Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình GDCD 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phân phối chương trình GDCD 7 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng xây dựng được kế hoạch dạy học cho trường của mình.

Phân phối chương trình GDCD lớp 7 Kết nối tri thức gồm 35 tiết, học kì 1 là 18 tiết, học kì 2 gồm 17 tiết. Đây là mẫu phân phối các kế hoạch học tập, các giáo trình, tài liệu giảng dạy đề thi và bài tập cho các lớp học hoặc các khối lớp học. Mục đích của phân phối chương trình môn GDCD 7 nhằm đảm bảo các học sinh được học tập và phát triển các kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm: phân phối chương trình môn GDCD 7 sách Cánh diều.

Phân phối chương trình môn GDCD 7 ngắn gọn

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CÁC BÀI HỌC GDCD 7

Tiết

Bài dạy/chủ đề

HỌC KỲ I ( 18 tuần x1 tiết/1 tuần)

Tiết 1 2 3

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Tiết 4 5

Bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ

Tiết 6 7

Bài 3: Học tập tự giác tích cực

Tiết 8

Kiểm tra giữa kỳ 1

Tiết 9 10 11

Bài 4: Giữ chữ tín

Tiết 12 13 14

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Tiết 15 16 17

Bài 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng

Tiết 18

Kiểm tra cuối kỳ 1

HỌC KỲ II( 17 tuần x1 tiết/1 tuần)

Tiết 19 20 21 22

Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường

Tiết 23 24 25

Bài 8: Quản lý tiền

Tiết 26

Kiểm tra giữa kỳ 2

Tiết 27 28 29 30

Bài 9: Thực hiện, phòng chống tệ nạn xã hội.

Tiết 31 32 33 34

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong GĐ

Tiết 35

Kiểm tra cuối kỳ 2

Kế hoạch cụ thể dạy học chương trình GDCD 7

STT

Chủ đề

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

1

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

3

a) Về kiến thức

Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

b) Về phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương

Trách nhiệm: Có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương; không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng;

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về truyền thống quê hương.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến truyền thống quê hương.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi : Nhận biết được những giá trị tốt đẹp về truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước. Biết học tập để phát huy những truyền thống tốt đẹp, đấu tranh phê phán với những hành vi không phù hợp

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội. Thể hiện qua việc biết tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy các giá trị do truyền thống quê hương mang lại

2

Bài 2: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ

2

a) Về kiến thức

+ Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thôngvà chia sẻ với người khác.

+ Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thôngvà chia sẻ với nhau.

b) Về phẩm chất

+ Có phẩm chất nhân ái, biểu hiện ở cả lời nói và việc làm đó là luôn luôn thể hiện sự quan tâm, cảm thôngvà chia sẻ với mọi người. Sẵn sàng tha thứ cho người khác khi họ mắc sai lầm và biết cách sửa chữa, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

+ Có phẩm chất trách nhiệm thể hiện ở thái độ tôn trọng người khác, quan tâm, bàn bạc với mọi người xung quanh khi giải quyết các công việc chung. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về cảm thông, chia sẻ.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến cảm thông, chia sẻ.

– Năng lực đặc thù:

+ Học sinh biết điều chỉnh hành vi của mình, khi tham gia vào các mối quan hệ, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác, sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ người khác trong khả năng của mình

+ Học sinh biết tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội, thông qua việc sẵn sàng, chủ động tham gia và đề xuất cách giải quyết các vấn đề mà bản thân hoặc người khác gặp phải để cùng nhau vượt qua

3

Bài 3: Học tập tự giác tích cực

2

a) Về kiến thức

Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này

b) Về phẩm chất

Chăm chỉ: Học sinh biết cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; quý trọng, ủng hộ những người tự giác tích cực trong học tập

Trách nhiệm: Thể hiện bằng việc luôn cố gắng nỗ lưc vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân.

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về học tập tự giác tích cực.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến học tập tự giác tích cực.

– Năng lực đặc thù:

+Năng lực điều chỉnh hành vi Tự đánh giá mức độ tự giác tích cực của bản thân, qua đó điều chỉnh tính tự giác, tích cực của bản thân trong hoạt động học tập của mình

+Năng lực phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện; tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày;

4

Bài 4: Giữ chữ tín

3

a) Về kiến thức

Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín.

Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

– Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

– Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

b) Về phẩm chất

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân; tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người;

Trách nhiệm: Có trách nhiệm về lời nói và hành vi của mình trong học tập và trong cuộc sống

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về giữ chữ tín.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến giữ chữ tín.

– Năng lực đặc thù:

Điều chỉnh hành vi: Tự điều chỉnh hành vi của bản thân, luôn thống nhất giữa lời nói và việc làm của bản thân.

Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi không giữ chữ tín, ở trường lớp, nơi mình sinh sống

5

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

3

a) Về kiến thức

Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoáđối với con người và xã hội.

Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

b) Về phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ các di sản văn hoá,; có ý thức tìm hiểu để phát huy giá trị của di sản văn hoá.

Trách nhiệm: Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá. Xác định được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về bảo tồn di sản văn hóa.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa.

– Năng lực đặc thù:

-Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá. Có ý thức khi có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ các di sản văn hoá; phản đối những hành vi xâm hại các di sản văn hoá

-Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội. Có ý thức tự giác tìm hiểu các kiến thức, cơ bản về các di sản văn hoá; biết cách thu thập, xử lí thông tin để khai thác các giá trị to lớn mà các di sản văn hoá mang lại. Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được những vấn đề cần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa

6

Bài 6: Ứng phó với tâm lý căng thẳng

3

a) Về kiến thức

Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng

b) Về phẩm chất

Chăm chỉ: Thường xuyên rèn luyện bản thân mình thích ứng với các tình huống xảy ra để hạn chế gây căng thẳng cho bản thân.

Trách nhiệm: Thể hiện ở việc có ý thức tự rèn luyện tự tu dưỡng bản thân, chủ động trang bị những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết, chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh tránh gây tâm lý căng thẳng cho bản thân.

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về ứng phó với tâm lý căng thẳng.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến ứng phó với tâm lý căng thẳng.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi.Chủ động điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp khi xuất hiện tâm lý căng thằng

+ Năng lực phát triển bản thân: Thường xuyên rèn luyện bản thân để có kỹ năng giải quyết tốt các công việc hạn chế việc gặp tình huống gây tâm lý căng thẳng cho bản thân.

7

Bài 7: Phòng chống bạo lực học đường

4

a) Về kiến thức

Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường

Nguyên nhân, tác hại của bạo lực học đường.

b) Về phẩm chất

Nhân ái: Trân trọng danh dự, sức khoẻ của người khác; không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi

Trách nhiệm: Có ý thức trong việc đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực gây mất đòa kết trong học tập và bạn bè. Thực hiện tốt nội quy nhà trường, ngăn chặn đẩy lùi những hiện tượng vi phạm nội quy nhà trường, gây mất an ninh trật tự

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về phòng chống bạo lực học đường.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến phòng chống bạo lực học đường..

– Năng lực đặc thù:

Năng lực điều chỉnh hành vi: Học sinh có thái độ đấu tranh, lên án các hành vi bạo lực học đường, không cỗ vũ, không thực hiện những hành vi vi phạm, vận động bạn bè cùng thực hiện tốt nội quy.

Tư duy đánh giá: Nhận biết được hậu quả do bạo lực học đường gây ra

8

Bài 8: Quản lý tiền

3

a) Về kiến thức

Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.

b) Về phẩm chất

Trách nhiệm: Thể hiện ở ý thức xây dựng kế hoạch chi tiêu tiền phù hợp với bản thân và gia đình.

Chăm chỉ: Thường xuyên hình thành kỹ năng chi tiêu hợp lý không lãng phí.

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về quản lý tiền.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến quản lý tiền.

– Năng lực đặc thù:

Năng lực điều chỉnh hành vi Tự giác điều chỉnh hành vi, thói quen, việc làm và hành động cụ thể để có cách tiêu dùng và quản lý tiền bạc một cách phù hợp.

Năng lực phát triển bản thân. Biết lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra.

Tự chủ và tự học: Tự lập và rèn luyện kỹ năng quản lý tiền của bản thân trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.

9

Bài 9: Thực hiện, phòng chống tệ nạn xã hội.

4

a) Về kiến thức

Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến

Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

b) Về phẩm chất

Nhân ái: Trân trọng danh dự, sức khoẻ của mình và người khác; không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia lối sống buông thả, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm: Có ý thức trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến lối sống văn minh văn hóa. Phê phán đấu tranh với các tệ nạn xã hội, tuyên truyền vận động mọi người tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về phòng chống tệ nạn xã hội..

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến phòng chống tệ nạn xã hội..

– Năng lực đặc thù:

Năng lực điều chỉnh hành vi: Học sinh có thái độ đấu tranh, lên án các các loại tệ nạn xã hội phổ biến, không cỗ vũ, không thực hiện những hành vi vi phạm, vận động bạn bè cùng thực hiện tốt lối sống văn minh. Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức.

Phát triển bản thân: Thể hiện thông qua việc có kỹ năng biết cách ứng phó để không bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội

Tư duy đánh giá: Nhận biết được hậu quả do các loại tệ nạn xã hội gây ra

10

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong GĐ

4

a) Về kiến thức

Nêu được khái niệm và vai trò của gia đình; quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.

b) Về phẩm chất

Trách nhiệm: Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

Nhân ái: Yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ và các thành viên trong gia đình

c) Về năng lực.

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học đê’ có những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân trong GĐ.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong GĐ.

– Năng lực đặc thù:

Năng lực điều chỉnh hành vi: thể hiện ở việc học sinh biết thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác

Phát triển bản thân: Thể hiện thông qua việc không ngừng tu dưỡng và rèn luyện để trở thành một thành viên tích cực trong gia đình

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in Giấy đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in do bị mất

(Lưu ý: Đây là bản kế hoạch có tính tham khảo. GV có thể thay số tiết của từng chủ đề phù hợp với bối cảnh thực tế của nhà trường)

Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian (1)

Thời điểm (2)

Yêu cầu cần đạt (3)

Hình thức (4)

Kiểm tra giữa kỳ 1

45 phút

Tuần 8

a) Kiến thức

– Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học

– Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

– Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

b) Về phẩm chất:

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp

Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra

c) Năng lực

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các nội dung đã học.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với

lứa tuổi

+Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập

Tự luận kết hợp trắc nghiệm theo ma trận và đặc tả

Kiểm tra cuối kỳ 1

45 phút

Tuần 18

a) Kiến thức

– Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học

– Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

– Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

b) Về phẩm chất:

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp

Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra

c) Năng lực

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các nội dung đã học.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với

lứa tuổi

+Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập

Tự luận kết hợp trắc nghiệm theo ma trận và đặc tả

Kiểm tra giữa kỳ 2

45 phút

Tuần 26

a) Kiến thức

– Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học

– Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

– Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

b) Về phẩm chất:

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp

Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra

c) Năng lực

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các nội dung đã học.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với

lứa tuổi

+Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập

Tự luận kết hợp trắc nghiệm theo ma trận và đặc tả

Kiểm tra cuối kỳ 2

45 phút

Tuần 35

a) Kiến thức

– Học sinh củng cố những kiến thức có bản đã được học

– Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

– Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

b) Về phẩm chất:

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp

Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra

c) Năng lực

– Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các nội dung đã học.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thuế.

– Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với

lứa tuổi

+Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập

Tự luận kết hợp trắc nghiệm theo ma trận và đặc tả

Tham khảo thêm:   Tổng hợp phím tắt chơi game Ring of Elysium

Các nội dung khác:( Phần này thầy cô căn cứ vào kế hoạch cụ thể của trường mình để xây dựng)

Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường (gồm trường THCS ……

– Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường: 01 giáo viên.

– Ôn thi học sinh giỏi lớp 8,9

– Tham gia bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên

– Tham gia tập huấn chuyên môn theo kế hoạch của phòng giáo dục

– Kế hoạch thao giảng:

– Đăng kí danh hiệu thi đua: Tổ Tiên tiến.

TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

……………………..,ngày … tháng….năm

HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

………….

Tải File về để xem thêm nội dung phân phối chương trình GDCD 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình GDCD 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *