Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch dạy học môn Đạo đức 1 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình môn Đạo đức lớp 1 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch dạy học môn Đạo đức 1 sách Chân trời sáng tạo giúp các thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Đạo đức lớp 1 cho 35 tuần của năm học 2022 – 2023 phù hợp với trường mình.

Với kế hoạch dạy học này, thầy cô dễ dàng phân bổ số tiết, lên kế hoạch soạn giáo án môn Đạo đức 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới, để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2022 – 2023. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm kế hoạch dạy học môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm 1 sách Chân trời sáng tạo. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch dạy học môn Đạo đức lớp 1 sách Chân trời sáng tạo

STT Tuần Tên bài Số tiết Yêu cầu cần đạt

1

1

Bài 1. Mái ấm gia đình (T1)

1

– Nêu được một số biểu hiện của tình yêu thương gia đình;

– Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình;

– Đồng tình với thái độ; hành vi thể hiện tình yêu thương;

không đồng tình với thái độ; hành vi không thể hiện tình yêu

thương gia đình;

2

2

Bài 1. Mái ấm gia đình (T2)

1

– Học sinh biết cách sử dụng lời nói, hành động phù hợp với các tình huống để thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình;

– Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương

đối với người thân trong gia đình.

3

3

Bài 2. Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (T1)

1

– Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ[lễ phép, vâng lời, hiếu thảo;

– Nhận biết được sự cần thiết của quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ;

– Đồng tình với thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ;

4

4

Bài 2. Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (T2)

1

– Học sinh biết cách sử dụng lời nói, hành động phù hợp với các tình huống để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ;

– Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ trong gia đình em.

5

5

Bài 3. Anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau (T1)

1

– Nêu được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình;

– Nhận biết được sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong ga đình;

– Có thái độ đồng tình với sự quan tâm, giúp đỡ nhau, không đồng tình với những việc làm không thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình;

6

6

Bài 3. Anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau (T2)

1

– Học sinh biết cách sử dụng lời nói, hành động phù hợp với các tình huống để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình;

– Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình bằng một số việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

7

7

Bài 4. Tự giác làm việc ở trường (T1)

1

– Nêu được một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường;

– Hiểu được sự cần thiết của tự giác, đồng tình với thái độ, hành vi tự giác; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.

– Biết vì sao cần tự giác khi làm việc ở trường.

8

8

Bài 4. Tự giác làm việc ở trường (T2)

1

– Biết cách xử lý tình huống, nêu được những việc cần tự giác ở trường;

– Hiểu được lợi ích của việc tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường;

– Thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.

9

9

Bài 5. Tự giác làm việc ở nhà (T1)

1

– Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà;

– Biết vì sao phải tự giác làm việc của mình;

– Đồng tình với hành vi, thái độ tự giác và không đồng tình với thái độ, hành vi không tự giác làm việc ở nhà;

10

10

Bài 5. Tự giác làm việc ở nhà (T2)

1

– Hiểu được lợi ích của việc tự giác làm việc ở nhà;

– Thực hiện một số việc của mình ở nhà một cách tự giác.

11

11

Bài 6. Không nói dối và biết nhận lỗi (T1)

1

– Nêu được một số biểu hiện của không nói dối và biết nhận lỗi;

– Hiểu được tác dụng của nói thật và biết nhận lỗi, tác hại của nói dối và không biết nhận lỗi trong sinh hoạt;

– Đồng tình với nói thật và biết nhận lỗi, không đồng tình với nói dối và không biết nhận lỗi.

12

12

Bài 6. Không nói dối và biết nhận lỗi (T2)

1

– Học sinh nhận thức được hành vi việc làm đúng và việc làm sai;

– Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè không nói dối và biết nhận lỗi.

13

13

Bài 7. Không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác (T1)

1

– Biết được hành vi tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác là không đúng. Nêu được một số tác hại của việc tự ý lấy đồ người khác;

– Đồng tình với việc không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác, không đồng tình với hành vi tự lấy và sử dụng đồ dùng của người khác;

14

14

Bài 7. Không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác (T2)

1

– Thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người xung quanh cùng thực hiện không tự ý lấy đồ dùng của người khác, đây là hành vi vi phạm pháp luật.

15

15

Bài 8. Trả lại của rơi (T1)

1

– Nêu được hành động nhặt được của rơi, biết tìm cách trả lại cho người đánh mất là biểu hiện của tính thật thà;

– Hiểu được vì sao khi nhặt được của rơi phải trả lại cho người đánh mất;

– Đồng tình với hành động trả lại của rơi cho người đánh mất; không đồng tình với thái độ, hành vi nhặt được của rơi nhưng không trả lại cho người đánh mất hoặc thờ ơ cho đó không phải là việc của mình;

16

16

Bài 8. Trả lại của rơi (T2)

1

– Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè biết trả lại cho người đánh mất khi nhặt được của rơi;

– Biết cách trả lại của rơi cho đúng người đánh mất.

17

17

Bài 9. Sinh hoạt nền nếp (T1)

1

– Nêu được một số biểu hiện của việc sinh hoạt nền nếp;

– Nhận biết được sự cần thiết, sinh hoạt nền nếp;

– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện việc sinh hoạt nền nếp; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa sinh hoạt nền nếp;

18

18

Bài 9. Sinh hoạt nền nếp (T2)

1

– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện việc sinh hoạt nền nếp; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa sinh hoạt nền nếp;

– Thực hiện và hình thành những thói quen sinh hoạt nền nếp như gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ, v.v. trong học tập, sinh hoạt, vui chơi hằng ngày.

19

19

Bài 10. Cùng thực hiện nội quy trường, lớp (T1)

1

– Nêu được những biểu hiện của việc thực thực hiện đúng nội quy trường, lớp;

– Nhận biết được sự cần thiết phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp;

– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện thực hiện đúng nội trường, lớp; không đồng tình vối thái độ, hành vi không thực hiện đúng nội quy trường, lớp;

20

20

Bài 10. Cùng thực hiện nội quy trường, lớp (T2)

1

– Tự giác thực hiện đúng nội quy trường, lớp;

– Biết nhắc nhở bạn cùng thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

21

21

Bài 11. Tự chăm sóc bản thân (T1)

1

– Nêu được những việc làm hằng ngày để tự chăm sóc bản thân như đánh răng, giữ ấm cơ thể, tắm rửa, tập thể dục, ngồi học đúng tư thế…

– Nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc bản thân;

– Đồng tình với những việc làm có lợi cho sức khỏe, không đồng tình với những thói quen trong sinh hoạt có hại cho sức khỏe;

22

22

Bài 11. Tự chăm sóc bản thân (T2)

1

– Biết cách ngồi học đúng tư thế, hiểu được tác hại của việc ngồi sai tư thế;

– Biết tự nhắc nhở bản thân, bạn bè tự chăm sóc cho bản thân.

23

23

Bài 11. Tự chăm sóc bản thân (T3)

1

– Thực hiện được những việc tự chăm sóc bản thân ở nhà hay ở trường.

24

24

Bài 12. Phòng, tránh đuối nước (T1)

1

– Nêu được một số biểu hiện của tai nạn đuối nước;

– Nhận biết được một số nguyên nhân và hậu quả của tai nạn đuối nước;

– Nhận biết được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn đuối nước.

25

25

Bài 12. Phòng, tránh đuối nước (T2)

1

– Đồng tình với việc làm đảm bảo an toàn; không đồng tình với việc làm chưa đảm bảo an toàn có thể dẫn đến nguy cơ đuối nước;

– Biết nhắc nhở bạn bè cùng phòng, tránh tai nạn đuối nước.

26

26

Bài 12. Phòng, tránh đuối nước (T3)

1

– Hiểu được tác dụng của áo phao; có kỹ năng sử dụng áo phao đúng và nhanh;

– Có kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp để cứu người đuối nước.

– Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn đuối nước.

27

27

Bài 13. Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt (T1)

1

– Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày như cầm vật nhọn, sắc, chọc phá thú vật , ném đá, trèo cây …

– Nhận biết được sự cần thiết của việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt;

– Biết được một số kỹ năng cơ bản, cần thiết để phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.

28

28

Bài 13. Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt (T2)

1

– Đồng tình với thái độ, hành vi không phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt;

– Biết nhắc nhở bạn bè cùng phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.

29

29

Bài 13. Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt (T3)

1

– Biết và thực hành được một số kỹ năng cơ bản, cần thiết để phòng, tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.

30

30

Bài 14. Phòng, tránh tai nạn giao thông (T1)

1

– Nêu được các tín hiệu đèn giao thông, biển báo và cách tham gia giao thông an toàn;

– Nhận biết được sự cần thiết của việc chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông; hậu quả của tai nạn giao thông;

– Nhận biết được các hành vi thể hiện sự tuân thủ, chấp hành đúng luật giao thông; biết cách phòng, tránh tai nạn giao thông.

31

31

Bài 14. Phòng, tránh tai nạn giao thông (T2)

1

– Đồng tình với thái độ, hành vi chấp hành tuân thủ luật giao thông; không đồng tình với thái độ, hành vi không chấp hành luật giao thông;

– Biết nhắc nhở bạn bè cùng phòng, tránh tai nạn giao thông.

32

32

Bài 14. Phòng, tránh tai nạn giao thông (T3)

1

– Biết và thực hiện được các hành vi thể hiện sự tuân thủ, chấp hành đúng luật giao thông;

33

33

Ôn tập cuối năm

1

– Qua các bài học từ bài 1 đến bài 5, giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học và thực hành kĩ năng trong cuộc sống.

– Giáo dục HS biết yêu thương mọi người trong gia đình, Quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau. Tự giác làm việc ở trương, ở nhà.

– Có thói quen làm những việc thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình, tự giác làm việc trường, việc nhà

34

34

Ôn tập cuối năm

1

– Qua các bài học từ bài 6 đến bài 10, giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học và thực hành kĩ năng trong cuộc sống.

– Giáo dục HS: Không nói dối và biết nhận lỗi; Không tự ý lấy và sử dụng đồ dùng của người khác; Trả lại của rơi; Sinh hoạt nền nếp; Cùng thực hiện nội quy trường, lớp.

– Có ý thức trung thực trong cuộc sống và trong học tập, thực hiện đúng nội quy trường, lớp.

35

35

Ôn tập cuối năm

1

– Qua các bài học từ bài 11 đến bài 14, giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học và thực hành kĩ năng trong cuộc sống.

– HS biết: Tự chăm sóc bản thân; Phòng, tránh đuối nước; Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt; Phòng, tránh tai nạn giao thông

– HS có ý thức đảm bảo an toàn cho bản thân

Tham khảo thêm:   Đấu Trường Chân Lý: Chi tiết về Lưỡi kiếm tử thần

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch dạy học môn Đạo đức 1 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình môn Đạo đức lớp 1 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *