Kế hoạch dạy học STEM lớp 1 năm 2023 – 2024 giúp thầy cô tham khảo, xây dựng kế hoạch bài học STEM dạy thay thế những hoạt động trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.
Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học STEM phù hợp với trường mình đang giảng dạy. Chi tiết mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây để dễ dàng lồng ghép, tích hợp các môn học vào chương trình học nhé:
Kế hoạch dạy học STEM lớp 1 năm 2023 – 2024
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
BÀI HỌC STEM – LỚP 1
STT | Tên bài | Môn chủ đạo và tích hợp | Yêu cầu cần đạt | Mô tả bài học | Gợi ý thời điểm tổ chức (Nêu rõ bài học STEM dạy thay thế những hoạt động nào SGK. Với những bài thay thế hoàn toàn chỉ ghi tên bài) | ||
Kết nối tri thức |
Chân trời sáng tạo (Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) |
Cách diều | |||||
1 |
Trải nghiệm cùng khay 10 học Toán |
Môn chủ đạo: Toán học |
Đếm, đọc được các số trong phạm vi 10. |
Thực hiện được đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra dụng cụ khay 10 học Toán. |
Khi dạy nội dung Các số từ 0 đến 10 Bài 2: Các số 6, 7, 8, 9, 10 (Tiết 2,3) |
Bài 17: Số 10 (Tiết 2,3) |
Bài 8: Luyện tập |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Phối hợp được một số kĩ năng: gấp, vẽ,… trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
||||||
2 |
Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10 |
Môn chủ đạo: Toán học |
– Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. – So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua dụng cụ so sánh, sử dụng được các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. |
Thực hiện được so sánh hai số trong phạm vi 10, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra dụng cụ so sánh số. |
Bài 4: So sánh số (Tiết 2, 3) |
Các dấu =, >, < |
11. Luyện tập |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán,… trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
||||||
3 |
Thực hành cùng thẻ học Toán |
Môn chủ đạo: Toán học |
– Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10. – So sánh và sắp xếp được thứ tự các số trong phạm vi 10. |
Thực hiện được đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra bộ thẻ học Toán. |
Bài 6: Luyện tập chung (Tiết 3,4) |
Em học được những gì |
Em ôn lại những gì đã học |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Phối hợp được một số kĩ năng: gấp, vẽ,… trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
||||||
4 |
Thực hành trang trí lớp học bằng các hình hình học |
Môn chủ đạo: Toán học |
– Có biểu tượng ban đầu (trực quan, tổng thể) về hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. – Nhận biết được các hình trên thông qua các đồ vật thật, hình vẽ, các đồ dùng học tập. |
Thực hành lắp ghép, tạo hình từ những hình đã học, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra các sản phẩm trang trí. |
Khi dạy nội dung Thực hành lắp ghép, xếp hình (môn Toán) Bài 8: Thực hành lắp ghép, xếp hình (Tiết 1,2) Mĩ thuật: Chủ đề 4: Sáng tạo từ những hình cơ bản. |
Xếp hình |
Hình vuông- Hình tròn-Hình tam giác – Hình chữ nhật. |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Phối hợp được một số kĩ năng: vẽ, cắt, dán, tạo hình… trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
Chủ đề 1: Bài Ngôi nhà của em. Vận dụng cách tạo hình các hình cơ bản: vuông, chữ nhật, tròn, tam giác,.. |
Chủ đề 5: Sáng tạo với các hình cơ bản, lá cây |
||||
5 |
Dụng cụ tính cộng, tính trừ |
Môn chủ đạo: Toán học |
Thực hiện được việc cộng, trừ trong phạm vi 10. |
Thực hiện được cộng, trừ trong phạm vi 10, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra dụng cụ tính cộng, tính trừ. |
Khi dạy nội dung Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 Bài 13: Luyện tập chung |
Bài 26: Em làm được những gì? |
Bài 30: Luyện tập |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Phối hợp được một số kĩ năng: vẽ, cắt, dán, tạo hình… trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
||||||
6 |
Thực hành tính nhẩm |
Môn chủ đạo: Toán học |
Thực hiện được cộng trừ trong phạm 10. |
Thực hiện được cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra dụng cụ tính. |
Bài 13: Luyện tập chung (Tiết 1,2) |
Em làm được những gì? (Tiết 2,3) |
Tiết 42,43. Luyện tập |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Phối hợp được một số kĩ năng: vẽ, cắt, dán, tạo hình… trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
||||||
7 |
Đèn tín hiệu và biển báo giao thông |
Môn chủ đạo: Tự nhiên & Xã hội |
– Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông. – Thực hành: đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông. |
Nói được tên, đặc điểm và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông kết hợp với nhận biết vị trí, định hướng trong không gian; nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối hộp và các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra được mô hình đèn tín hiệu và biển báo giao thông. Sử dụng mô hình thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ. |
Khi dạy nội dung an toàn trên đường Bài 13: An toàn trên đường |
Bài 14 : Đi đường an toàn |
Bài 9: An toàn trên đường |
Môn tích hợp: Toán học |
– Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối hộp thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Nêu được tên một số công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo. – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. |
||||||
8 |
Triển lãm sản phẩm STEM cuối học kì 1 |
Môn chủ đạo: Mĩ thuật |
– Sử dụng được giấy, vật liệu sẵn có để trang trí tem sản phẩm bài học, tên nhóm, gian trưng bày có tính thẩm mĩ, sáng tạo. – Trưng bày được sản phẩm theo nhóm có tính hài hòa và chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm của cá nhân, của bạn. |
– Biết tập hợp các sản phẩm của cá nhân để trưng bày theo nhóm có khoa học và thẩm mĩ. Sắp xếp theo tỷ lệ to nhỏ, theo gam màu, thứ tự, tính năng của các nhóm sản phẩm bài học. – Trưng bày được sản phẩm có tính thẩm mĩ đẹp mắt, nhỏ trước, lớn sau, Màu sắc hài hòa. -Tập hợp tính số lượng sản phẩm. Chọn vị trí để đo tính kích thước độ cao, rộng khu vực trang trí để trưng bày sản phẩm. Sản phẩm có kích thước lớn bày phía sau, nhỏ phía trước. – Lựa chọn kích thước để cắt tem viết tên bài, sản phẩm sao cho phù hợp khi trưng bày. |
Tuần 17: Đánh giá cuối kì I |
Trưng bày cuối học kì I cùng môn Mĩ thuật |
Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì I |
Môn tích hợp: Môn toán |
Thực hiện được việc đo và ước lượng khu vực trang trí, trưng bày sản phẩm. kích thước tem của của các sản phẩm, gian trưng bày |
||||||
9 |
Cây xung quanh em |
Môn chủ đạo: Tự nhiên & Xã hội |
– Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận bên ngoài của một số cây. – Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,…). |
Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ và nêu được tên các bộ phận bên ngoài của một số cây; phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người; phối hợp với việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét và các kĩ năng mĩ thuật để tạo được mô hình vườn cây. |
Khi dạy nội dung Thực vật và Động vật Bài 15: Cây xung quanh em |
Bài 16: Cây xung quanh em |
Bài 10: Cây xung quanh em |
Môn tích hợp: Toán học |
– Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè. |
Bài cây trong sân trường |
|||||
10 |
Bảng các số từ 1 đến 100 |
Môn chủ đạo: Toán học |
– Nhận biết được số 100; đọc, viết được số 100. |
Thực hiện được đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo được bảng các số từ 1 đến 100. |
Bài 23: Bảng các số từ 1 đến 100 |
Bảng các số từ 1 đến 100 (Tiết 2,3) |
Tiết 64, 65.Các số đến 100. |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. |
||||||
11 |
Nhà cho vật nuôi |
Tự nhiên & Xã hội |
– Nêu được việc làm phù hợp để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. – Làm được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ và đối xử tốt với vật nuôi. – Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số con vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. |
Nêu được việc làm phù hợp để chăm sóc, bảo vệ vật nuôi; làm được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ và đối xử tốt với vật nuôi; có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số con vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện; phối hợp với việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là xăng-ti-mét và các kĩ năng mĩ thuật để làm được mô hình nhà cho vật nuôi. |
Khi dạy nội dung Nhà cho vật nuôi Bài 18: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi |
Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi |
Bài 11: Các con vật quanh em |
Môn tích hợp: Toán học |
Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm. |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích. |
||||||
12 |
Trang trí nơi em sống |
Môn chủ đạo: Tự nhiên & Xã hội |
– Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video. – Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình. |
Giới thiệu được về quang cảnh làng xóm, đường phố và bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình; phối hợp với việc lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật và các kĩ năng mĩ thuật tạo mô hình dụng cụ vệ sinh nơi sống. |
Khi dạy nội dung Cộng đồng địa phương Bài 10: Cùng khám phá quang cảnh xung quanh |
Bài 11: Nơi em sinh sống |
Bài 6: Nơi em sống |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm. |
||||||
13 |
Mô hình tính hàng dọc |
Môn chủ đạo: Toán học |
– Thực hiện được phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số. Thực hiện được tính nhẩm. |
Thực hiện được phép tính cộng, trừ không nhớ các số trong phạm vi 100, đồng thời phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra mô hình tính hàng dọc. |
Bài 33: Luyện tập chung (Tiết 1,2) |
Các phép tính dạng 34+23, 57- 23 (Tiết 2,3) |
Tiết 92. Luyện tập chung |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Phối hợp được một số kĩ năng: vẽ, tạo hình… trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
||||||
14 |
Đồng hồ tiện ích |
Môn chủ đạo: Toán học |
– Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. – Đọc được giờ đúng trên đồng hồ. |
Thực hiện được đọc giờ đúng trên đồng hồ, tích hợp với môn Mĩ thuật, môn Tự nhiên và Xã hội để tạo ra đồng hồ tiện ích. |
Khi dạy chủ đề 9: Bài Xem giờ đúng trên đồng hồ |
Chiếc đồng hồ của em |
Đồng hồ – Thời gian |
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. – Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, dán, tạo hình… trong thực hành, sáng tạo. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
||||||
15 |
Bầu trời ngày và đêm |
Môn chủ đạo: Tự nhiên & Xã hội |
– Mô tả được bầu trời ban ngày và ban đêm. – So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao). |
Mô tả được bầu trời ban ngày và ban đêm và so sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau, đồng thời thực hiện đo, vẽ, tạo hình gắn với một số hình phẳng trong môn Toán, phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo ra vòng xoay “Bầu trời ngày và đêm”. |
Khi dạy nội dung Ngày và đêm Bài 26: Cùng khám phá bầu trời |
Bài 29: Ban ngày và ban đêm |
Bài 20: Bầu trời ban ngày và ban đêm |
Môn tích hợp: Toán học |
– Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm. |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích. |
||||||
16 |
Thời tiết và trang phục |
Tự nhiên & Xã hội |
Thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh. |
Thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh; thực hiện đo, vẽ, tạo hình gắn với một số hình phẳng trong môn Toán, phối hợp với các kĩ năng mĩ thuật để tạo mô hình các loại trang phục phù hợp với thời tiết khác nhau. |
Khi dạy nội dung Thời tiết và trang phục Bài 27: Thời tiết luôn thay đổi |
Bài 31: Hiện tượng thời tiết |
Bài 21: Thời tiết |
Môn chủ đạo: Toán học |
– Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm. |
||||||
Môn tích hợp: Mĩ thuật |
– Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích. |
||||||
17 |
Triển lãm sản phẩm STEM cuối học kì 2 |
Môn chủ đạo: Mĩ thuật |
– Sử dụng được giấy, vật liệu sẵn có để trang trí tem sản phẩm bài học, tên nhóm, gian trưng bày có tính thẩm mĩ, sáng tạo. – Trưng bày được sản phẩm theo nhóm có tính hài hòa và chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm của cá nhân, của bạn. |
– Biết tập hợp các sản phẩm của cá nhân để trưng bày theo nhóm có khoa học và thẩm mĩ. Sắp xếp theo tỷ lệ to nhỏ, theo gam màu, thứ tự, tính năng của các nhóm sản phẩm bài học. – Trưng bày được sản phẩm có tính thẩm mĩ đẹp mắt, nhỏ trước, lớn sau, Màu sắc hài hòa. -Tập hợp tính số lượng sản phẩm. Chọn vị trí để đo tính kích thước độ cao, rộng khu vực trang trí để trưng bày sản phẩm. Sản phẩm có kích thước lớn bày phía sau, nhỏ phía trước. – Lựa chọn kích thước để cắt tem viết tên bài, sản phẩm sao cho phù hợp khi trưng bày. |
Tuần 34, 35 Đánh giá cuối kì II – Trưng bày sản phẩm |
Chủ đề: Đồ chơi đồ dùng học tập -Bài ôn tập – Trang trại mơ ước |
Bài 17 – Cùng nhau ôn tập học kỳ 2 |
Môn tích hợp: Môn toán |
Thực hiện được việc đo và ước lượng khu vực trang trí, trưng bày sản phẩm. kích thước tem của của các sản phẩm, gian trưng bày |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch dạy học STEM lớp 1 Bài học STEM lớp 1 năm 2023 – 2024 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.