Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch dạy học môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình Công nghệ 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phân phối chương trình môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm kế hoạch dạy học sách Công nghệ 10 Thiết kế và Trồng trọt.

Phân phối chương trình Công nghệ 10 Kết nối tri thức bao gồm cả phân phối chương trình trong SGK. Đây là mẫu phân phối các kế hoạch học tập, các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập, đề thi và bài tập cho các lớp học hoặc các khối lớp học. Thông qua phân phối chương trình Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức giáo viên giảng dạy có kế hoạch đúng chuẩn kiến thức cho các em học sinh. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Dành cho giáo viên.

Phân phối chương trình Công nghệ 10 Trồng trọt

Học kì I: 18 tuần x 2 tiết/ tuần = 36 tiết

Học kì II: 17 tuần x 2 tiết/ tuần = 34 tiết

Cả năm 70 tiết

Tuần

Tiết

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Chú ý

HỌC KÌ I

Chủ đề 1.Giới thiệu chung về trồng trọt

1

1, 2

Bài 1. Giới thiệu về trồng trọt

– Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

– Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

– Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

2

3, 4

Bài 2. Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.

– Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.

– Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt.

3

5

Ôn tập chủ đề 1. Giới thiệu chung về trồng trọt

– Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 1

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 1

Chủ đề 2.Đất trồng trọt

3, 4

6, 7

Bài 3. Giới thiệu về đất trồng

– Trình bày được khái niệm, thành phần, tính chất của đất trồng.

4, 5

8, 9, 10

Bài 4. Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng

– Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng.

– Xác định được độ mặn, độ chua của đất.

– Vận dụng được kiến thức về sử dụng, cải tạo đất trồng vào thực tiễn.

6

11, 12

Bài 5. Giá thể trồng cây

– Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đất/giá thể trồng cây (Ví dụ: Sản xuất đất/giá thể trồng cây từ xơ dừa, từ trấu, từ đất sét,…).

7

13

Bài 6: Thực hành: Xác định độ chua, độ mặn của đất.

– Thực hành đúng kĩ thuật, đánh giá được kết quả, có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

14

Ôn tập chủ đề 2. Đất trồng trọt

– Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 2

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 2

8

15, 16

Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1

– Hệ thống hóa được kiến thức, kỹ năng giữa học kì I

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung giữa học kì I

Chủ đề 3.Phân bón

9

17, 18

Bài 7. Giới thiệu về phân bón

– Trình bày được khái niệm về phân bón, vai trò của phân bón trong trồng trọt; đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến.

– Nhận biết được một số loại phân bón thông thường.

10

19, 20

Bài 8: Sử dụng và bảo quản phân bón

– So sánh được các biện pháp sử dụng và bảo quản phân bón phổ biến.

– Vận dụng được kiến thức về sử dụng và bảo quản phân bón vào thực tiễn.

11

21

Bài 9. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

– Trình bày được một số ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

11

22

Bài 10. Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hóa học.

– Thực hành đúng kĩ thuật, đánh giá được kết quả, có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

12

23

Ôn tập chủ đề 3. Phân bón

– Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 3

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 3

Chủ đề 4.Công nghệ giống cây trồng

12

24

Bài 11. Khái niệm và vai trò của giống cây trồng

– Trình bày được khái niệm, vai trò của giống cây trồng.

13,14

25, 26, 27

Bài 12. Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

– Mô tả được các phương pháp chọn, tạo cây trồng phổ biến.

– Trình bày được ứng dụng của công nghệ gen trong chọn và tạo giống cây trồng.

14,15

28, 29

Bài 13. Nhân giống cây trồng

– Mô tả được các phương pháp nhân giống cây trồng phổ biến.

– Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng

– Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính.

15

30

Bài 14. Thực hành: Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép.

– Thực hành đúng kĩ thuật, đánh giá được kết quả, có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

16

31

Ôn tập chủ đề 4. Công nghệ giống cây trồng

– Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 4

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 4

16,17

32,33

Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I

– Hệ thống hóa được kiến thức, kỹ năng học kì I

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung trong học kì I

Chủ đề 5.Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

17,18

34, 35

Bài 15. Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ.

– Trình bày được tác hại của sâu, bệnh và ý nghĩa của việc phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

18

36

Bài 16. Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ. (tiết 1)

– Trình bày được khái niệm sâu hại cây trồng

– Mô tả được đặc điểm nhận biết, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trừ một số loại sâu hại cây trồng thường gặp.

HỌC KÌ II

19

37

Bài 16. Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ. (tiết 2)

– Trình bày được khái niệm sâu hại cây trồng

– Mô tả được đặc điểm nhận biết, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trừ một số loại sâu hại cây trồng thường gặp.

19, 20

38, 39

Bài 17. Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ.

– Trình bày được khái niệm bệnh hại cây trồng

– Mô tả được đặc điểm nhận biết, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trừ một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp.

– Nhận biết được một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp.

20, 21

40, 41

Bài 18. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

– Trình bày được một số biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

– Nêu được ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

– Lựa chọn được các biện pháp an toàn cho con người và môi trường trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

21

42

Ôn tập chủ đề 5. Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

– Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 5

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 5

Chủ đề 6.Kĩ thuật trồng trọt

22

43, 44

Bài 19. Quy trình trồng trọt và cơ giới hóa trong trồng trọt

– Mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt.

– Tham gia trồng và chăm sóc được một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương

– Nêu được một số ứng dụng nổi bật của cơ giới hoá trồng trọt.

23

45, 46

Bài 20. Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt

– Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản sản phẩm trồng trọt.

24,25

47, 48, 49

Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt

– Chế biến được một số sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp đơn giản.

25

50

Ôn tập chủ đề 6. Kĩ thuật trồng trọt

– Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 6

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 6

26

51, 52

Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II

– Hệ thống hóa được kiến thức, kỹ năng giữa học kì II

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung giữa học kì II

27

53, 54

Bài 22. Dự án trồng hoa trong chậu.

– Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một số loại cây trồng.

Chủ đề 7.Trồng trọt công nghệ cao

28

55, 56

Bài 23. Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao

– Trình bày được những vấn đề cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

29

57, 58

Bài 24. Một số công nghệ cao trong trồng trọt.

– Mô tả được một số mô hình trồng trọt công nghệ cao.

30, 31

59, 60, 61

Bài 25. Công nghệ trồng cây không dùng đất

– Giải thích được cơ sở khoa học của các hệ thống trồng cây không dùng đất (Ví dụ: trồng cây trong nhà có mái che, công nghệ tưới nhỏ giọt, hệ thống trồng cây thông minh; hệ thống trồng cây thuỷ canh, khí canh).

– Thực hiện được việc trồng cây bằng phương pháp không dùng đất.

31

62

Ôn tập chủ đề 7. Trồng trọt công nghệ cao

– Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 7

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 7

Chủ đề 8.Bảo vệ môi trường trong trồng trọt

32

63, 64

Bài 26. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt

– Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

– Nêu được một số giải pháp bảo vệ môi trường trong trồng trọt

33

65, 66

Ôn tập và kiểm tra cuối học kì 2

– Hệ thống hóa được kiến thức, kỹ năng học kì II

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung trong học kì II

34

67, 68

Bài 27. Ứng dụng công nghệ vi sinh bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt

– Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt.

35

69

Bài 28. Thực hành: Thực hành sử dụng rơm rạ để trồng nấm rơm.

– Thực hành đúng kĩ thuật, đánh giá được kết quả, có ý thức về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

70

Ôn tập chủ đề 8. Bảo vệ môi trường trong trồng trọt

– Hệ thống hóa được kiến thức chủ đề 8

– Vận dụng để trả lời được các câu hỏi và làm bài tập ôn tập chủ đề 8

Tham khảo thêm:   Nghị định số 53/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Phân phối chương trình Công nghệ 10 Thiết kế

TRƯỜNG ……………..

TỔ ……………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10

NĂM HỌC 2023-2024

Tổng số tiết cả năm: 70 (35 tuần thực dạy)

Học kì 1: 2 tiết/tuần x 18 tuần = 36 tiết

Học kì 2: 2 tiết/tuần x 17 tuần = 34 tiết

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

2. Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023;

3. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường

4. Căn cứ vào kết quả lựa chọn Sách giáo khoa Công nghệ của tổ chuyên môn (Bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC).

II. NỘI DUNG CHI TIẾT

Tuần

Số tiết

Nội dung chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

HỌC KÌ I

1

1,2

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ

Bài 1. Công nghệ và đời sống

– Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.

– Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.

2

3,4

Bài 2. Hệ thống kỹ thuật

– Trình bày được khái niệm, cấu trúc của hệ thống kĩ thuật.

3,4

5-8

Bài 3. Công nghệ phổ biến

– Kể tên được một số công nghệ phổ biến.

– Tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến.

5,6

9-12

Bài 4. Một sô công nghệ mới

– Trình bày được bản chất của một số công nghệ mới.

– Phát biểu được hướng ứng dụng của một số công nghệ mới.

7

13,14

Bài 5. Đánh giá công nghệ

– Giải thích được các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ. – Đánh giá được một số sản phẩm công nghệ phổ biến.

8

15,16

Bài 6. Cách mạng công nghiệp

– Tóm tắt được nội dung cơ bản, vai trò, đặc điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp.

9

17,18

Bài 7. Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ

– Trình bày được yêu cầu và triển vọng, những thông tin chính về thị trường lao động của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đánh giá được sự phù hợp của bản thân đối với những ngành nghề đó.

10

19,20

Ôn tập và kiểm tra giữa học kì 1

– Hệ thống kiến thức, kỹ năng của chương 1

– Vận dụng trả lời các câu hỏi, bài tập

– Làm bài kiểm tra giữa kì (Trắc nghiệm và tự luận)

CHƯƠNG 2: VẼ KỸ THUẬT

11

21,22

Bài 8: Bản vẽ kỹ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật

– Trình bày được khái niệm, vai trò của bản vẽ kĩ thuật,

– Mô tả được các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.

12-13

23-26

Bài 9: Hình chiếu vuông góc

– Trình bày được khái niệm về hình chiếu vuông góc, các loại hình chiếu vuông góc. Phân tích được phương pháp và vẽ được hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản.

14

27,28

Bài 10: Mặt cắt và hình cắt

– Trình bày được khái niệm hình cắt, mặt cắt, ứng dụng của các loại hình cắt, mặt cắt; Phân tích được phương pháp và vẽ được hình cắt, mặt cắt của các vật thể đơn giản

15,16

29-32

Bài 11: Hình chiếu trục đo

– Trình bày được thế nào là hình chiếu trục đo, các thông số của hình chiếu trục đo, các loại hình chiếu trục đo. Phân tích các bước vẽ và vẽ được hình chiếu trục đo của các vật thể đơn giản; Biểu diễn được vật thể trên bản vẽ kỹ thuật

17

33,34

Bài 12: Hình chiếu phối cảnh

– Trình bày được về hệ thống hình chiếu phối cảnh, đặc điểm của các loại hình chiếu phối cảnh; Nêu được các bước vẽ và vẽ được hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của một số vật thể đơn giản

18

35-36

Ôn tập, kiểm tra cuối học kì I

– Hệ thống lại kiến thức đã học trong học kì 1

– Vận dụng trả lời các câu hỏi, bài tập

– Làm bài kiểm tra giữa kì (Trắc nghiệm và tự luận)

HỌC KÌ II

19

37-38

Bài 13: Biểu diễn ren

– Trình bày được các quy định về biểu diễn ren, nhận dạng được ren trên bản vẽ kỹ thuật. Đọc được các bản vẽ chi tiết có ren.

– Vẽ được hình biểu diễn quy ước ren của vật thể

20,21

39-41

Bài 14: Bản vẽ cơ khí

– Lập và đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản

– Đọc được bản vẽ lắp của vật thể đơn giản

21,22

42-44

Bài 15: Bản vẽ xây dựng

– Trình bày được khái niệm, ứng dụng của bản vẽ xây dựng, các loại bản vẽ xây dựng.

– Lập và đọc được bản vẽ xây dựng đơn giản .

23, 24

45-48

Bài 16: Vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính

– Vẽ được một số hình biểu diễn của vật thể đơn giản với sự hỗ trợ của máy tính

25

49,50

Ôn tập chương 2

– Hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng chương 2

– Vận dụng để trả lời các câu hỏi và làm bài tập chương 2

26

51

Kiểm tra giữa kì 2

– Vận dụng kiến thức, kỹ năng về vẽ kỹ thuật ứng dụng trong chương 2 để làm bài kiểm tra giữa kì 2 (Trắc nghiệm và tự luận)

26,27

52,53

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KỸ THUẬT

Bài 17: Khái quát về thiết kế kĩ thuật

– Trình bày được vai trò, ý nghĩa của hoạt động thiết kế kĩ thuật.

– Mô tả được đặc điểm, tính chất của một số nghề nghiệp liên quan đến thiết kế

27, 28

54-56

Bài 18: Quy trình thiết kế kĩ thuật

– Giải thích được quy trình thiết kế kĩ thuật; trình bày được các công việc cụ thể của từng bước của quá trình thiết kế.

29

57-58

Bài 19: Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật

– Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thiết kế kĩ thuật.

30

59-60

Bài 20: Nguyên tắc thiết kế kỹ thuật

– Nêu được các nguyên tắc thiết kế kĩ thuật.

31,32

61-64

Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

– Trình bày được các phương pháp thực hiện, phương tiện hỗ trợ trong từng bước của quá trình thiết kế kĩ thuật

33,34

65-68

Bài 22: Dự án Thiết kế sản phẩm đơn giản

– Vận dụng được kiến thức về thiết kế kĩ thuật để thiết kế được một sản phẩm đơn giản.

35

69,70

Ôn tập và kiểm tra cuối học kì 2

– Hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng học kì II

– Vận dụng để trả lời các câu hỏi, làm bài tập và làm bài kiểm tra (trắc nghiệm + tự luận) các nội dung trong học kì II

Tham khảo thêm:   Đơn xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện thường trú

IV. TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Về phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện:

– Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.

– Chú trọng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp trực quan (đặc biệt là thực hành, thí nghiệm,…), phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học STEM…

– Khuyến khích sử dụng các hình thức dạy học như: dạy học ngoài trời, trải nghiệm sáng tạo, dạy học dự án, hoạt động nhóm…

2. Về phương pháp kiểm tra, đánh giá:

– Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá thông qua vấn đáp, bài viết TNKQ, bài viết tự luận, bài thu hoạch, bài báo cáo tìm hiểu, báo cáo thực hành, các sản phẩm học tập….

3. Nhu cầu trang thiết bị cần thiết:

– Cần có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất (phòng học có đủ thiết bị, phương tiện dạy học, phòng thí nghiệm), các thiết bị thí nghiệm, thực hành theo chương trình.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch dạy học môn Công nghệ 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình Công nghệ 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo Cánh diều Ngữ văn lớp 9 trang 29 sách Cánh diều tập 1

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *