Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD Âm nhạc 2 năm 2021 – 2022 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, để lên kế hoạch giáo dục dễ dàng hơn. Đây chính là cấu trúc giảng dạy, phân bổ tiết học, phân bổ thời gian kiểm tra toàn bộ năm học môn Âm nhạc 2.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án Âm nhạc 2 để soạn giáo án cho học sinh của mình thuận tiện hơn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ÂM NHẠC 2
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG NĂM HỌC 2021 – 2022

TT CHỦ ĐỀ THỜI LƯỢNG TIẾT DẠY BÀI DẠY YÊU CẦU CẦN ĐẠT THỜI GIAN THỰC HIỆN GHI CHÚ (Tích hợp VDST)

1

1.SẮC MÀU ÂM THANH

1

– Hát:

Dàn nhạc trong vườn

– Biết đôi nét về tác giả Tô Đông Hải

– Biết bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp.

– Hát chuẩn xác, thuộc lời bài hát: “Dàn nhạc trong vườn” đúng sắc thái. Thể hiện được bài hát với tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4

– Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát ( hát rõ lời, đồng đều ,lấy hơi)

– Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách.

– Yêu thích môn âm nhạc.

– Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật

Tuần 1

VDST: Nghe và vỗ tay mạnh nhẹ theo hình tiết tấu

2

– Ôn tập bài hát:

Dàn nhạc trong vườn

– Thường thức âm nhạc:

Ước mơ của bạn Đô

– Biết nhớ lại bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp.

– Hiểu nội dung câu chuyện

– Hát được giai điệu, đúng lời ca bài hát: “Dàn nhạc trong vườn”

– Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách

– Biết hát và vận động theo nhịp

– Yêu thích môn âm nhạc.

Tuần 2

VDST: Trò chơi “Tiếng kèn âm vang”

3

– Đọc nhạc

Bài số 1

– Nhớ tên các nốt trong bài đọc nhạc, đọc được cao độ và trường độ bài đọc nhạc số 1 với kí hiệu bàn tay. tay và đọc nhạc với nhạc đệm.

– Biết đọc nhạc và vận dụng gõ đệm theo nhịp 2/4.

– Cảm nhận được yếu tố mạnh, nhẹ qua thực hành gõ nhịp 2/4.

– Yêu thích môn âm nhạc.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh

Tuần 3

4

– Ôn tập đọc nhạc:

Bài số 1

– Ôn tập bài hát:

Dàn nhạc trong vườn

– Biết thêm một số động tác phụ họa cho bài hát

– Nhớ tên các lại nốt trong bài đọc nhạc, được ôn thêm với các hình thức

– HS biểu diễn bài hát nhịp nhàng theo nhịp 3/4 kết hợp những ý tưởng sáng tạo của nhóm và cá nhân.

– Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp được với nhạc cụ đệm, nhạc baet và vận động.

– Vận dụng được yếu tố mạnh – nhẹ trong thể hiện bài hát, bài đọc nhạc và trò chơi với tiết tấu.

Tuần 4

VDST: Đọc đồng dao và gõ theo hình tiết tấu

2

2. EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA

5

– Hát:

Con chim chích chòe

– HS biết bài hát con chim chích chòe được viết theo bài Bắc kim thang – Dân ca Nam Bộ, lời mới của tác giả Việt Anh.

– Biết chim Chích Chòe là chim gì, vị trí vùng Nam bộ trên bản đồ

Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Con chim chích chòe.

Hình thành cho các em một số kĩ năng hát (lấy hơi, rõ lời, đồng đều)

– Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo hình tiết tấu 1.

– Giáo dục học sinh biết yêu các bài hát dân ca.

– Yêu thích môn âm nhạc.

Tuần 5

VDST: Nghe và gõ theo hình tiết tấu

6

– Ôn tập bài hát:

Con chim chích chòe

– Nhạc cụ:

Song Loan

– Biết thêm được nhạc cụ gõ đệm Song loan.

– Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Con chim chích choè.

– Nhận biết được nhạc cụ gõ song loan. Biết sử dụng nhạc cụ để gõ đệm theo bài tập tiết tấu và bài hát Con chim chích choè.

– Biết biểu diễn với nhạc cụ gõ song loan để đệm theo tiết tấu và bài hát.

– Giáo dục học sinh biết yêu các bài hát dân ca, yêu thích các cụ dân tộc

– Yêu thích môn âm nhạc.

Tuần 6

7

– Thường thức âm nhạc:

Đàn bầu Việt Nam

– Biết thêm được 1 nhạc cụ của Việt Nam là Đàn bầu.

– Biết về hình dáng, âm sắc của đàn bầu.

– Nhận biết được đàn bầu là nhạc cụ dân tộc của Việt Nam.

– Chăm chú nghe và biểu hiện cảm xúc khi nghe tiếng đàn bầu qua bài Trống cơm (Dân ca quan họ Bắc Ninh).

– Nghe và nhận biết được âm thanh của đàn bầu qua bài Trống cơm.

– HS sử dụng song loan gõ đệm theo nhịp điệu bài Múa sạp.

– Giáo dục học sinh biết yêu nhạc cụ dân tộc.

– Yêu thích môn âm nhạc.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh, giáo dục tình yêu đối với âm nhạc

Tuần 7

VDST: Nghe, gõ đệm theo nhịp điệu bài Múa Sạp

8

– Ôn tập bài hát:

Con Chim chích chòe

– Nhớ tên bài hát Con chim chích choè, hát đúng giai điệu, lời ca và biết biểu diễn bài hát trước lớp.

– Thực hành gõ đệm bằng nhạc cụ gõ song loan hoặc vỗ tay theo mẫu tiết tấu

– Giáo dục học sinh biết điệu múa sạp của dân tộc Thái.

– Yêu thích môn âm nhạc.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh, giáo dục tình yêu đối với âm nhạc

– HS hào hứng tham gia trò chơi nhảy sạp.

Tuần 8

VDST: Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài Con chim chích chòe

3

3. MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU

9

– Hát:

Học sinh lớp 2 chăm ngoan

– Nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Học sinh lớp Hai Chăm ngoan.

– Nêu được vài nét về tác giả.

– Cảm nhận và thể hiện được bài hát với tính chất vui tươi, trong sáng với tốc độ hơi nhanh ở nhịp 2/4.

– Biết hát gõ đệm theo phách

– Yêu thích môn âm nhạc.

– Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô

– Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh

Tuần 9

VDST: Đọc và vỗ tay mạnh nhẹ theo hình tiết tấu

10

– Ôn tập bài hát:

Học sinh lớp 2 chăm ngoan – Đọc nhạc:

Bài số 2

– Nêu được tên bài hát và tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Học sinh lớp Hai Chăm ngoan.

– Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Học sinh lớp Hai chăm ngoan. Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách.

– Đọc đúng cao độ, trường độ các nốt Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La theo kí hiệu bàn tay và đọc được với nhạc đệm.

– Biết hát kết hợp với gõ đệm, hát kết hợp với vận động cơ thể.

– Yêu thích môn âm nhạc.

– Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô

– Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh.

Tuần 10

11

– Ôn tập đọc nhạc:

Bài số 2

– Nghe nhạc:

Vui đến trường

– Nêu được tên bài hát và tác giả bài nghe nhạc

– Đọc được bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và kết hợp vận động cơ thể.

– Nêu được tên bài hát, tên tác giả. Cảm nhận tính chất vui tươi và biết vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài hát.

– Yêu thích môn âm nhạc.

– Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô

– Cảm nhận được niềm vui, tình cảm bạn bè, thầy cô dưới mái trường thân yêu

Tuần 11

VDST: Đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể.

12

– Ôn tập bài hát:

Học sinh lớp 2 chăm ngoan – Ôn tập đọc nhạc:

Bài số 2

– Nhớ lại tên tác giả bài hát, nhớ giai điệu bài đọc nhạc đã học

– HS biểu diễn bài hát và thể hiện cảm xúc phù hợp với nhịp điệu bài hát.

– Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp được với nhạc baet và vận động.

– Thể hiện được cách hát ở nhịp nhanh – chậm bài hát Học sinh lớp Hai chăm ngoan theo ý thích.

– Yêu thích môn âm nhạc.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của âm thanh.

Tuần 12

VDST: Hát và thể hiện nhịp nhanh – chậm theo ý thích.

4

4.TUỔI THƠ

13

Hát:

Chú chim nhỏ dễ thương

– Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.

– Biết bài hát là nhạc của Pháp lời việt Hoàng Anh.

– Hát được giai điệu và lời ca của bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.

– Qua bài hát giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và biết bảo vệ các loài động vật.

Tuần 13

14

– Ôn tập bài hát:

Chú chim nhỏ dễ thương

– Nghe nhạc:

Múa sư tử thật là vui

– Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, biết chút tiểu sử của nhạc sĩ Phạm Tuyên

– Biết múa sư tử là trò chơi dân gian, biết nguồn gốc của múa lân.

– Nhớ lại tác giả lời việt của bài hát chú chim nhỏ dễ thương.

– Hát đúng giai điệu và đúng lời ca kết hợp vận động cơ thể theo bài hát.

– Biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể theo cảm xúc khi nghe bài hát Múa sư tử thật là vui.

– Qua bài hát giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và biết bảo vệ các loài động vật.

Tuần 14

15

– Nhạc cụ

Dùng nhạc cụ gõ thể hiện hình tiết tấu

– Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc, biết chút tiểu sử của nhạc sĩ Phạm Tuyên

– Biết múa sư tử là trò chơi dân gian, biết nguồn gốc của múa lân.

– Nhớ lại tác giả lời việt của bài hát chú chim nhỏ dễ thương.

– Thể hiện đúng theo hình tiết tấu với nhạc cụ trai- en- gô, Tem pơ rin

– Biết sử dụng một số cụ đã học đệm cho bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.

– Biết sử dụng nhạc cụ đã học thể hiện đúng tiết tấu/ đệm cho bài

– Qua bài hát giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và biết bảo vệ các loài động vật.

Tuần 15

16

Ôn tập cuối học kì I

– Nhớ nội dung, tác giả 2 bài nghe nhạc

– Nhớ lại các bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài

– Thể hiện đúng bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi…

– Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát.

– Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ.

– Đọc bài đọc nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay/ vận động cơ thể theo ý thích

– Biết Lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Yêu âm nhac, quê hươnng, đất nước, trương học, thầy cô.

Tuần 16

17

Ôn tập cuối học kì I

Tuần 17

18

Đánh giá cuối học kì I

– Nhớ nội dung, tác giả 2 bài nghe nhạc

– Nhớ lại các bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài

– Thể hiện đúng bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi…

– Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát.

– Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ.

– Đọc bài đọc nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay/ vận động cơ thể theo ý thích

– Biết Lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Yêu âm nhac, quê hươnng, đất nước, trương học, thầy cô.

Tuần 18

5

5. MÙA XUÂN

19

– Hát:

Hoa lá mùa xuân

– Bước đầu hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Hoa lá mùa xuân

– Biết bài hát là của nhạc sĩ nào sáng tác

– Hát được giai điệu và lời ca của bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.

– Cảm nhận được tính chất vui tươi của bài hát.

Tuần 19

20

– Ôn tập bài hát:

Hoa lá mùa xuân

– Đọc nhạc:

Bài số 3

– Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Hoa lá mùa xuân.

– Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách

. – Nhớ tên các nốt trong bài đọc nhạc, đọc được cao độ và trường độ bài đọc nhạc số 1 với kí hiệu bàn tay

Tuần 20

VDST: Đọc tên nốt theo kí hiệu bàn tay

21

– Ôn tập đọc nhạc:

Bài số 3

– Thường thức âm nhạc:

Câu chuyện về bài hát Chú voi con ở Bản Đôn

– Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp được với nhạc cụ đệm, nhạc beat và vận động.

– Nhớ tên bài hát và hiểu được sự ra đời của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Tuần 21

VDST: Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo hình vẽ.

22

– Ôn tập đọc nhạc:

Bài số 3

– Ôn tập bài hát:

Hoa lá mùa xuân

– HS biểu diễn bài hát kết hợp những ý tưởng sáng tạo của nhóm và cá nhân.

– Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp được với nhạc cụ đệm, nhạc beat và vận động.

– Biết vận dụng – sáng tạo với trò chơi âm nhạc theo chủ đề của bài học.

Tuần 22

VDST: Trò chơi “Nhịp điệu trồng cây”

6

6. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

23

– Hát:

Mẹ ơi có biết

– HS hát với giọng tự nhiên, tư thế phù hợp, bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, và rõ lời ca của bài hát.

– Nghe, phân biệt và nhắc lại được câu hát với hai cao độ khác nhau.

Tuần 23

VDST: Nghe và hát theo lời ca với hai cao độ khác nhau

24

– Ôn tập bài hát:

Mẹ ơi có biết

– Nghe nhạc:

Ru con

– Nêu được tên bài hát, tác giả; hát thuộc và đúng theo giai điệu, bước đầu duy trì tốc độ và thể hiện được theo sắc thái mạnh nhẹ trong các câu hát.

– Biết phối hợp nhịp nhàng khi thể hiện bài hát ở các hình thức: đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca.

– Biết lắng nghe, thể hiện cảm xúc được theo nội dung lời ca và tính chất thiết tha, nhịp nhàng của bài hát Ru con.

Tuần 24

25

– Thường thức âm nhạc:

Nhạc cụ ma- ra- cát

(maracas)

– Nói được tên, hiểu được cấu tạo chung và biết cách chơi và thể hiện được hình tiết tấu nhịp ¾ với nhạc cụ ma- ra- cát.

– Cảm nhận và thể hiện được theo âm thanh cao – thấp khi nghe câu nhạc.

Tuần 25

VDST: Nghe và vận động theo âm thanh cao thấp

26

– Ôn tập bài hát:

Mẹ ơi có biết

– Học sinh biểu diễn bài hát Mẹ ơi có biết kết hợp với các hình thức đã học phù hợp với tính chất và sắc thái âm nhạc.

– Biết lắng nghe, điều chỉnh và phối hợp trong biểu diễn ở hình thức đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca.

– Hiểu được tình yêu thương mà mẹ dành cho mình. Biết chia sẻ cảm xúc, tình yêu thương và thể hiện sự quan tâm của mình với mẹ và người thân trong gia đình từ những lời nói, hành động cụ thể.

Tuần 26

VDST: Biểu diễn theo nhóm bài hát Mẹ ơi có biết

7

7. NHỮNG CON VẬT QUANH EM

27

– Hát:

Trang trại vui vẻ

– Bước đầu hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Trang trại vui vẻ; hát được với nhạc đệm.

– Cảm nhận và thể hiện được bài hát với tính chất vui nhộn ở nhịp 2/4.

– Biết đọc nhạc và vận dụng gõ đệm theo nhịp 2/4.

– Cảm nhận được hình tượng của âm thanh và giáo dục tình yêu đối với âm nhạc

Tuần 27

28

– Ôn tập bài hát:

Trang trại vui vẻ

– Đọc nhạc:

Bài số 4

– Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Trang trại vui vẻ; hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách; hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát; nhớ tên bài hát và tác giả.

– Chơi được trò chơi Hát đối đáp theo sự hướng dẫn của GV.

– Nhớ tên các nốt nhạc, bước đầu đọc đúng theo cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 4; biết vỗ tay theo nhịp/ phách kết hợp với nhạc đệm

Tuần 28

VDST: Hát đối đáp theo bài Trang trại vui vẻ

29

– Ôn tập đọc nhạc:

Bài số 4

– Nghe nhạc:

Vũ khúc đàn gà con

– Đọc đúng và thuộc bài đọc nhạc số 4; biết đọc kết hợp vận động cơ thể theo nhịp; đọc kết hợp vỗ tay theo tiết tấu (mục VDST).

– Biết lắng nghe và thể hiện vận động cơ thể theo tính chất vui tươi, sinh động của hình tượng những chú gà con tinh nghịch trong tác phẩm Vũ khúc đàn gà con; bước đầu biết cảm nhận tính chất âm nhạc và tưởng tượng ra hình ảnh những chú gà đáng yêu thông qua giai điệu và tiết tấu của tác phẩm.

Tuần 29

VDST: Đọc nhạc bài số 4 kết hợp vỗ tay theo tiết tấu

30

– Ôn tập đọc nhạc:

Bài số 4

– Ôn tập bài hát:

Trang trại vui vẻ

– Hát bài Trang trại vui vẻ ở các hình thức cá nhân, đôi bạn hoặc nhóm với các cách biểu diễn khác nhau theo ý tưởng của nhóm và cá nhân.

– Thể hiện bài đọc nhạc kết hợp được với nhạc cụ đệm, nhạc baet và vận động

Tuần 30

VDST: Trò chơi “Vận động cùng kiến vàng và gấu nâu”

8

8. MÙA HÈ VUI

31

Hát:

Ngày hè vui

– Bước đầu hát được giai điệu và lời ca của bài hát.

– Biết hát kết hợp với nhạc đệm và hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.

Tuần 31

32

– Ôn tập bài hát:

Ngày hè vui

– Nhạc cụ:

Dùng nhạc cụ gõ thể hiện các hình tiết tấu

– Hát được giai điệu và đúng lời ca của bài hát Ngày hè vui.

– Biết vỗ tay, gõ đệm theo hình tiết tấu 1 và vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo giai điệu bài hát Ngày hè vui.

– Biết dùng nhạc cụ gõ thể hiện các mẫu tiết tấu và đệm cho bài Ngày hè vui.

Tuần 32

33

– Nghe nhạc:

Mùa hè ước mong

– Ôn tập bài hát:

Ngày hè vui

– Biết chú ý lắng nghe và thể hiện được cảm xúc khi nghe hát.

– Tập biểu diễn bài hát một cách tự nhiên, vui tươi kết hợp với vận động cơ thể và vận động phụ hoạ.

Tuần 33

34

Ôn tập cuối năm

– Nhớ tên và biểu diễn được các bài hát đã học ở các chủ đề theo các hình thức khác nhau.

– Đọc đúng bài tập đọc nhạc số 3, 4 theo kí hiệu bàn tay và kết hợp vận động cơ thể.

– Biết vỗ tay, gõ đệm theo mẫu tiết tấu.

Tuần 34

35

Kiểm tra đánh giá cuối năm

– Đánh giá năng lực học tập của HS đạt được trong năm học với các tiêu chí:

+ Hoàn thành tốt

+ Hoàn thành

+ Chưa hoàn thành

– Nhận xét được khả năng học của HS theo từng nội dung như Hát và biểu diễn; Tập đọc nhạc; Nhận biết và cảm thụ âm nhạc.

Tuần 35

Tham khảo thêm:   Chỉ thị 21/CT-TTg Bãi bỏ chế độ chi bồi dưỡng, chi ngoài lương của CB, CC, VC

NGƯỜI LẬP: KHGD
Giáo viên

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống KHGD Âm nhạc 2 năm 2021 – 2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *