Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 2 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn Âm nhạc lớp 2 năm 2022 – 2023 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 2 sách Cánh diều giúp các thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc cho 35 tuần của năm học 2022 – 2023 phù hợp với trường mình.

Với kế hoạch dạy học này, thầy cô dễ dàng phân bổ số tiết, lên kế hoạch soạn giáo án môn Âm nhạc 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm kế hoạch dạy học lớp 2 các môn của bộ sách Cánh diều. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc lớp 2 sách Cánh diều

Tuần, tháng Chương trình và sách giáo khoa Nội dung điều chỉnh, bổ sung Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)

Ghi chú

Chủ đề/ mạch ND Tên bài học Tiết học/thời lượng

Tuần: 1

Tháng: 9

– Chủ đề 1: Quê hương

– Hát: Ngày mùa vui

– Vận dụng – Sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát Ngày mùa vui

– Biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái (Tây Bắc) được đặt lời mới có tiêu đề là bài Ngày mùa vui

– Bước đầu hát đúng giai điệu bài Ngày mùa vui. Nêu được tên bài hát và tên tác giả.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

Tuần: 2

Tháng: 9

– Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui

– Nghe nhạc: Đi học

– Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

– Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định. Gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát.

– Biết lắng nghe cảm nhận bài hát và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát: Đi học.

– Nêu được tên bài hát khi nghe nhạc. Hát lại câu em thích.

Tuần: 3

Tháng: 9

– Đọc nhạc

– Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Sáo trúc

– Đọc được các mẫu âm với nhịp điệu vừa phải với kí hiệu bàn tay.

– Biết đọc nhạc và vận dụng gõ đệm theo nhịp.

– Nêu được tên của nhạc cụ được học.

– Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.

Tuần: 4

Tháng: 9

– Nhạc cụ

– Vận dụng – Sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao – thấp theo sơ đồ

– Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Ứng dụng vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát Ngày mùa vui

– Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp theo sơ đồ.

Tuần: 5

Tháng: 10

– Chủ đề 2:

Biết ơn thầy cô giáo

– Hát: Em thương thầy mến cô

– Vận dụng – Sáng tạo: Vận động theo tiếng trống

– Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Em thương thầy mến cô.

– Hình thành cho các em một số kĩ năng hát (lấy hơi, rõ lời, đồng đều)

– Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo hình nhịp theo tiếng trống.

– Yêu thích môn âm nhạc. Kể được tên các bài hát về thày cô mà em biết.

Tuần:6

Tháng: 10

– Ôn tập bài hát: Em thương thầy mến cô

– Nghe nhạc: Lời cô

– Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

– Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết lắng nghe, cảm nhận và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát: Lời cô.

– Nêu được tên bài hát khi nghe nhạc. Hát lại được câu em thích.

Tuần: 7

Tháng: 10

– Đọc nhạc

– Vận dụng – Sáng tạo: Phân biệt âm thanh cao – thấp

– Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Đọc đúng cao độ trường độ bài nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

– Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp.

Tuần: 8

Tháng: 10

– Nhạc cụ

– Vận dụng – Sáng tạo: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ

– Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

– Ứng dụng vỗ tay đệm cho bài hát: Em thương thày mến cô.

– Vận động theo tiếng trống, phân biệt được âm thanh cao – thấp.

– Thể hiện được nhịp điệu bằng ngôn ngữ.

Tuần: 9

Tháng: 11

– Chủ đề 3: Đoàn kết

– Hát: Lớp chúng ta đoàn kết

– Nêu được tên bài hát và tác giả

– Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.

– Biết hát gõ đệm theo phách và vận động nhẹ nhàng.

– Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô.

Tuần: 10

Tháng: 11

– Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết

– Thường thức âm nhạc – Câu chuyện âm nhạc: Thần đồng âm nhạc

– Biết hát kết hợp với gõ đệm, hát kết hợp với vận động cơ thể.

– Cảm nhận và thể hiện được bài hát với tính chất vui tươi, trong sáng với tốc độ hơi nhanh ở nhịp 2/4.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích.

– Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa.

– Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác theo hướng dẫn của giáo viên.

Tuần: 11

Tháng: 11

– Vận dụng – Sáng tạo: Vỗ tay với âm thanh to – nhỏ khác nhau

– Nghe nhạc: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ

– Biết lắng nghe, cảm nhận và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát.

– Nêu được tên bài, tên tác giả bài hát khi nghe nhạc. Cảm nhận tính chất vui tươi và biết vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài hát.

Tuần:12

Tháng: 11

– Nhạc cụ

– Vận dụng – Sáng tạo: Vận động theo tiếng đàn

– Biết biểu diễn với nhạc cụ gõ song loan để đệm theo tiết tấu và bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.

– Yêu thích các cụ dân tộc.

– Vận dụng theo tiếng đàn và vỗ tay với âm thanh to – nhỏ khác nhau.

Tuần:13

Tháng: 12

Chủ đề 4: Mùa xuân

– Hát: Mùa xuân tươi xanh

– Bước đầu hát đúng giai điệu, lời ca bài hát: Mùa xuân tươi xanh.

– Biết bài hát là của nhạc sĩ nào sáng tác

– Hát được giai điệu và lời ca của bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.

– Cảm nhận được tính chất vui tươi của bài hát.

Tuần:14

Tháng: 12

– Ôn tập bài hát: Mùa xuân tươi xanh

– Vận dụng – Sáng tạo- Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát: Mùa xuân tươi xanh

– Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Mùa xuân tươi xanh.

– Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách và vận dụng bộ gõ cơ thể.

– Biết phối hợp nhịp nhàng khi thể hiện bài hát ở các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát: Mùa xuân tươi xanh.

Tuần:15

Tháng: 12

– Đọc nhạc

– Vận dụng – Sáng tạo: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ

– Nhớ tên các nốt trong bài đọc nhạc, đọc được cao độ và trường độ bài đọc nhạc với kí hiệu bàn tay.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

– Mô phỏng được động tác chơi các nhạc cụ.

Tuần:16

Tháng: 12

– Nhạc cụ

– Vận dụng – Sáng tạo: Tìm những từ ẩn trong ô chữ

– Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

– Biết tìm những từ ẩn trong ô chữ

Tuần:17

Tháng: 1

– Ôn tập: Nghe nhạc; Đọc nhạc; Hát: Ngày mùa vui, Em thương thầy mến cô

– Nhớ nội dung, tác giả 3 bài nghe nhạc

– Nhớ lại 2 bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài. Thể hiện bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi…

– Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát.

– Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ.

– Đọc bài đọc nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay/ vận động cơ thể theo ý thích

– Biết lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuần:18

Tháng: 1

– Ôn tập: Thường thức âm nhạc; Nhạc cụ; Hát: Lớp chúng ta đoàn kết, Mùa xuân tươi xanh

– Nhớ được tên nhạc cụ, tên nhân vật trong câu chuyện đã học.

– Nhớ lại 2 bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài.

– Thể hiện đúng bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi…

– Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát.

– Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ.

– Biết Lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuần:19

Tháng: 1

Chủ đề 5: Đồng dao

– Hát: Bắc kim thang

– HS biết bài hát Bắc kim thang – Dân ca Nam Bộ.

– Biết vị trí vùng Nam Bộ trên bản đồ

– Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Bắc kim thang.

– Hình thành cho các em một số kĩ năng hát (lấy hơi, rõ lời, đồng đều)

– Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo hình tiết tấu.

– Giáo dục học sinh biết yêu các bài hát dân ca.

– Yêu thích môn âm nhạc.

Tuần: 20

Tháng: 1

– Ôn tập bài hát: Bắc kim thang

– Nghe nhạc: Cái bống

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Cảm nhận được tình cảm của bài hát.

– Biết lắng nghe, thể hiện cảm xúc được theo nội dung lời ca và tính chất thiết tha, nhịp nhàng của bài hát Cái bống.

– Nêu được tên bài hát khi nghe nhạc. Hát lại được câu em thích.

Tuần: 21

Tháng: 2

– Ôn tập bài hát: Bắc kim thang

– Vận dụng – Sáng tạo: Phân biệt âm thanh dài – ngắn

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động chơi trò chơi.

– HS hát với giọng tự nhiên, tư thế phù hợp, hát đúng cao độ, trường độ, và rõ lời ca của bài hát.

– Nghe cảm nhận, phân biệt và nhắc lại được câu hát với độ dài – ngắn khác nhau.

Tuần: 22

Tháng: 2

– Nhạc cụ

– Vận dụng – Sáng tạo: Nói theo tiết tấu riêng của mình

– Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định

– Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

– Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Tuần: 23

Tháng: 2

– Chủ đề 6:

Em yêu âm nhạc

– Hát: Múa vui

– Bước đầu hát đúng giai điệu bài Múa vui. Nêu được tên bài hát và tên tác giả.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản .

Tuần: 24

Tháng: 3

– Ôn tập bài hát: Múa vui

– Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Đàn phím điện tử

– Thuộc lời bài hát

– Biết thêm được 1 nhạc cụ là Đàn phím điện tử (biết về hình dáng, âm sắc của đàn).

– Chú ý nghe và biểu hiện cảm xúc khi nghe tiếng đàn qua bài Múa vui .

Tuần: 25

Tháng: 3

– Nghe nhạc: Cây cầu Luân-đôn

– Vận dụng – Sáng tạo: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ

– Biết lắng nghe và thể hiện vận động cơ thể theo tính chất vui tươi, sinh động của tác phẩm Cây cầu Luân – đôn kết hợp chơi trò chơi; bước đầu biết cảm nhận tính chất âm nhạc và tưởng tượng ra hình ảnh Cây cầu Luân – đôn thông qua giai điệu và tiết tấu của tác phẩm.

– Làm được động tác chơi các nhạc cụ

Tuần: 26

Tháng: 3

– Đọc nhạc

– Vận dụng – Sáng tạo: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ

– Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

– Thể hiện được nhịp điệu bằng ngôn ngữ.

– Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

Tuần: 27

Tháng: 3

– Chủ đề 7: Tình bạn

– Hát: Tình bạn

– Vận dụng – Sáng tạo: Vận động theo tiếng đàn

– Bước đầu hát đúng giai điệu bài Tình bạn. Nêu được tên bài hát và tên tác giả.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản .

Tuần: 28

Tháng: 4

– Ôn tập bài hát: Tình bạn

– Nghe nhạc: Hái hoa bên rừng

– Thuộc lời bài hát, thể hiện được sắc thái bài hát.

– Hát kết hợp nhạc cụ, bộ gõ cơ thể

– Biết lắng nghe biết tưởng tượng khi nghe nhạc và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài: Hái hoa bên rừng.

Tuần: 29

Tháng: 4

– Ôn tập bài hát: Tình bạn

– Vận dụng – Sáng tạo: Vỗ tay với các nhịp độ khác nhau

– Biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát.

– Biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với người khác; biết biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.

Tuần: 30

Tháng: 4

– Nhạc cụ

– Vận dụng – Sáng tạo: Hát theo cách riêng của mình

– Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác, thể hiện đúng tiết tấu và giai điệu.

– Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng cách.

– Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Tuần: 31

Tháng: 4

– Chủ đề 8:

Loài vật em yêu

– Hát: Chú ếch con

– Vận dụng – Sáng tạo: Phân biệt âm thanh to – nhỏ

– Bước đầu hát đúng giai điệu bài Chú ếch con. Nêu được tên bài hát và tên tác giả.

– Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

– Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản.

– Phân biệt âm thanh to – nhỏ khi hát

Tuần: 32

Tháng: 5

– Ôn tập bài hát: Chú ếch con

– Đọc nhạc

– Vận dụng – Sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao – thấp theo sơ đồ

– Hát đúng giai điệu, biểu diễn tự nhiên bài Chú ếch con.

– Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.

– Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.

– Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

Tuần: 33

Tháng: 5

– Nhạc cụ

– Thường thức âm nhạc – Câu chuyện âm nhạc: Bài hát về chú voi con

– Vận dụng – Sáng tạo: Tìm những từ ẩn trong ô chữ

– Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

– Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

– Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Tuần: 34

Tháng: 5

– Ôn tập: Nghe nhạc; Đọc nhạc; Hát: Bắc kim thang, Múa vui

– Nhớ nội dung, tác giả 3 bài nghe nhạc

– Nhớ lại 2 bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài. Thể hiện đúng bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi…

– Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát.

– Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ.

– Đọc bài đọc nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay/ vận động cơ thể theo ý thích

– Biết lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuần: 35

Tháng: 5

– Ôn tập: Thường thức âm nhạc; Nhạc cụ; Hát: Tình bạn, Chú ếch con

– Nhớ được tên nhạc cụ, tên con vật trong câu chuyện đã học.

– Nhớ lại 2 bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài.

– Thể hiện đúng bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi…

– Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát.

– Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ.

– Biết Lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tham khảo thêm:   Quyết định 838/QĐ-BHXH Quy trình giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 2 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn Âm nhạc lớp 2 năm 2022 – 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *