Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD Giáo dục công dân lớp 9 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2024 – 2025 bao gồm phụ lục I, II, III theo Công văn 5512, giúp thầy cô tham khảo xây dựng KHGD dễ dàng hơn.

Kế hoạch giáo dục Giáo dục công dân 9 KNTT bao gồm phân phối chương trình các hoạt động của học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học, bài học, chủ đề nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần thiết. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm KHGD môn Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử – Địa lí.

Phụ lục I Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS….
NHÓM: SỬ- ĐỊA – GDCD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………………., ngày 1 tháng 9 năm 2024

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9
(Năm học: 2024 – 2025) – Bộ Kết nối tri thức

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Tình hình học sinh.

– Số lớp: … lớp

– Số học sinh: …. học sinh

– Số học sinh học chuyên đề lựa chọn: ……học sinh

Tình hình độingũ:

– Số giáo viên: 4;

+ Trình độ đào tạo: Cao đẳng: …; Đại học: …..; Trên đại học: …..;

+ Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: ….; Khá: ….; Đạt: ….; Chưa đạt: …..

(Mục này thầy cô căn cứ cụ thể vào nhà trường để xây dựng)

3. Thiết bị dạy học:

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm,thực hành

Ghi chú

1

– Bộ tranh minh họa về các hoạt động cồng đồng

– Bộ tranh về hình ảnh hoạt động bảo vệ hòa bình, cách thức quản lý thời gian hiệu quả

4

2

– Máy chiếu, video về các hành vi tiêu dùng thông minh, hành vi vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý

4

4. Phòng học bộ môn/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập

(Những nội dung này thầy cô cần điều chỉnh cho phù hợp)

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

Phòng học bộ môn

1

Lớp học, dạy nội dung kiến thức

2

Nhà đa năng

1

Hướng dẫn các bước lựa chọn các mô hình kinh doanh qua các hình ảnh, video

..

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CÁC BÀI HỌC GDCD 9

Tiết

Bài dạy/chủ đề

HỌC KỲ I ( 18 tuần x1 tiết/1 tuần)

Tiết 1 2 3

Bài 1: Sống có lí tưởng

Tiết 4 5

Bài 2: Khoan dung

Tiết 6 7 8

Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Tiết 9

Kiểm tra giữa kỳ 1

Tiết 10,11

Bài 4: Khách quan và công bằng

Tiết 12 13 14

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Tiết 15 16 17

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

Tiết 18

Kiểm tra cuối kỳ 1

HỌC KỲ II( 17 tuần x1 tiết/1 tuần)

Tiết 19 20 21 22

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

Tiết 23 24 25

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Tiết 26

Kiểm tra giữa kỳ 2

Tiết 27 28 29 30

Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Tiết 31 32 33 34

Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Tiết 35

Kiểm tra cuối kỳ 2

Kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chương trình khối lớp 9 năm học 2024 – 2025

STT

Chủ đề

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

1

Bài 1: Sống có lí tưởng

3

1. Về kiến thức

– Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

– Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

– Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

2. Về năng lực.

* Năng lực chung.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản giúp mỗi cá nhân biết sống có lý tưởng.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các lý tưởng cao đẹp của bản thân.

* Năng lực đặc thù.

– Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

3. Về phẩm chất

– Yêu nước: Tích cực học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động tập thể, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, dân tộc.

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào nội dung quyền con người như: Các quyền về chính trị, dân sự để lấy ví dụ minh họa đồng thời giúp học sinh hiểu được quyền con người là phổ cập chung cho toàn nhân loại, nó không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, chủ quyền dân tộc; khẳng định thành quả đấu tranh của nhân loại chống áp bức bóc lột và bất công xã hội, chống lại tư tưởng kì thị dân tộc, giới tính, thành phần, nguồn gốc và địa vị xã hội; Những hành vi bảo vệ quyền con người đó chính là thể hiện lí tưởng sống cao đẹp và ý nghĩa của lí tưởng sống đó đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

2

Bài 2: Khoan dung

2

1. Về kiến thức

– Nêu được khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung.

– Nhận biết được giá trị của khoan dung.

2. Về năng lực.

* Nănglựcchung.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về khoan dung.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến khoan dung.

* Nănglựcđặcthù.

– Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.

3. Về phẩm chất

– Nhân ái: Có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha trong cuộc sống.

– Có phẩm chất trách nhiệm thể hiện ở sự khoan dung, tha thứ với những sai lầm của người khác để cùng nhau sống tốt đẹp hơn.

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ nội dung của quyền con người như; Quyền được đối xử bình đẳng để lấy các ví dụ giúp học sinh hiểu được việc thực hiện quyền không bị bắt làm nô lệ và nô dịch; Quyền không bị tra tấn, nhục hình, bị đổi xử hoặc chịu hình phạt tàn nhẫn vô nhân đạo; Quyền không phân biệt đối xử

3

Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

3

1. Về kiến thức

– Hiểu được thế nào là hoạt động cộng đồng, nêu được một số hoạt động cộng đồng

– Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng

– Nhận biết được trách nhiệm của HS trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

2. Về năng lực.

* Nănglựcchung.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công khi tham gia vào hoạt động cộng đồng.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan khi tham gia vào hoạt động cộng đồng.

* Nănglựcđặcthù.

– Năng lực điều chỉnh hành vì và phát triển bản thân. Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức.

3. Về phẩm chất

– Nhân ái và trách nhiệm trong việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

– Chăm chỉ: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với lứa tuổi.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Tích hợp liên hệ với yêu cầu cần đạt sau: Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ nội dung của quyền con người yêu cầu học sinh lấy các ví dụ để làm nổi bật ý nghĩa của việc tham các hoạt động cộng đồng để giúp đỡ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, qua đó khẳng định thực hiện quyền con người trong một số hoạt động tình nguyện, thiện nguyện; hoạt động giúp đỡ những cuộc đời cơ nhỡ, trẻ mồ côi

4

Bài 4: Khách quan và công bằng

2

1. Về kiến thức

– Nhận biết được những biểu hiện khách quan, công bằng.

– Hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng, tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.

2. Về năng lực.

* Nănglựcchung.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về khách quan, công bằng.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến khách quan, công bằng.

* Nănglựcđặcthù.

– Năng lực điều chỉnh hành vi: Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

– Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội về khách quan và công bằng; Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống về khách quan và công bằng trong đời sống thực tế;

3. Về phẩm chất

– Trung thực: Có thái độ và hành động khách quan, công bằng trong cuộc sống.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm về lời nói và hành vi của mình trong học tập và trong cuộc sống

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

Cách thức thực hiện:Giáo viên lấy tình huống trong thực tiễn để làm rõ nội dung quyền con người sau: quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật… giúo HS thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày và phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

5

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

3

1. Về kiến thức

– Nêu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình; các biểu hiện của hoà bình.

– Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.

– Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình.

2. Về năng lực.

* Nănglựcchung.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về bảo vệ hoà bình.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

* Nănglựcđặcthù.

– Năng lực điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân: Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình; Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè, người thân lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hoà bình; phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.

3. Về phẩm chất

– Yêu nước, nhân ái và trách nhiệm trong việc bảo vệ hoà bình.

– Chăm chỉ, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động việc bảo vệ hoà bình phù hợp với lứa tuổi.

– Có trách nhiệm trong việc việc bảo vệ hoà bình.

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào nội dung quyền con người để làm rõ việc tôn trọng quyền bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, quyền bình đảng giữa các dân tộc, tôn giáo. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội, Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô môi trường, xung đột vũ trang

6

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

3

1. Về kiến thức

– Hiểu được thế nào là quản lí thời gian hiệu quả.

– Nhận biết được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả.

– Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả.

2. Về năng lực.

* Nănglựcchung.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về quản lí thời gian hiệu quả.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến việc quản lí thời gian hiệu quả .

* Nănglựcđặcthù.

– Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quản lí thời gian hiệu quả

– Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội về quản lí thời gian hiệu quả; Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, tình huống về quản lí thời gian cá nhân

– Năng lực điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân: Nhận thức được những ưu tiên trong cuộc sống, những việc cần làm và những việc muốn làm để có thể sắp xếp thời gian và công việc một cách hợp lí. Thiết lập được thời gian biểu phù hợp để thực hiện được các mục tiêu cá nhân.

3. Về phẩm chất

– Có trách nhiệm trong việc quản lí thời gian để đạt hiệu quả trong học tập, công việc và cuộc sống.

– Chăm chỉ, luôn vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi

– Có trách nhiệm trong việc xác định quản lí thời gian cá nhân

7

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

4

1. Về kiến thức

– Nêu được một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình.

– Nhận biết được ý nghĩa của việc thích ứng trước những thay đổi trong cuộc sống.

– Nêu được các biện phẩp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

2. Về năng lực.

* Nănglựcchung.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về thích ứng với thay đổi.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thích ứng với thay đổi.

* Nănglựcđặcthù.

– Năng lực điều chỉnh hành vi: phân tích đánh giá được một số thích ứng với thay đổi trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động thích ứng với thay đổi bản thân trong thực tiễn.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động thích ứng với thay đổi

Năng lực điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân: Nhận biết và điều chỉnh để thích ứng được với một số thay đổi (nếu có) trong cuộc sống của bản thân.

3. Về phẩm chất

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với cuộc sống của bản thân và những người xung quanh, hỗ trợ người gặp khó khăn trước những thay đổi trong hoàn cảnh sống.

Nhân ái: Trân trọng những giá trị hiện tại, tích cực chủ động tìm hiểu để điều chỉnh hành vi cho phù hợp

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Nhận biết được ý nghĩa của việc thích ứng trước những thay đổi trong cuộc sống.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào nội dung quyền con người để thiết kế các hoạt động tích hợp với các quyền con người nhằm giúp học sinh có cơ hội thể nghiệm, thử đưa ra cách xử lý hoạt động đó để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

8

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

3

1. Về kiến thức

– Nhận biết được thế nào là tiêu dùng thông minh; lợi ích của tiêu dùng thông minh.

– Nêu được các cách tiêu dùng thông minh (nắm bắt thông tin về sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn, nhận biết được những hình thức quảng cáo khác nhau, xác định phương thức thanh toán,…).

2. Về năng lực.

* Nănglựcchung.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về tiêu dùng thông minh.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến tiêu dùng thông minh.

* Nănglựcđặcthù.

– Năng lực điều chỉnh hành vi: Đánh giá được hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.

– Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được hành vi tiêu dùng thông minh trong một số tình huống cụ thể.

– Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Tìm hiểu, học hỏi những hành vi tiêu dùng thông minh trong đời sống xã hội; khích lệ, giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.

3. Về phẩm chất

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện tiêu dùng thông minh và giúp đỡ người thân, bạn bè trở thành người tiêu dùng thông minh.

– Chăm chỉ: Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch tiêu dùng thông minh.

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Đánh giá được các hành vi tiêu dùng thông minh và kém thông minh.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào nội dung quyền con người để giúp học sinh lấy các ví dụ về tiêu dùng thông minh trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của con người; hành vi tiêu dùng kém thông minh làm ảnh hưởng đến quyền của người tiêu dùng.

9

Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

4

1. Về kiến thức

– Nêu được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

– Nêu được ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí

2. Về năng lực.

* Nănglựcchung.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

* Nănglựcđặcthù.

– Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong đời sống thực tiễn.

– Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

3. Về phẩm chất

– Trách nhiệm: Có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có ý thức tích cực trong việc ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

– Nhân ái: Trân trọng danh dự, sức khoẻ của mình và người khác; không đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào nội dung quyền con người như: quyền được sống, quyền sở hữu (trộm cắp tài sản, hủy hoại tài sản)… để học sinh nắm được quyền của mình trong quá trình tố tụng

10

Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

4

1. Về kiến thức

– Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

– Nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

2. Về năng lực.

* Nănglựcchung.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế..

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

* Nănglựcđặcthù.

– Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được thái độ, hành vi lao động của bản thân trong đời sống thực tế; Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch khắc phục, cải thiện những điểm chưa tốt, chưa phù hợp trong lao động của bản thân.

– Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

– Năng lực tìm hiểu và thẩm gia hoạt động kinh tế – xã hội: Vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ: Tích cực, chủ động tham gia tìm hiểu các hoạt động liên quan đến quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế phù hợp với lứa tuổi

– Trách nhiệm: trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế, tích cực vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

4. Tích hợp quyền con người

– Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

– Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào nội dung quyền con người như: quyền tự do kinh doanh, quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc giáo viên yêu cầu học sinh lấy các tình huống để giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa thực hiện các quyền trên lĩnh vực kinh tế với quyền con người.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Phải là anh thì em mới biết

(Lưu ý: Đây là bản kế hoạch có tính tham khảo. GV có thể thay số tiết của từng chủ đề phù hợp với bối cảnh thực tế của nhà trường)

2. Chuyên đề lựa chọn (Cấp THCS không có chuyên đề lựa chọn)

STT

Chuyên đề

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

Thời điểm

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

Kiểm tra giữa kỳ 1

45 phút

Tuần 9

1. Về kiến thức.

– Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học

– Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

– Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

2. Về năng lực.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các nội dung đã học.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến sống có lí tưởng, lòng khoan dung, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.

Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi

Năng lực phát triển bảnthân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập

3. Về phẩm chất.

– Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp

– Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra

Tự luận kết hợp trắc nghiệm theo ma trận và đặc tả

Kiểm tra cuối kỳ 1

45 phút

Tuần 18

1. Về kiến thức

– Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học

– Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

– Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

2. Về năng lực.

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các nội dung đã học.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.

– Năng lực điều chỉnh hành: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi

– Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập

c. Về phẩm chất:

– Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp

– Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra

Tự luận kết hợp trắc nghiệm theo ma trận và đặc tả

Kiểm tra giữa kỳ 2

45 phút

Tuần 26

1. Về kiến thức.

– Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học

– Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

– Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

2. Về năng lực.

Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các nội dung đã học.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.

Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với

lứa tuổi

+ Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập

3. Về phẩm chất:

– Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp

– Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra

Tự luận kết hợp trắc nghiệm theo ma trận và đặc tả

Kiểm tra cuối kỳ 2

45 phút

Tuần 35

1. Về kiến thức

– Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học

– Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

– Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

2. Về phẩm chất:

– Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp

– Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra

3. Về năng lực.

Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các nội dung đã học.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.

Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với

lứa tuổi

+Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập

Tự luận kết hợp trắc nghiệm theo ma trận và đặc tả

Tham khảo thêm:   Giải Toán 9 Bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình Giải SGK Toán 9 Tập 2 (trang 58, 59, 60)

III. Các nội dung khác: (Phần này thầy cô căn cứ vào kế hoạch cụ thể của trường mình để xây dựng)

– Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường (gồm trường THCS ……

– Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường: 01 giáo viên.

– Ôn thi học sinh giỏi lớp 8,9

– Tham gia bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên

– Tham gia tập huấn chuyên môn theo kế hoạch của phòng giáo dục

– Kế hoạch thao giảng:

– Đăng kí danh hiệu thi đua: Tổ Tiên tiến.

TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

……………………..,ngày … tháng….năm

HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục II Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS….
NHÓM: SỬ- ĐỊA – GDCD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔNLỚP 9
NĂM HỌC: 2024 2025

1. Khối lớp: 09; Số học sinh: 80

STT

Chủ đề

(1)

Yêu cầu cần đạt

(2)

Số tiết

(3)

Thời điểm

(4)

Địa điểm

(5)

Chủ trì

(6)

Phối hợp

(7)

Điều kiện thực hiện

(8)

1

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương

1. Kiến thức

– Hiểu được thế nào là hoạt động cộng đồng, nêu được một số hoạt động cộng đồng

– Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động công đồng

– Nhận biết được trách nhiệm của HS trong việc tham gia vào các hoạt động công đồng.

2. Năng lực

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công khi tham gia vào hoạt động cộng đồng.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan khi tham gia vào hoạt động cộng đồng.

– Năng lực điều chỉnh hành vì và phát triển bản thân. Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức.

3. Phẩm chất

– Nhân ái và trách nhiệm trong việc tích cực tham gia các hoạt động công đồng

– Chăm chỉ: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với lứa tuổi.

– Trách nhiệm: Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng.

2

Tháng 10

Một số di sản trên địa bàn huyện

Giáo viên

Đội TNTP Hồ Chí MInh

– Kinh phí:

– Nhân lực

– Điều kiện khác

2

Tìm hiểu tình hình vi phạm pháp luật ở độ tuổi vị thành niên tại địa bàn nơi sinh sống

1. Kiến thức

– Nêu được tình hình vi phạm pháp luật trong độ tuổi vị thành niên ở địa phương

– Kể tên được các loại trách nhiệm pháp lý, mục đích áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người chưa thành niên

2. Năng lực

– Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ở lứa tuổi vị thành niên

– Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong đời sống thực tiễn.

– Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí trong một số tình huống cụ thể; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có ý thức tích cực trong việc ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

– Nhân ái: Trân trọng danh dự, sức khoẻ của mình và người khác; không đồng tình với các hành vi vi phạm pháp luật

2

Tháng 3

Nhà trường

Giáo viên

Đội TNTP Hồ Chí MInh

– Kinh phí:

– Nhân lực

– Điều kiện khác

Tham khảo thêm:   Thông tư số 116/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg về việc ban hành mức thuế nhập khẩu xe ô tô trở người

TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày…. tháng…. năm 20…

HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục III Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS….
NHÓM: SỬ- ĐỊA – GDCD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP: 9
(Năm học 2024 – 2025)

I. Kế hoạch dạyhọc

1. Phân phối chương trình

STT

Bài học

Số

tiết

Thời điểm

Thiết bị

dạy học

Địa điểm

dạy học

1

Bài 1: Sống có lí tưởng

3

Tuần 1 2 3

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

2

Bài 2: Khoan dung

2

Tuần 4 5

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

3

Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

3

Tuần 6 7 8

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

4

Kiểm tra giữa kỳ 1

1

Tuần 9

Phiếu kiểm tra

Kiểm tra trên lớp

5

Bài 4: Khách quan và công bằng

2

Tuần 10 11

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

6

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

3

Tuần 12 13 14

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

7

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

3

Tuần 15

16 17

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

8

Kiểm tra cuối kỳ 1

1

Tuần 18

Phiếu kiểm tra

Kiểm tra trên lớp

9

Bài 7: Thích ứng với thay đổi

4

Tuần 19 20 21 22

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

10

Bài 8: Tiêu dùng thông minh

3

Tuần 23

24 25

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

11

Kiểm tra giữa kỳ 2

1

Tuần 26

Phiếu kiểm tra

Kiểm tra trên lớp

12

Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

4

Tuần 27 28

29 30

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

13

Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

4

Tuần 31 32

33 34

Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

Dạy học trên lớp

14

Kiểm tra cuối kỳ 2

1

Tuần 35

Phiếu kiểm tra

Kiểm tra trên lớp

2. Chuyên đề lựa chọn (Cấp THCS không có chuyên đề lựa chọn)

STT

Chuyên đề

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

II. Nhiệm vụ khác:

1. Bồi dưỡng học sinh giỏi

– Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi theo kế hoạch của nhà trường.

– Thời gian: tháng 9/2024

– Số lượng học sinh tham gia: 2 học sinh.

– Địa điểm: Phòng học bộ môn

2. Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn: – Theo kế hoạch của Phòng giáo dục.

a. Báo cáo chuyên đề sinh hoạt cụm theo phân công của Phòng giáo dục.

– Nội dung: ………

– Thời gian: Tháng 11.2024

– Địa điểm: Phòng họp

– Thành phần tham dự: Đại diện Sở giáo dục và đạo tạo, giáo viên bộ môn GDCD ở các trường Cụm .

b. Tham gia sinh hoạt cụm tại cụm 2 theo kế hoạch phân công của Phòng giáo dục.

– Thời gian: Tháng 2.2025

– Địa điểm: Trường THCS ……..

– Thành phần: Đại diện Phòng giáo dục, giáo viên bộ môn GDCD ở các trường Cụm

3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của nhà trường.

– Thời gian: Theo kế hoạch chung

– Nội dung: Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng.

– Thành phần: Cán bộ giáo viên, học sinh lớp dạy.

4. Tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

– Nội dung sinh hoạt:

+ Xây dựng Kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

+ Rà soát việc thực hiện kế hoạch dạy học.

+ Góp ý nhận xét tiết dạy theo hướng nghiên cứu bài học.

TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

GIÁO VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD Giáo dục công dân lớp 9 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *