Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo KHGD môn GDCD lớp 6 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch giáo dục theo phụ lục I, II, III Công văn 5512.

Qua đó, dễ dàng xây dựng cấu trúc giảng dạy, phân bổ tiết học, phân bổ thời gian kiểm tra toàn bộ năm học mới cho môn Giáo dục công dân 6. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch môn Toán, Lịch sử, Khoa học tự nhiên, Giáo dục thể chất. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo

Phụ lục I

TRƯỜNG:……………………………….
TỔ: ……..
Họ và tên giáo viên:…………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN: GDCD. Khối 6.

Năm học: 2023-2024

I. Đặc điểm tình hình

1. Lớp 6: ; học sinh

Khối 6 Số lớp: 4; Số học sinh: .137;

2. Tình hình đội ngũ:

STT

Họ Tên GV

Trình độ

Mức đạt CNN

Ghi chú.

1

……..

ĐHSP

Khá

GDCD

2

……….

ĐHSP

Khá

GDCD

3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Thiết bị

Số lượng

Tên bài

Ghi chú

1

Tranh thể hiện truyền thống của gia đình, dòng họ.

1 bộ/GV

Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ

2

Tranh thể hiện sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, học tập và sinh hoạt.

1 bộ/GV

Yêu thương con người

3

Bộ tranh thể hiện sự chăm chỉ siêng năng, kiên trì trong học tập, sinh hoạt hàng ngày.

1 bộ/GV

Siêng năng, kiên trì

4

Video/clip về tình huống trung thực

1 bộ/GV

Tôn trọng sự thật

5

Video/clip về tình huống tự lập

1 bộ/GV

Tự lập

6

Video/clip về tình huống tự giác làm việc nhà

1 bộ/GV

Tự nhận thức bản thân

7

Bộ tranh hướng dẫn các bước phòng tránh và ứng phó với tình huống nguy hiểm.

1 bộ/GV

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

8

– Video/clip tình huống về tiết kiệm

– Bộ tranh thể hiện những hành vi tiết kiệm điện, nước

1 bộ/GV

Tiết kiệm

9

– Tranh thể hiện mô phỏng mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.

– Video hướng dẫn về quy trình khai sinh cho trẻ em

1 bộ/GV

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

10

Bộ tranh về các nhóm quyền của trẻ em

1 bộ/GV

Quyền trẻ em

4. Phòng học bộ môn:

STT

Tên Phòng

Số lượng

Phạm vi, nọi dung sử dụng

Ghi chú

1

Sân trường

1

1000m2

II. Kế hoạch dạy học.1. Phân phối chương trình.

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN. Lớp 6 – Năm học: 2023 – 2024

Cả năm: 35 tuần x 1 tiết/tuần = 35 tiết

Học kì I: 18 tuần x 1 tiết/tuần = 18 tiết

Học kì II: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết

Dạy trên lớp: 33 tiết ; Hoạt động giáo dục môn học: 02 tiết

STT

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

1

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình và dòng họ

2

– Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

– Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

– Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp.

2

Bài 2: Yêu thương con người

2

– Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người.

– Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.

– Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

– Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác.

– Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.

3

Bài 3: Siêng năng, kiên trì

3

-Nêu được khái niệm, biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

– Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

– Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

– Đánh giá được sự siêng năng,kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

– Quý trọng những người siêng năng, kiên trì,góp ý cho những bạn lười biếng, nản lòng.

4

Bài 4: Tôn trọng sự thật.

2

– Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

– Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật.

– Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

– Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

5

Kiểm tra giữa kỳ I

1

6

Bài 5: Tự lập

3

– Nêu được khái niệm tự lập.

– Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.

– Hiểu vì sao phải tự lập.

– Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

– Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

7

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

4

– Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.

– Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

– Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.

– Biết tôn trọng bản thân.

– xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân.

8

Kiểm tra cuối HKI

1

9

Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

4

– Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

– Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.

– Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

10

Bài 8: Tiết kiệm

3

– Nêu được khái niệm tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước,…).

– Hiểu vì sao phải tiết kiệm.

– Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.

– Nhận xét, đánh giá được việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

– Phê phán những biểu hiện lãng phí.

11

Công dân nước

cộng hòa XHCN Việt Nam

(Bài 9,10)

4

– Nêu được khái niệm công dân; căn cứ xác định công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

– Bước đầu thực hiện được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

12

Kiểm tra giữa HKII

1

13

Quyền cơ bản của trẻ em

(Bài 11,12)

4

– Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thựchiện quyền trẻ em.

– Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

.

– Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

– Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

– Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

14

Kiểm tra cuối kỳ II

1

Tham khảo thêm:   Chuyên đề hàm số và đồ thị ôn thi vào lớp 10 Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Toán

2. Kiểm tra, đánh giá định kì.

Bài Kt ĐG

Thời gian

Thời điểm

Yêu cầu cần đạt

Hình thức

Giữa HK I

45 phút

Tuần 10

1. Nhận biết: Nêu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa: Truyền thống gia đình, dòng họ, tình yêu thương con người, siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập.

2. Hiểu: Phân biệt được biểu hiện, việc làm thể hiện: Truyền thống gia đình, dòng họ, tình yêu thương con người, siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập.

3. Vận dung thấp: Thực hiện được tình yêu thương con người, siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập.

4. Vận dụng cao: Nhận xét,đánh giá hành vi, việc làm thể hiện: tình yêu thương con người, siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập.

– Viết trên giấy/máy tính

Cuối Học kỳ 1

45 phút

Tuần 18

1. Nhận biết: Nêu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa: Truyền thống gia đình, dòng họ, tình yêu thương con người, siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập, nhận thức bản thân.

2. Hiểu: Phân biệt được biểu hiện, việc làm thể hiện: Truyền thống gia đình, dòng họ, tình yêu thương con người, siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập, nhận thức bản thân.

3. Vận dung thấp: Thực hiện được tình yêu thương con người, tôn trọng sự thật, giữ gìn phát huy truyền thống gia đình dòng họ.

4. Vận dụng cao: Nhận xét,đánh giá hành vi, việc làm thể hiện: siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập, nhận thức bản thân.

– Viết trên giấy/máy tính

Giữa Học kỳ 2

45 phút

Tuần 30

1. Nhận biết: Nêu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa: Tình huống nguy hiểm, tiết kiệm, công dân.

2. Hiểu: Phân biệt được biểu hiện, việc làm thể hiện: Tình huống nguy hiểm, tiết kiệm, công dân..

3. Vận dung thấp: Thực hiện được cách ứng phó trước Tình huống nguy hiểm, tiết kiệm, quyền cơ bản công dân.

4. Vận dụng cao: Nhận xét,đánh giá hành vi, việc làm thể hiện: cách ứng phó trước Tình huống nguy hiểm.

– Viết trên giấy/máy tính

Cuối Học kỳ 2

45 phút

Tuần 35

1. Nhận biết: Nêu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa: Tình huống nguy hiểm, tiết kiệm, công dân, quyền cơ bản trẻ em

2. Hiểu: Phân biệt được biểu hiện, việc làm thể hiện: Tình huống nguy hiểm, tiết kiệm, công dân, quyền cơ bản trẻ em.

3. Vận dung thấp: Thực hiện được cách ứng phó trước Tình huống nguy hiểm, tiết kiệm, quyền cơ bản công dân, quyền nghĩa vụ trẻ em.

4. Vận dụng cao: Nhận xét,đánh giá hành vi, việc làm thể hiện: cách ứng phó trước Tình huống nguy hiểm, quyền cơ bản công dân.

– Viết trên giấy/máy tính

Tham khảo thêm:   Công văn 592/2013/TCHQ-CCHĐH Hướng dẫn thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại theo Thông tư 196/2012/TT-BTC

III. CÁC NỘI DUNG KHÁC.

1. Công tác chính trị tư tưởng, đạo đức.

– Chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

– Luôn trao dồi về đạo đức, phấn đấu trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

– Cam kết thực hiện trật tự an ninh trường học và đảm bảo an toàn giao thông.

– Trung thực, khách quan trong công việc, đối xử công bằng với mọi học sinh; nghiêm túc và chân thành trong tự phê bình, phê bình; giữ gìn đoàn kết trong nội bộ.

2.Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

– Đăng kí, hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

– Tham gia hội họp đúng qui định theo thông báo của Trường, Phòng giáo dục.

– Tham gia tập huấn chuyên môn.

– Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu. Không ngừng học hỏi đồng nghiệp.

– Tự nâng cao trình độ tin học để đáp ứng yêu cầu mới trước tình hình dịch bệnh bùng phát.

3. Công tác bồi dưỡng HSG, HSY.

– Bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD.

– Chọn lựa học sinh tham gia bồi dưỡng.

– Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng.

– Tiến hành bồi dưỡng học sinh.

TỔ TRƯỞNG 

…….., ngày… tháng ….năm….

Hiệu Trưởng

Phụ lục II

TRƯỜNG:……………………………….
TỔ: ……..
Họ và tên giáo viên:…………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tham khảo thêm:   TOP những phần mềm học tiếng Nhật miễn phí tốt nhất

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Năm học: 2023-2024

1. Khối lớp: 6 (04 lớp) ; Số học sinh:137.

STT

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Số tiết

Thời điểm

Địa điểm

Chủ trì

Phối hợp

Điều kiện thực hiện

1

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

– Nhận biết được tình huống nguy hiểm

– Thực hiện được những biện pháp hiểu quả để ứng phó với tình huống nguy hiểm.

2 tiết

Tuần 21,22

Sân trường

– Nguyễn Thanh Tú.

– Ngô Chấn Hải

– BGH

– TP. Đội.

– Y tế.

– Bình chữa cháy.

– Tài liệu hướng dẫn,

– Chất đốt như cây khô, xăng( GV chuẩn bị sẵn)

TỔ TRƯỞNG

…….., ngày… tháng ….năm….

Hiệu Trưởng

Phụ lục III
KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG:……………………………….
TỔ: ……..
Họ và tên giáo viên:…………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

I. Kế hoạch dạy học.

1. Phân phối chương trình.

STT

Bài học

Thời điểm

Thiết bị dạy học

Địa điểm

1

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình và dòng họ

Tuần 1,2

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

2

Bài 2: Yêu thương con người

Tuần 3,4

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

3

Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Tuần

5,6

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

4

Bài 4: Tôn trọng sự thật.

Tuần

7,8

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

5

Ôn tập kiểm tra giữa kì

9

Trên lớp

6

Kiểm tra giữa kỳ I

Tuần

10

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

7

Bài 5: Tự lập

Tuần

11,12,13

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

8

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

Tuần

14,15,16

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

9

Ôn tập kiểm tra cuối kì I

Tuần 17

Trên lớp

8

Kiểm tra cuối HKI

Tuần 18

Giấy/máy tính

Trên lớp

9

Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Tuần 19,20

Bộ dụng cụ cho học sinh thực hành ứng phó với các tình huống nguy hiểm

Trên lớp/ sân trường

10

Bài 8: Tiết kiệm

Tuần 23,24,25

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

11

Công dân nước

cộng hòa XHCN Việt Nam

( Bài 9,10)

Tuần 26,27,28

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

12

Ôn tập kiểm tra giữa kì

Tuần 29

Trên lớp

12

Kiểm tra giữa HKII

Tuần 30

Giấy/máy tính

Trên lớp

13

Quyền cơ bản của trẻ em

(Bài 11,12)

Tuần 31,32,33,34

Máy tính, ti vi…

Trên lớp

14

Kiểm tra cuối kỳ II

Tuần 35

Giấy/máy tính

Trên lớp

(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.

(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài dạy/chuyên đề.

(3) Tuần thực hiện bài học/chuyên đề.

(4) Thiết bị dạy học được sử dụng để tổ chức dạy học.

(5) Địa điểm tổ chức hoạt động dạy học (lớp học, phòng học bộ môn, phòng đa năng, bãi tập, tại di sản, thực địa…).

II. Nhiệm vụ khác (nếu có): (Bồi dưỡng học sinh giỏi; Tổ chức hoạt động giáo dục…)

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………..

P.TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

….…, ngày tháng…..năm…..

GIÁO VIÊN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo KHGD môn GDCD lớp 6 (Phụ lục I, II, III Công văn 5512) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *