thi.

8. Các mốc thời gian

– Phát động Cuộc thi trong tháng 11/2020.

– Các tổ chuyên môn lập danh sách giáo viên đăng ký tham gia Cuộc thi trước 12/10/2019.

– Giáo viên tham gia Cuộc thi nộp sản phẩm về Ban Tổ chức trước ngày 15/11/2020 (gửi qua Email).

– Ban Tổ chức, Ban Giám khảo đánh giá sản phẩm dự thi ngày 20/11. Tổng kết và trao giải Cuộc thi ngày tọa đàm 20/11/2020.

Trên đây là Kế hoạch về việc tổ chức cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử cấp trường năm học 2020-2021, đề nghị các tổ chuyên môn, các bộ phận, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện.

DUYỆT CỦA HIỆUTRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch tổ chức Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử Mẫu kế hoạch thi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *