Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 Tiểu học mang tới bài dạy minh họa 8 môn Toán, Lịch sử – Địa lý, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Công nghệ, Khoa học và Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học.
Qua đó, giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới theo đúng chuẩn, đúng quy định. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài thu hoạch Mô đun 4 để có thêm kinh nghiệm, hoàn thiện kế hoạch bài dạy Module 4 của mình. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Toán
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh:
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Phát triển các năng lực toán học:
– Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm
– Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học : phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
- Năng lực giao tiếp toán học: Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán về giảm đi 1 số lần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bông hoa, phiếu HT, bảng phụ
- HS: Bảng con, bộ đồ dùng toán 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC | PHƯƠNG PHÁP,CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ |
1. Hoạt động khởi động: – GV kết hợp BHT tổ chức trò chơi “Truyền điện” (về các bảng chia đã học) – GV nhận xét – Kết nối bài học |
– HS tham gia chơi – HS lắng nghe |
-Trực quan – Nêu và giải quyết vấn đề |
– PP: Trò chơi. – CC: Câu hỏi. |
2. Hoạt động khám phá: 2.1 Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần. – GV giới thiệu 2 hàng các bông hoa, hướng dẫn HS sắp xếp các bông hoa như hình vẽ rồi hỏi: + Số bông hoa ở hàng trên? + Số bông hoa ở hàng dưới so với hàng trên ? – GV ghi bảng: + Hàng trên: 6 bông hoa + Hàng dưới: 6: 3= 2 (bông hoa) *GVKL: Số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì được số bông hoa ở hàng dưới. 2.2 Thực hành trên đoạn thẳng: + Độ dài đoạn thẳng AB? + Đoạn thẳng CD so với đoạn thẳng AB? – GV ghi bảng như SGK: + Độ dài đoạn thẳng AB: 8cm + Độ dài đoạn thẳng CD: 8: 4 = 2 (cm) + Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào? + Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào? + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? *GVKL: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần |
– HS sắp xếp các và bông hoa trả lời: – 6 bông hoa – Số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì có số bông hoa ở hàng dưới – HS lắng nghe – HS nhắc lại – 8 cm – Đoạn thẳng AB giảm 4 lần thì được đoạn thẳng CD. +Ta chia 8 cm cho 4 +Ta chia lấy số đó chia cho 4 + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần – HS nhắc lại |
– Hợp tác -Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Quan sát CC: Bảng kiểm |
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Bài 1 – Gọi HS đọc yêu cầu. – Cho HS nêu cách làm – HS thảo luận nhóm 4 và chia sẻ kết quả trước lớp. – GV nhận xét. Bài 2: – Gọi HS đọc yêu cầu. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? – Yêu cầu HS làm bài vào vở. – GV nhận xét Bài 3: – Gọi HS đọc yêu cầu. – Cho HS làm bài vào vở nháp, chia sẻ kết quả trước lớp. – Hỏi cách làm ý a) + Trước khi vẽ đoạn thẳng CD, em đã làm gì? + Để tính độ dài đoạn thẳng CD, em làm thế nào? – Hỏi tương tự với ý b) + Vì sao lại lấy 8 – 4? *GVlưu ýHS phân biệt giữa giảm đi số lần và giảm đi 1 số đơn vị: Giảm đi 1 số lần là lấy số đó chia cho số lần, còn giảm đi 1 số đơn vị là lấy số đó trừ đi 1 số đơn vị đó. |
– HS nêu yêu cầu bài tập – HS nêu cách làm – HS thảo luận nhóm 4 để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp – HS nhận xét – HS nêu yêu cầu bài tập – HS phân tích bài toán. – HS làm bài vào vở, đổi kiểm tra chéo. – Chia sẻ kết quả trước lớp. Bài giải Thời gian làm công việc đó bằng máy là: 30: 5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ. – HS nhận xét – HS nêu yêu cầu bài tập – HS thực hành làm bài – Chia sẻ kết quả trước lớp (giải thích cách làm) + Tính độ dài của đoạn thẳng CD + Lấy 8: 4 = 2 (cm) + Lấy 8 – 4 = 4 (cm) + Vì giảm đi 4 cm chứ không phải 4 lần. – Lắng nghe |
– Thực hành -Hợp tác nhóm – Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Vấn đáp, gợi mở CC: câu hỏi, sản phẩm học tập |
4. Hoạt động vận dụng, kiến thức, kỹ năng và thực tiễn: – Yêu cầu HS đếm số bàn trong lớp và giảm đi 3 bàn, 7 bàn. – Nhận xét giờ học. |
– HS thực hiện vào bảng con. |
– Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Quan sát CC:Rubrics |
IV. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:
1. Bảng kiểm
Hoạt động rút ra bài học
PC/NL | Chỉ báo / Biểu hiện | Có | Không |
Chăm chỉ | Thao tác trên bảng con đúng theo phép tính từ SGK | ||
Trách nhiệm | Biết tự làm bài của mình, nhắc nhở các bạn kĩ năng tính toán. | ||
Tư duy, lập luận toán học | phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể. | ||
GQVĐ toán học | vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần. | ||
NL giao tiếp toán học | Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán thực tiễn có vận dụng về giảm đi 1 số lần |
2. Thang đo:
(Hoạt động thực hành, luyện tập)
Tiêu chí | Thang đo |
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ? Gợi ý muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần |
M1 |
Nêu được tình huống bài toán thực tiễn đơn giản : Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán thì số bưởi giảm đi 5 lần. hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi? Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi) |
M2 |
Chuyển thành câu chuyện kể. Ví dụ: Nhà Nga vừa thu hoạch bưởi. Sau khi thu hoạch xong được 40 quả bưởi. Mẹ Nga đem bàn thì số quả bưởi giảm đi 5 lần. Hỏi mẹ Nga còn lại bao nhiêu quả bưởi? Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi) |
M3 |
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Lịch sử – Địa lý
CHỦ ĐỀ:THIÊN NHIÊN
(Nam Bộ)
I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ
– Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
– Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ.
– Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.
Yêu cầu cần đạt |
Mức độ biểu hiện |
Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ. |
Mức độ 1: Trình bày được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ. Mức độ 2: Sử dụng bản đồ/ lược đồ, chỉ được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ. |
Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ. |
Mức độ 1: Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ. Mức độ 2: Sử dụng bản đồ/ lược đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ. |
Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. |
Mức độ 1: Trình bày được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. Mức độ 2: Phân tích được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. Mức độ 3: Đánh giá được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. |
II. BẢNG MÔ TẢ KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hoạt động dạy học |
Mục tiêu hoạt động |
Sản phẩm/ minh chứng |
Kiểm tra đánh giá |
|
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
|||
1. Hoạt động khởi động. |
Kết nối vào bài học. |
Nghe bài hát “Về miền Tây” và nêu tên các địa danh được nêu trong bài hát. |
Hỏi – đáp |
Câu hỏi |
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới |
Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của mục tiêu giáo dục. |
|||
Hoạt động 1. Giới thiệu về vị trí địa lí, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ |
Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ. |
– Phát biểu của học sinh về vị trí địa lí và tên một số con sông lớn của vùng Nam Bộ. – Học sinh sử dụng được bản đồ/ lược đồ để chỉ vị trí địa lí, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ. |
Hỏi – đáp |
Câu hỏi |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ. |
Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ. |
– Phát biểu của học sinh về những đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ. – Học sinh sử dụng được bản đồ/ lược đồ để trình bày một trong những đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ. |
– Quan sát – Hỏi – đáp |
– Câu hỏi – Phiếu học tập |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. |
Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. |
– Bảng tổng hợp ý kiến của nhóm về ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. – Phát biểu của học sinh về ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ |
– Quan sát – Hỏi – đáp |
– Câu hỏi – Bảng kiểm – Phiếu đánh giá theo tiêu chí |
3. Hoạt động luyện tập. Hoàn thành các câu hỏi và bài tập. |
Xác định xem HS đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sâu thêm nội dung của bài học. |
Trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng” |
Hỏi đáp |
Câu hỏi |
4. Hoạt động vận dụng. Vận dụng kiến thức để bảo vệ rừng, yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên. |
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống. |
Phát biểu của học sinh. |
Hỏi đáp |
Câu hỏi |
III. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
- Công cụ đánh giá hoạt động khởi động
- GV cho HS nghe bài hát “Về miền Tây” và nêu tên các địa danh được nói đến trong bài hát.
- Công cụ hoạt động hình thành kiến thức mới.
*Hoạt động 1.
+ Mục tiêu: Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
+ Công cụ đánh giá:
– Xác định vị trí địa lí của vùng Nam Bộ?
– Nam Bộ giáp với vùng nào của đất nước và với quốc gia nào?
– Kể tên một số con sông lớn của vùng Nam Bộ?
– Sử dụng bản đồ/ lược đồ để chỉ vị trí địa lí, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ.
*Hoạt động 2.
+ Mục tiêu: Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi,…) ở vùng Nam Bộ.
+ Công cụ đánh giá:
– Phát biểu của học sinh về những đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ.
– Học sinh sử dụng được bản đồ/ lược đồ để trình bày một trong những đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ.
PHIẾU HỌC TẬP
(Nối nghĩa ở cột B với từ chỉ đặc điểm ở cột A cho phù hợp)
CỘT A |
CỘT B |
A. Địa hình |
Hệ thống sông ngòi chằng chịt với hơn 4000 sông, ngòi khác nhau. Hai hệ thống sông chính là sông Đồng Nai và sông Cửu Long, đây là 2 con sông cung cấp lượng nước lớn cho cả đồng bằng Nam Bộ. |
B. Khí hậu |
Địa hình Nam bộ khá bằng phẳng được chia ra làm hai tiểu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Phía tây giáp Vịnh Thái Lan; phía đông và Đông Nam giáp biển Đông; phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía đông Bắc giáp Tây nguyên và Nam Trung Bộ. |
C. Đất |
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. |
D. Sông ngòi |
Nam Bộ có nhiều loại đất nhưng chủ yếu là đất phù sa phân bố ở phía Đông Nam và phía Nam của nước ta; tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển. |
*Hoạt động 3.
+ Mục tiêu: Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.
+ Công cụ đánh giá:
– Phát biểu của học sinh về ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.
– Học sinh sử dụng được bản đồ/ lược đồ để nêu ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.
+ Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP Quan sát bản đồ/ lược đồ, đọc thông tin trong tài liệu cùng những hiểu biết của em, hãy cho biết: Ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ? |
+ Bảng kiểm
BẢNG KIỂM HOẠT ĐỘNG NHÓM
Chủ đề: Thiên nhiên (Nam Bộ)
Họ và tên: …………………………………….. Tên nhóm: …………………
Lớp: …………………… Trường Tiểu học: ……………………….…………
Nhóm |
Số học sinh làm việc với phiếu cá nhân |
Số học sinh hoàn thành phiếu cá nhân |
Số học sinh hoàn thành phiếu cá nhân chính xác |
Số học sinh có ý kiến thảo luận trong nhóm |
Nhóm 1 |
||||
Nhóm 2 |
||||
Nhóm 3 |
||||
Nhóm 4 |
||||
… |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG GIỮA CÁC NHÓM
Chủ đề: Thiên nhiên (Nam Bộ)
Họ và tên: …………………………………….. Tên nhóm: …………………
Lớp: …………………… Trường Tiểu học: ……………………….…………
Nhóm |
Chủ đề |
Nhận xét, đánh giá |
||||||||
Hình thức trình bày |
Nội dung trình bày |
Trả lời các câu hỏi thảo luận |
||||||||
Tốt |
Khá |
TB |
Tốt |
Khá |
TB |
Tốt |
Khá |
TB |
||
Nhóm 1 |
||||||||||
Nhóm 2 |
||||||||||
Nhóm 3 |
||||||||||
Nhóm 4 |
||||||||||
… |
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM
Chủ đề: Thiên nhiên (Nam Bộ)
Họ và tên: ……………………………….. Tên nhóm: …………………
Lớp: ………………… Trường Tiểu học: ……………………….………
Họ và tên |
Nhiệm vụ được phân công |
Nhận xét, đánh giá |
||||||||
Hoàn thành hoạt động chuẩn bị của cá nhân |
Thực hiện nhiệm vụ theo phân công trong nhóm |
Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của nhóm |
||||||||
Rất tích cực |
Tích cực |
Không tích cực |
Rất tích cực |
Tích cực |
Không tích cực |
Rất tích cực |
Tích cực |
Không tích cực |
||
1. |
Nhóm trưởng |
|||||||||
2. |
Thư kí |
|||||||||
3. |
||||||||||
4. |
||||||||||
… |
Hoạt động luyện tập
+ Mục tiêu: Xác định xem HS đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sâu thêm nội dung của bài học.
+ Công cụ đánh giá
Câu hỏi:
3.1. Phần đất liền phía tây Nam Bộ giáp với?
- Biển Đông.
- Vịnh Thái Lan.
- Campuchia.
- Tây nguyên và Nam Trung Bộ.
3.2. Nam Bộ chủ yếu có khí hậu?
- Nhiệt đới gió mùa.
- Ôn đới.
- Nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
- Hàn đới.
3.3. Nam Bộ có hai hệ thống sông chính là?
- Sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
- Sông Tiền và sông Hậu.
- Sông Mã và sông Cả.
- Sông Đồng Nai và sông Đà Rằng.
3.4. Vùng ven biển Nam Bộ chủ yếu là đất?
- Đất đỏ bazan.
- Đất Phe-ra-lít.
- Đất phù sa.
- Đất cát.
Hoạt động vận dụng
+ Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống.
+ Công cụ đánh giá:
Bài tập tình huống/ thực tiễn: Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết:
– Một số con sông lớn khác ở nước ta mà em biết?
– Nam Bộ có thể đến Trung Bộ và Bắc Bộ bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không hay không?
– Những nước nào trong khu vực Đông Nam Á có thể đến Nam Bộ bằng cả 3 loại đường giao thông nêu trên?
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Tiếng Việt Tiểu học
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
Bài: NGÔI NHÀ (TIẾT 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phát triển năng lực đặc thù
1.1. NL ngôn ngữ:
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng từ ngữ, không mắc lỗi phát âm ở các từ khó, dễ lẫn; Đọc lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu thể hiện được nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả; Đọc với tốc độ đọc 50 tiếng trong một phút.
- Hiểu yêu cầu của các từ ngữ khó. VD: xao xuyến, đầu hồi, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ, mái vàng, rạ. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
- Trao đổi về nội dung bài đọc, nội dung tranh thông qua trả lời các câu hỏi.
1.2. NL văn học:
- Mở rộng vốn từ: Tìm tiếng cùng vần với các tiếng cho trước: chùm, phơi, nước. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôi nhà trong bài thơ qua vần và hình ảnh thơ.
2. Góp phần phát triển năng lực chung và các phẩm chất
2.1. Phát triển các NL chung: giao tiếp – hợp tác; giải quyết vấn đề – sáng tạo (vận dụng những điều đã học trong thực tế).
2.2. Bồi dưỡng PC: Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, video Bài hát “Nhà của tôi
Bài hát Tổ ấm gia đình.
bài giảng điện tử trên ứng dụng classdojo, phiếu học tập, bảng phụ; bút lông, giấy vẽ A3; giấy A0 ..,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian | Hoạt động GV | Hoạt động HS | Thiết bị đồ dùng dạy học | ||||
TIẾT 1 |
|||||||
3- 5 |
HĐ1: Khởi động Mục tiêu : Dẫn nhập vào bài mới, tạo hứng thú cho học sinh Phương pháp : Quan sát, vấn đáp, động não. Kĩ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi,. |
||||||
– GV cho HS xem video bài hát Nhà của tôi – GV hỏi: + Nội dung bài hát nói về điều gì? + Ngôi nhà có gần gũi với bạn nhỏ không? GV giới thiệu bài mới: Nhà là nơi chúng ta sinh sống, là chốn thân thương của mỗi người phải không nào? Vậy ngôi nhà của bạn nhỏ này có gì đặc biệt? Vì sao bạn nhỏ lại yêu quý ngôi nhà của mình đến như vậy? Hôm nay cô cùng các con sẽ đến với bài tập đọc của nhà thơ Tô Hà, bài thơ “Ngôi nhà”. |
HS xem video. – HS trả lời – HS trả lời – HS lắng nghe |
video bài hát Nhà của tôi |
|||||
15 |
HĐ2: Khám phá Mục tiêu: – Đọc đúng các từ ngữ: xao xuyến, lảnh lót, mộc mạc, hiểu nghĩa từ cây xoan, rạ. Đọc trơn cả bài. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. PPDH: Rèn luyện theo mẫu, thảo luận nhóm, trò chơi, động não, trực quan, quan sát, lắng nghe, vấn đáp KTDH: Đọc tích cực, nói tích cực, đặt câu hỏi. |
||||||
a. Hướng dẫn luyện đọc – Yêu cầu HS mở SGK trang 40,41 – Gv đọc mẫu toàn bài (lần 1): Đọc mẫu bài văn: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm – GV sử dụng hình ảnh giảng từ: cây xoan, rạ |
– HS mở sách – HS lắng nghe GV đọc mẫu – HS quan sát và lắng nghe |
||||||
b. Phát hiện số câu H:Các em đọc thầm để phát hiện xem bài này có mấy dòng thơ? – Yêu cầu HS sử dụng bảng con ghi số dòng thơ của bài – Gv ghi số: 1, 2, 3, 4, 5…..12 vào trước từng dòng thơ. |
– HS quan sát và đọc thầm – HS sử dụng bảng con để ghi đáp án: 12 |
SGK, máy chiếu, bảng con |
|||||
c. Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó PP: Vấn đáp KT: Đặt câu hỏi – Học sinh nêu các từ khó đọc |
|||||||
Làm việc cả lớp: – Gọi đại diện một số nhóm nêu các từ khó đọc – GV hướng dẫn HS phân biệt: Hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, Thơm phức – GV cho cá nhân đọc – tổ đọc |
– Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: hàng xoan, ngõ, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc,… – HS lắng nghe và nhắc lại – HS đọc theo yêu cầu của GV |
||||||
15 |
HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: đọc từng dòng thơ, khổ thơ và bài thơ, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Phương pháp: Trò chơi, thảo luận nhóm |
||||||
a. Luyện đọc câu và khổ thơ *Luyện đọc câu H: Khi đọc hết câu ta phải làm gì? – Cho HS tự đọc thầm bài. – Gọi HS đọc nối tiếp câu theo thứ tự – Gọi HS đọc nối tiếp câu không theo thứ tự Nhận xét * Luyện đọc khổ thơ + Khổ 1: 4 dòng đầu + Khổ 2: 4 dòng giữa. + Khổ 3: 4 dòng cuối. *Luyện đọc cả bài * Khuyến khích HS TB, yếu đọc trơn. * PTNL: HS khá giỏi đọc lưu loát, diễn cảm b. Mở rộng vốn từ: – GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi: Ai nhanh, ai đúng + Chia 4 tổ thành 4 nhóm + Phát mỗi tổ 1 bảng phụ và 1 bút lông + Yêu cầu lần lượt tìm tiếng có cùng vần với mỗi tiếng chùm, phơi, nước. – GV cùng HS kiểm tra kết quả trò chơi và tuyên dương đội tìm được từ đúng: um tùm, sum, bơi, lụm khụm, chước, chơi, thước |
– Ngắt hơi. – HS đọc thầm bài – HS lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của GV. – HS đọc theo yêu cầu của GV – Hs đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh – Hs đọc cá nhân,đồng thanh – HS lắng nghe và tham gia trò chơi |
||||||
TIẾT 2 |
|||||||
(15 phút) HĐ 4: KHÁM PHÁ Tìm hiểu bài (t2) Mục tiêu: – Hiểu được nội dung của bài thơ. – Biết yêu thương người thân trong gia đình; yêu thương quê hương, đất nước – Biết giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng. PPDH: Thảo luận nhóm, vấn đáp, quan sát, hợp tác. KTDH: động não, đặt câu hỏi, nghe- nói tích cực. |
|||||||
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 2 để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi: a. Trước ngõ nhà của bạn nhỏ có gì? + Hàng xoan trước ngõ có gì đẹp? + GV kết hợp giải nghĩa từ xao xuyến (xao xuyến: trạng thái xúc động kéo dài) b.Tiếng chim hót ở đầu hồi như thế nào? +Các em đã bao giờ nghe tiếng chim hót chưa? c. Câu thơ nào nói về hình ảnh mái nhà? GV kết hợp giải nghĩa từ mái vàng (mái vàng:mái nhà được lợp bằng rạ, có màu vàng) + Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước. – GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời. GV và HS thống nhất câu trả lời. ? Qua bài thơ em bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với ngôi nhà của mình ? GV chốt: Tình tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà. – GV liên hệ giáo dục: HS biết yêu gia đình, đất nước. Biết giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng. |
– HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi. a. Trước ngõ nhà bạn nhỏ có hàng xoan +có hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm b. Tiếng chim hót lảnh lót. +HS trả lời. c. Mái vàng thơm phức Em yêu ngôi nhà Gỗ tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca. – Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. – HS trả lời. |
Bảng kiểm |
|||||
(15 phút) Hoạt động 5.LUYỆN ĐỌC LẠI VÀ ĐỌC THUỘC LÒNG Mục tiêu: Luyện đọc , đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu Phương pháp: Nhóm,Trò chơi, quan sát Kĩ thuật: Đọc tích cực |
|||||||
– Luyện đọc lại 2 khổ thơ đầu (nhóm đôi) – Tổ chức thi Ai đọc hay hơn, thuộc lòng à khuyến khích HS đọc thuộc lòng – GV cùng HS bầu chọn HS đọc hay, đọc đúng, thuộc bài khen thưởng – GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bằng cách xóa dần một số từ ngữ trong 2 khổ thơ cho đến khi xóa hết.HS nhớ và đọc thuộc cả những từ bị xóa. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS học thuộc lòng 2 khổ thơ. – GV gọi 1 số HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. |
– Các nhóm luyện đọc – Bình bầu |
Phiếu nhận xét |
|||||
(5 phút)Hoạt động 6: Vận dụng Vẽ ngôi nhà mà em yêu thích và đặt tên cho bức tranh em vẽ. Mục tiêu: – Vẽ được ngôi nhà theo ý thích. PPDH: Quan sát, vấn đáp, tích hợp liên môn Mĩ thuật, thực hành- luyện tập. KTDH: nói tích cực, đặt câu hỏi. |
|||||||
GV đưa ra 1 số bức tranh vẽ ngôi nhà, giới thiệu khái quát về những ngôi nhà có trong tranh. – GV đưa ra gợi ý để HS vẽ tranh: +Em vẽ ngôi nhà vào thời điểm nào trong ngày? +Ngôi nhà có những bộ phận gì? +Có những cảnh vật gì xung quanh ngôi nhà? +Em định đặt tên cho bức tranh là gì? – GV cho HS vẽ ngôi nhà vào giấy và đặt tên cho bức tranh vừa vẽ. – YC HS chỉ tranh vẽ kể cho bạn bên cạnh nghe về ngôi nhà mình. – GV gọi 1 số HS trình bày nội dung tranh vẽ trước lớp. – GV cùng HS nhận xét nội dung tranh, cách trình bày . |
– HS quan sát tranh. – HS dựa vào gợi ý của GV vẽ tranh vào giấy – HS vẽ tranh. – HS lên bảng trình bày nội dung bức tranh. |
||||||
(3 phút) Hoạt động 8: Củng cố- Dặn dò Mục tiêu: – Nắm được tên và nội dung bài học. PPDH: vấn đáp KTDH: Đặt câu hỏi, nghe- nói tích cực |
|||||||
– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học. +Hôm nay các em học bài thơ gì? – GV nhận xét tiết học – Cho cả lớp hát bài “Tổ ấm gia đình” và kết thúc tiết học – Dặn HS xem trước bài : Ôn tập. Chuẩn bị một bài thơ, câu chuyện về gia đình. |
– HS nhắc lại – Lắng nghe Cả lớp vỗ tay và hát theo bài nhạc |
Video bài hát“Tổ ấm gia đình” https://www.youtube.com/watch?v=KcmRQKF6- nA&t=156s |
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Tự nhiên và xã hội
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Chủ đề/bài học: Gia đình/ Nhà ở của em Thời lượng: 02 tiết; Lớp: 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nhận thức khoa học: Nêu được địa chỉ, đặc điểm ngôi nhà nơi gia đình đang ở. Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
- Tìm hiểu: Nhận xét được về đặc điểm xung quanh của ngôi nhà em ở.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
2. Năng lực chung
- NL tự chủ và tự học: Vẽ được bức tranh về nơi ở của gia đình mình, mô tả rõ các phòng trong ngôi nhà và đặc điểm xung quanh nơi ở; Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp,
- NL giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm và báo cáo kết quả trước lớp để tìm hiểu về đặc điểm ngôi nhà và những việc làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp; Thực hành phối hợp với đội, nhóm để hoàn thành trò chơi.
- NL giải quyết vấn đề: Đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học liên quan đến nhà ở.
3. Phẩm chất chủ yếu
- Phẩm chất trách nhiệm:Có ý thức giữ gìn đồ dùng trong nhà, đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hoạt động | Giáo viên | Học sinh |
Khởi động | Bảng tìm đường | Bút |
HĐHTKTM 1, Tiết 1 | Tranh vẽ ngôi nhà | |
HĐHTKTM 2 Tiết 1 | Tranh vẽ nhà ở thành thị, nông thôn, vùng núi. | |
HĐ Luyện tập thực hành Tiết 1 | Ảnh chụp ngôi nhà của mình | |
Khởi động | Nhạc bài hát “Em yêu nhà em” (Thơ Tô Hoài, nhạc: Nguyễn Tiến Nghĩa). | |
HĐ 1, Tiết 2 | Tranh vẽ phòng ở nhà |
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động: KHỞI ĐỘNG (thời gian: 5 phút)
Mục tiêu:
Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nói lên tình cảm của bản thân đối vớingôi nhà của mình, từ đó dẫn dắt vào bài mới.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: PP trò chơi
Tiến trình tổ chức:
* Giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 2 đội và tổ chức cho HS chơi trò: “Tìm đường về nhà”.
– GV phổ biến luật chơi: GV đính tranh phóng to. 2 đội quan sát thảo luận và cử đại diện lên bảng vẽ đường giúp bạn Lan tìm được đường về nhà. Đội nào tìm nhanh và đúng, đội đó giành phần thắng.
– Sau khi bài hát hoặc trò chơi kết thúc, GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Nhà ở của em”.
Dự kiến sản phẩm của HS:
– Bảng sản phẩm tìm đường về nhà của hai đội.
Dự kiến đánh giá:
Đánh giá thông qua sản phẩm trò chơi của hai đội.
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÔI NHÀ VÀ CÁC PHÒNG TRONG NHÀ (thời gian: 10 phút)
Mục tiêu:
HS nêu được đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: PP hợp tác theo nhóm
Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn
Tiến trình tổ chức:
* Giao nhiệm vụ học tập
* Bước 1: GV phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cho cả lớp.
– GV giới thiệu tranh một ngôi nhà của bạn An, yêu cầu HS quan sát nêu nội dung tranh. Gợi ý: Tranh vẽ cảnh ở thành phố, có nhiều nhà cao tầng. An dẫn bạn về nhà chơi và giới thiệu về nhà của mình cho bạn biết.
– GV đặt câu hỏi:
+ Nhà của An ở đâu?
+ Trong nhà An có những phòng nào?
* Bước 2: Thảo luận nhóm ( kĩ thuật Khăn trải bàn)
– HS làm việc độc lập rồi trao đổi thảo luận trong nhóm.
– GV quan sát các nhóm thảo luận, đặt thêm câu hỏi gợi ý:
+ Địa chỉ nhà bạn An ở đâu?
+ Xung quanh nhà bạn An như thế nào?
+ Nhà bạn An có mấy tầng?
+ Mỗi tầng gồm có những phòng nào?
* Bước 3: Trình bày, thảo luận tổng kết trước lớp
– 2 đến 3 nhóm lên trình bày trước lớp theo các câu hỏi gợi ý ở trên.
- Cả lớp thảo luận.
– GV đặt câu hỏi gợi mở và HS nhận xét và rút ra kết luận.
- Kết luận: Trong nhà thường có phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinhđể phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Dự kiến sản phẩm của HS:
– Câu trả lời của học sinh:
- Nhà bạn An ở thành phố/ Nhà bạn An ở số 18 Tô Hiệu.
- Nhà An có hai tầng: tầng trệt có phòng khách, phòng bếp; tầng 1: hai phòng ngủ, 1 phòng tắm.
- Xung quanh nhà bạn An có nhà hai bên, phía trước là con đường, phía sau có cây cối.
Dự kiến đánh giá:
Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.
PP đánh giá: vấn đáp. Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi.
*Hoạt động 2: ĐẶC ĐIỂM XUNG QUANH NHÀ Ở(thời gian: 13 phút)
Mục tiêu:
HS nêu một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thành thị, thôn quê vàmiền núi.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: PP quan sát
Kĩ thuật dạy học: dạy học mảnh ghép
Tiến trình tổ chức:
* Giao nhiệm vụ học tập
* Vòng 1:NHÓM CHUYÊN GIA
– GV chia lớp 6 nhóm. Nhóm 1,2 thảo luận tranh 1, nhóm 3,4 thảo luận tranh 2, nhóm 5,6 thảo luận tranh 3.
Câu hỏi:
+ Ngôi nhà trong tranh 1, tranh 2 thuộc loại nhà ở vùng miền nào? (Tranh 1: Nhà ở nông thôn; tranh 2: Nhà ở miền núi; tranh 3: Nhà ở thành thị)
– GV yêu cầu HS thảo luận: “Nêu đặc điểm xung quanh của những ngôi nhà trong tranh”.
* Vòng 2: NHÓM MẢNH GHÉP
– HS di chuyển đến nhóm mới, chia sẻ trong nhóm về đặc điểm xung quanh của ba bức tranh 1,2,3.
– GV giải thích thêm cho HS biết về các dạng nhà ở: nhà ở thành thị, nhà ở nông thôn và nhà ở miền núi.
– GV và HS cùng trao đổi và nhận xét.
- Kết luận: Mỗi nhà có đặc điểm xung quanh khác nhau.
Dự kiến sản phẩm của HS:
– Câu trả lời của học sinh.
- Tranh 1: Nhà ở nông thôn, nhà cửa thưa thớt, xung quanh nhà có nhiều cây cối.
- Tranh 2: Nhà ở miền núi, là nhà sàn, xung quanh nhà có nhiều cây, có núi.
- Tranh 3: Nhà ở thành thị, có nhiều nhà san sát nhau, nhiều xe cộ qua lại.
Dự kiến đánh giá:
Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.
PP đánh giá: vấn đáp. Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi.
Hoạt động luyện tập, thực hành: KỂ VỀ NGÔI NHÀ CỦA EM(thời gian: 7 phút)
Mục tiêu:
HS nêu được địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòngtrong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: PPDH HỢP TÁC
Tiến trình tổ chức:
* Cách thức học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Làm việc theo nhóm đôi
– GV yêu cầu HS họp nhóm đôi, chia sẻ với bạn về ngôi nhà của mình. HS chuẩn bị sẵn hình ảnh ngôi nhà và các phòng để kể.
– GV gợi ý một vài câu hỏi:
+ Địa chỉ nhà em ở đâu?
+ Đường xá, cảnh vật xung quanh như thế nào?
+ Nhà em là nhà ở nông thôn, miền núi hay thành thị?
+ Nhà em có mấy phòng? Đó là những phòng nào?
* Cách thức học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Làm việc chung toàn lớp
– GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến trước lớp.
– GV kết hợp giáo dục HS: Nhà là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. Em phải yêu quý ngôi nhà của mình.
– GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Nhà là nơi em ở.
* Phương án đánh giá hoạt động học của học sinh
Dự kiến sản phẩm của HS:
– Câu trả lời của học sinh:
- Học sinh nêu được số nhà, tên đường, tên phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh.
- Học sinh nêu được nhà mình ở nông thôn, thành thị.
- Học sinh nêu được nhà mình có mấy phòng, kể được các phòng.
Dự kiến đánh giá:
Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.
PP đánh giá: vấn đáp. Công cụ đánh giá: bộ câu hỏi.
TIẾT 2
Hoạt động KHỞI ĐỘNG (5 phút):
GV bật nhạc cho HS nghe bài hát “Em yêu nhà em” (Thơ Tô Hoài, nhạc: Nguyễn Tiến Nghĩa). https://www.youtube.com/watch?v=ZWhVzwOtUYI
– HS trả lời câu hỏi: Ngôi nhà của bạn nhỏ được làm bằng gì? Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà như thế nào? “Em có yêu ngôi nhà của mình không? Vì sao?”.
Hoạt động hình thành kiến thức mới: TÌM HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN GỌN GÀNG (thời gian: 10 phút)
Mục tiêu:
- HS nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: PP DẠY HỌC THEO TÌNH HUỐNG
Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn
Tiến trình tổ chức:
* Giao nhiệm vụ học tập
Bước 1: Giới thiệu tình huống
- GV giới thiệu tình huống bằng cách chọn 2 học sinh sắm vai theo tình huống trong tranh “Giờ học đến rồi, con phải tìm sách toán. Mà giờ con không tìm thấy cuốn sách toán ạ.
Bước 2: Tổ chức cho HS làm việc độc lập.
- GV đưa yêu cầu cho cá nhân HS suy nghĩ: Chuyện gì xảy ra với bạn An? Vì sao?Nếu em là An, em sẽ làm gì?
Bước 3: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- – GV chia nhóm 4, yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời trong nhóm, thống nhất câu trả lời của nhóm. (Kĩ thuật Khăn trải bàn)
- – GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
Bước 4: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Cả lớp thảo luận về các ý kiến được trình bày.
Bước 5: Tổng kết
– GV và HS nhận xét và rút ra kết luận.
- Kết luận: Em cần sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
Dự kiến sản phẩm của HS:
– Câu trả lời của học sinh:
- An tìm không được sách toán nên An đi học mà không có sách toán.
- Do An mất thời gian tìm sách nên An đi học trễ.
- Nếu là An, em sẽ để sách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Dự kiến đánh giá:
Đánh giá thông qua câu trả lời của HS.
Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: NÊU NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ GIỮ NHÀ Ở GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (thời gian: 20 phút)
Mục tiêu:
- HS nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: PP VẤN ĐÁP, ĐÓNG VAI
Kĩ thuật dạy học: Động não
Tiến trình tổ chức:
* Cách thức học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: “Nêu 1 số việc làm để giữ nhà ở gọn gàng ngăn nắp ?”
- HS đưa ra ý kiến.
- GV và HS nhận xét.
- Giáo viên đưa ra tình huống: Sau khi học bài xong, bạn Nam để sách vở, đồ dùng lung tung trên bàn và vội bật tivi để xem. Nếu là Nam em sẽ làm gì? (chia nhóm 6)
* Cách thức học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 1: Xác định tình huống
Bước 2: Chọn người tham gia.
Bước 3: HS bàn cách thể hiện vai diễn trong nhóm và trước lớp.
Bước 4: HS thể hiện vai diễn trong nhóm và trước lớp.
Bước 5: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của các nhóm.
Kết luận: Dọn dẹp các đồ dùng trong nhà sẽ giúp nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
* Phương án đánh giá hoạt động học của học sinh
Dự kiến sản phẩm của HS:
– Câu trả lời của học sinh:
- Xếp sách vở, đồ dùng đúng nơi quy định.
- Sau khi sử dụng để các đồ dung đúng vị trí.
– Các việc sắp xếp sách vở gọn gàng
Dự kiến đánh giá:
Đánh giá thông qua câu trả lời của HS, thông qua cách xử lý tình huống khi đóng vai của học sinh.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ: Học sinh đánh giá đồng đẳng.
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Cần cố gắng |
4. PHỤ LỤC 1
4.1. Nội dung dạy học
– Nêu địa chỉ, đặc điểm của ngôi nhà đang ở, các phòng trong nhà.
– Nêu đặc điểm xung quanh của ngôi nhà.
– Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dung cá nhân gọn gang, ngăn nắp.
– Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
4.2. Các phụ lục khác
Tranh lấy từ sách giáo kháo Tự nhiên và Xã hội lớp 1 của bộ sách Chân trời sáng tạo.
Tiết 1:
– Tranh hoạt động khởi động.
Tranh hoạt động 1:
Tranh hoạt động 2:
Tiết 2:
Tranh hoạt động 1:
PHỤ LỤC 2
5.1. Kế hoạch đánh giá cho chủ đề
Hoạt động học (thời gian) |
Mục tiêu |
Nội dung dạy học trọng tâm |
PP/KTDH chủ đạo |
Sản phẩm |
Hình thức KTĐG |
Phương pháp KTĐG |
Công cụ KTĐG |
TIẾT 1: Hoạt động 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÔI NHÀ VÀ CÁC PHÒNG TRONG NHÀ (10 phút) |
HS nêu được đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà. |
Đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà. |
Phương pháp dạy học: PP hợp tác theo nhóm Kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn |
Câu trả lời của học sinh. |
Thường xuyên |
Vấn đáp |
-Sổ ghi chép – Câu hỏi – Phiếu quan sát |
Hoạt động 2. ĐẶC ĐIỂM XUNG QUANH NHÀ Ở (13 phút) |
HS nêu một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thành thị, thôn quê vàmiền núi. |
Một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thành thị, thôn quê vàmiền núi. |
Phương pháp dạy học: PP quan sát Kĩ thuật dạy học: dạy học mảnh ghép |
Câu trả lời của học sinh. |
Thường xuyên |
Quan sát |
-Sổ ghi chép – Phiếu quan sát |
Hoạt động 3. KỂ VỀ NGÔI NHÀ CỦA EM (7 phút) |
HS nêu được địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòngtrong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở. |
Địa chỉ nơi ở của gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòngtrong nhà và một số đặc điểm xung quanh nơi ở. |
Phương pháp dạy học: PP PPDH HỢP TÁC |
Câu trả lời của học sinh. |
Thường xuyên |
Vấn đáp |
-Sổ ghi chép – Câu hỏi -Phiếu quan sát |
TIẾT 2: Hoạt động 1. TÌM HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN GỌN GÀNG (10 phút) |
HS nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. |
Sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. |
Phương pháp dạy học: PP DẠY HỌC THEO TÌNH HUỐNG Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn |
Câu trả lời của học sinh. |
Thường xuyên |
Vấn đáp |
-Sổ ghi chép – Phiếu quan sát |
Hoạt động 2. NÊU NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ GIỮ NHÀ Ở GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (20 phút) |
HS nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. |
Một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. |
Phương pháp dạy học: PP VẤN ĐÁP, ĐÓNG VAI Kĩ thuật dạy học: Động não |
Câu trả lời của học sinh. |
Thường xuyên |
Quan sát |
-Sổ ghi chép -Phiếu đánh giá – Phiếu quan sát |
5.2. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch
CÂU HỎI: Dùng cho cả tiết 1 và 2
CÂU HỎI Tiết 1: Hoạt động 1: 1. Địa chỉ nhà của An là bao nhiêu ? 2. Xung quanh nhà bạn An như thế nào? 3. Nhà bạn An có mấy tầng? 4. Mỗi tầng gồm có những phòng nào? Hoạt động 3: 1. Địa chỉ nhà em ở đâu? 2. Đường xá, cảnh vật xung quanh như thế nào? 3. Nhà em là nhà ở nông thôn, miền núi hay thành thị? 4. Nhà em có mấy phòng? Đó là những phòng nào? Tiết 2: Hoạt động 1: 1. Chuyện gì xảy ra với bạn An? 2. Vì sao? 3. Nếu em là An, em sẽ làm gì? |
Tiết 1:
PHIẾU QUAN SÁT
Người được quan sát: ……………………………
Hoạt động |
Cách thực hiện của học sinh |
Kết luận của GV |
|
Có |
Không |
||
Hoạt động 1 (Tiết 1) |
Trình bày được địa chỉ nhà bạn An |
||
Giới thiệu được đặc điểm trong nhà của bạn An: + Nêu được nhà An có hai tầng + Nêu được các phòng của mỗi tầng |
|||
Giới thiệu được đặc điểm xung quanh nhà của bạn An |
|||
Hoạt động 2 (Tiết 1) |
Nêu đúng ngôi nhà trong tranh 1, tranh 2, tranh 3 thuộc loại nhà ở vùng miền nào ? (nông thôn, miền núi, thành thị) |
||
Nêu được đặc điểm xung quanh của những ngôi nhà trong tranh 1, 2, 3. |
|||
Hoạt động 3 (Tiết 1) |
Nêu được địa chỉ nhà của em |
||
Nêu được đặc điểm nhà của em |
TIẾT 2:
PHIẾU QUAN SÁT
Người được quan sát: ……………………………
Hoạt động |
Cách thực hiện của học sinh |
Kết luận của GV |
|
Có |
Không |
||
Hoạt động 1 (Tiết 2) |
Đưa ra được cách xử lí tình huống của cá nhân |
||
Thống nhất được cách xử lí tình huống hợp lí |
|||
Hoạt động 2 (Tiết 2) |
Nêu được một số việc làm phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp |
||
Đóng vai xử lí tình huống hợp lí |
Hoạt động 2.
1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ: Học sinh đánh giá đồng đẳng.
Hoàn thành tốt
|
Hoàn thành
|
Cần cố gắng
|
Sổ ghi chép: Thứ ……. ngày…….tháng….năm…. Chủ đề: GIA ĐÌNH BÀI: Nhà ở của em TIẾT 1: – Hoạt động 1:………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… – Hoạt động 2: :……………………………………………………………………….……… ………………………………………………………………………………………………… – Hoạt động 3: :………………………………………………………………………..……… …………………………………………………………………………………………………. TIẾT 2: – Hoạt động 1: :…………………………………………………………………….………… ………………………………………………………………………………………………… – Hoạt động 2: :……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… |
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Đạo đức
CHỦ ĐỀ 5: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
BÀI 7: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN (2 TIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
* Năng lực:
- Năng lực về điều chỉnh hành vi: Biết thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân và không thực hiện những việc làm chưa đúng.
- NL phát triển bản thân: Biết bảo quản đồ dùng cá nhân đúng cách và khuyên bạn bè người thân bảo quản đồ dùng cá nhân. Biết nhắc nhở bạn bè khi chưa thực hiện đúng bảo quản đồ dùng cá nhân.
* Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất trách nhiệm và chăm chỉ: Thường xuyên bảo quản đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, SCG, POWERPOINT, Các câu chuyện về bảo quản đồ dùng, máy tính, máy chiếu, bộ tranh theo sách giáo khoa.
- HS: SGK, Vở BT ĐĐ lớp 2.
III. PP DẠY HỌC.
1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
1. Khởi động: * Thời gian: 7 phút * Chuyển giao nhiệm vụ: – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” * Tổ chức thực hiện: – GV nêu thể lệ cuộc chơi; HD cách chơi. – GVchia lớp làm 3 đội. * Tổ chức trình bày kết quả: – GV cùng HS kiểm tra kết quả chơi của các đội. * Nhận xét, đánh giá: – GV nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài học: Bảo quản đồ dùng cá nhân. |
– HS cùng chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. – Hs tham gia trò chơi, HS lần lượt lên bảng liệt kê những đồ dùng cá nhân. Đội nào kể được nhiều tên đồ dùng cá nhân hơn là đội thắng. – HS nhận xét. – Các đội báo cáo kết quả của đội mình. – HS lắng nghe |
2. Hình thành kiến thức mới |
|
a. HĐ1: Tìm hiểu biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân. * Thời gian: 15 phút * Chuyển giao nhiệm vụ: – GV treo tranh/chiếu hình / cho HS quan sát tranh trang 34 và nêu câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? + Các bạn bảo quản sách vở như thế nào? + Các bạn bảo quản đồ chơi như thế nào? + Các bạn bảo quản giày dép như thế nào? * Tổ chức thực hiện: – Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. * Tổ chức trình bày kết quả: – GV mời các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh. – GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh. – GV mời HS chia sẻ thêm: Theo em, ngoài những cách bạn trong tranh đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân theo em , em còn cách nào khác không , hãy chia sẻ trước lớp ? * Nhận xét, đánh giá: – GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết luận: + Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng học tập: * Nên : Sắp xếp theo từng loại, từng ngăn theo từng vị trí và để đúng nơi, đúng chỗ sau mỗi lần sử dụng và cần lau chùi , giặt sạch sẽ đồ dùng cá nhân để tránh nhầm lẫn và dễ tìm khi cần . *Không nên : Vứt bừa bãi, bỏ lộn xộn , để bẩn. Sách vở không được vẽ bẩn , tẩy xóa xé vở tùy tiện … Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn. |
– HS quan sát, HS kể nội dung các bức tranh và trả lời câu hỏi của GV. – HS hoạt động theo nhóm đôi. Suy nghĩ, thảo luận thống nhất câu trả lời.Một HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời. -Đại diện các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh. Các nhóm còn lại theo dõi nhận xét – HS nhắc lại nội dung các bức tranh. –HS chia sẻ |
b. HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo quản đồ dùng cá nhân. * Thời gian: 10 phút * Chuyển giao nhiệm vụ: – GV cho HS quan sát tranh và tự đọc tình huống trong sgk trang 34. * Tổ chức thực hiện: – GV nêu câu hỏi: + Nếu là em thì em sẽ làm như thế nào ? +Theo em việc bảo quản đồ dùng cá nhân có ích lợi gì? + GV nhận xét, tuyên dương. * Tổ chức trình bày kết quả: – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đã nêu ở trên. – GV nhận xét, tuyên dương. – GV chốt ý đúng và khuyến khích HS thực hiện tốt việc bảo quản đồ dùng cá nhân. * Nhận xét, đánh giá: – GV kết luận – Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr36. – Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. – GV nhận xét, đánh giá. |
– HS quan sát và chia sẻ cá nhân – HS suy nghĩ để trả lờicâu hỏi theo ý riêng của bản thân – HS nhận xét bổ sung. – HS thực hiện trả lời câu hỏi: + Nếu em là Linh, em cũng sẽ thực hiện như Linh và khuyên bạn Mai hãy luôn dậy nắp bút và cất bút vào hộp mỗi khi viết bài xong để bút không bị hư. + Theo em, việc bảo quản tốt đồ dùng cá nhân sẽ giúp đồ dùng không bị hư; sử dụng được lâu và không bị tốn tiền để mua sắm lại, … – HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – HS đọc thông điệp trong SGK. – HS lắng nghe. |
*. Nhận xét, đánh giá tiết học. (3 phút) – GV nhận xét, đánh giá, khen nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ. – Giao nhiệm vụ cho tiết 2. |
– HS lắng nghe, thực hiện. |
TIẾT 2 |
|
3. HĐ Luyện tập (23 phút) |
|
a. HĐ 1: Bài 1/35: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào ? Vì sao ? (8’) * Thời gian: 8 phút * Chuyển giao nhiệm vụ: – GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.35, YC thảo luận nhóm đôi, nêu việc đồng tình hoặc không đồng tình làm để thể hiện việc bảo quản đồ dùng cá nhân, giải thích. Vì sao? * Tổ chức thực hiện: – Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh theo nhóm đôi. – GV hỗ trợ, hướng dẫn cho các nhóm gặp khó khăn. * Tổ chức trình bày kết quả: – Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. – GV chốt câu trả lời; nhận xét. * Nhận xét, đánh giá: – GV nêu câu hỏi mở vd: Em bảo quản đồ dùng cá nhân của em như thế nào? – Nhận xét, tuyên dương. |
– HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ thống nhất câu trả lời. – HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra câu trả lời cho từng tranh – Đại diện nhóm trình bày kết quả. – 2-3 nhóm HS chia sẻ kết quả thảo luận. + Tranh 1: Lan bọc sách vở cẩn thận – Đồng tình . + Tranh 2: Bình vội quẳng ngay cặp sách dưới sân trường Không đồng tình + Tranh 3: Hoa hay làm hỏng đồ chơi – Không đồng tình . – HS nhận xét, bổ sung (nếu có) – HS trả lời theo suy nghĩ của mình |
b. HĐ2: Bài 2/36: Đưa ra lời khuyên cho bạn * Thời gian: 13 phút * Chuyển giao nhiệm vụ: – YC HS quan sát tranh sgk/tr.36, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 3 tình huống của bài. * Tổ chức thực hiện: – YC HS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm. + Tình huống 1: Lan thường vo tròn khăn mỗi khi rửa mặt xong. + Tình huống 2: Tuấn học bài xong thường không sắp xếp gọn gàng đồ dùng học tập. + Tình huống 3: Mạnh hay làm rơi bút và thước * Tổ chức trình bày kết quả: – Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai. – Nhận xét, tuyên dương HS. * Nhận xét, đánh giá: – GV nhận xét cách thức hoạt động nhóm của HS. – Khen những nhóm có cách xử lý tình huống đúng và hay. – Tuyên dương những nhóm có tính sáng tạo trong xử lý tình huống. |
– HS quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. – HS tham gia thảo luận nhóm 4 và tự phân công đóng vai, xử lý theo tình huống đưa ra. – Các nhóm nhận xét. – Các nhóm tự phân vai và thể hiện kết quả thảo luận tình huống – HS lắng nghe, ghi nhận và bổ sung ý kiến (nếu có). |
2. HĐ Vận dụng: (10’) * Thời gian: 10 phút * Chuyển giao nhiệm vụ: a. Yêu cầu 1: Kể về những đồ dùng cá nhân của em và cách bảo quản chúng . b. Yêu cầu 2: Cùng các bạn thực hiện những việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân của mình * Tổ chức thực hiện: a. Yêu cầu 1: – GV YC HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về việc em đã làm và sẽ làm để bảo quản đồ dùng cá nhân của mình. b. Yêu cầu 2: – GV cho HS thực hiện Kế hoạch trong phạm vi lớp, trường. * Tổ chức trình bày kết quả: – Tổ chức cho HS chia sẻ. – GV phát phiếu rèn luyện theo dõi việc giữ gìn đồ dùng học tập trên lớp cho học sinh. * Nhận xét, đánh giá: – Nhận xét, tuyên dương. |
– Hai bạn cùng bàn chia sẻ với nhau. – HS thực hiện – HS chia sẻ – Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân của mình. |
3. Nhận xét tiết học: (2 phút) – GV nhận xét, đánh giá, khen nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ. – Nhận xét tiết học. – Nhắc nhở HS thực hiện, tự đánh giá vào phiếu Rèn luyện. |
———————————————————–
PHIẾU RÈN LUYỆN Học và tên học sinh: …………………………………………………………………… Tổ ( nhóm): ………………………………………………………………………………………………………..
– Nếu em đã giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận thì ghi chữ R vào ô trống. – Nếu em chưa giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận thì ghi chữ C vào ô trống. |
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Công nghệ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề: SỬ DỤNG ĐÈN HỌ
Môn học: Công nghệ Lớp 3
Tên bài học: Đèn học của em Số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: ngày……tháng…..năm….. (hoặc từ…./…../…. Đến…./…./….)
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học.
- Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.
- Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học.
- Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.
2. Năng lực công nghệ
– Nhận thức công nghệ:
- Nêu được công dụng của đèn học;
- Mô tả được hình dáng, chức năng các bộ phận chính của đèn học.
– Giao tiếp công nghệ: Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.
– Sử dụng công nghệ:
- Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học;
- Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.
3. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: HS biết tự đọc sách, tìm hiểu tài liệu, thông tin về các loại đèn học có tại gia đình.
- Giao tiếp và hợp tác: Học sinh làm việc nhóm trao đổi về tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học; phân biệt được một số loại đèn học thông dụng, phối hợp với nhau hiệu quả trong các nhiệm vụ thực xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học..
4. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập thảo luận nhóm, cá nhân giáo viên đưa ra; tập trung và kiên trì nhận biết tác dụng của các bộ phận chính của đèn học, một số loại đèn học thông dụng, biết được cách sử dụng đèn học một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm trong quá trình học.
- Trách nhiệm: có ý thức trong việc sử dụng các loại đèn học trong gia đình an toàn, hiệu quả, tiết kiệm điện.
II. Đồ dùng dạy học:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu yêu cầu cần đạt, lựa chọn nội dung dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ lớp 3.
- Phiếu học tập.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
STT | Các bộ phận của đèn học | Tác dụng |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 | ||
5 | ||
6 | ||
7 |
Một số loại đèn học thông dụng: Máy chiếu, máy tính (nếu có)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu sách giáo khoa.
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại đèn học
- Quan sát trước đèn học ở nhà.
- Dụng cụ học tập: bút, thước, …
3. Hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||||||||||||||||||||||
A. Hoạt động mở đầu: Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh vào bài học mới, kích thích sự tò mò học tập của học sinh. Nội dung: Học sinh thấy được vai trò của ánh sáng từ đèn trong phong học. Sản phẩm: Phần trả lời của HS về vai trò của ánh sáng trong phòng học. PPDH: PP trực quan, vấn đáp Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||
-GV yêu cầu 4 học sinh đóng hết tất cả cửa của phòng học lại. Sau đó quan sát giáo viên mở, tắt công tác điện + Khi tắt bóng đèn các em cảm thấy như thế nào? + Khi bật đèn lên các em cảm thấy như thế nào? -Học sinh chia sẻ cảm nhận của mình. – GV nhận xét. – Kết nối: Như các em đã thấy, ánh sáng đèn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập của các em, để nắm rõ hơn về tác dụng cũng như cấu tạo của đèn học, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay, bài: Đèn học của em. |
– HS thực hiện – HS chia sẻ trước lớp – HS lắng nghe |
||||||||||||||||||||||||
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng và các bộ phận cơ bản của đèn học: Mục tiêu: Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học Nội dung: – Thông tin về chi tiết của bộ phận chính của đèn học. – Tác dụng của đèn học trong cuộc sống hằng ngày. Sản phẩm: Phiếu học tập
PPDH: PP quan sát, thảo luận nhóm. Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||
– Cho học sinh quan sát đèn học GV hướng dẫn HS tổ chức nhóm để thực hiện nhiệm vụ: – GV phát PHT, giao nhiệm vụ (nhóm 4 HS) : Nhóm trưởng điều hành nhóm mình đọc và tự tìm hiểu gọi tên, nhận dạng các bộ phận và tác dụng của các bộ phận của đèn học, hoàn thành vào PHT. Câu hỏi gợi ý: 1. Quan sát và gọi tên các bộ phận có của đèn học 2. Liệt kê các bộ phận của đèn học vào bảng. – GV quan sát, hỗ trợ HS. * chụp đèn * bóng đèn * thân đèn * đế đèn * dây điện * phích cắm điện * nút công tắc on/of 3. Nêu tác dụng của từng bộ phận trong đèn học . – Mời đại diện HS trình bày kết quả hoạt động của nhóm. – GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung. – GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này: Đèn học giúp học sinh đọc sách rõ hơn, tránh tật cận thị ở mắt. |
– Học sinh quan sát đèn học đã chuẩn bị. -HS làm công tác tổ chức nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ. – Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình đọc và tự tìm hiểu gọi tên, nhận dạng các bộ phận và tác dụng của đèn học. – HS trong nhóm cùng nhau đọc các thông tin và quan sát hình SGK. – HS trong nhóm cùng nhau thảo luận để kể tên các bộ phận của đèn học và tác dụng của đèn học – Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của bạn trong nhóm. – Giơ thẻ báo cáo kết quả. – Đại diện HS trình bày kết quả hoạt động của nhóm. – Nhận xét và bổ sung. |
||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2:Một số đèn học thông dụng. Mục tiêu: HS nhận biết và nêu tên được tên của một số đèn học thông dụng. Nội dung: Một số loại đèn học thông dụng. · Sản phẩm: Hình ảnh sưu tầm một số loại đèn học thông dụng. · Một số đèn học thông dụng: · Đèn bàn học dây tóc. Đèn bàn học dây tóc hay còn được gọi là đèn sợi đốt, đây là thiết kế được xếp vào lâu đời nhất và cổ nhất. … · Đèn bàn học dùng bóng Halogen. … · Đèn bàn học huỳnh quang Compact. … · Đèn bàn học chống cận. · PPDH: PP quan sát, pp thảo luận, pp thuyết trình Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi. -Yêu cầu học sinh trong các nhóm chia sẻ và nêu tên được các loại đèn học trong sách giáo khoa và tranh ảnh đã sưu tầm sẵn. – Mời HS các nhóm trình. – Nhận xét, bổ sung: cho HS xem thêm một số loại đèn học. – GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này. |
-HS thảo luận -Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét, bổ sung. -Quan sát |
||||||||||||||||||||||||
C. Hoạt động luyện tập thực hành: Hoạt động 3 : Thực hành sử dụng đèn học Mục tiêu: Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học. Nội dung: Cách đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học. Sản phẩm: Quy trình sử dụng đèn học. Bước 1: Đặt đèn ở vị trí thích hợp Bước 2: Cắm phích cắm vào ổ điện (chú ý an toàn) Bước 3: Bật đèn Bước 4: Điều chỉnh độ sáng Bước 5: Tắt đèn khi sử dụng xong Bước 6: Ngắt nguồn điện PPDH: PP thực hành Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||
3.1. Giới thiệu quy trình sử dụng đèn học: – GV giới thiệu tờ hướng dẫn sử dụng đèn học. – Cho HS đọc quy trình cách sử dụng đèn học – GV hướng dẫn HS những thao tác bật, tắt , điều chỉnh độ sáng khi sử dụng đèn học. – Mời HS thực hiện biểu diễn những thao tác bật, tắt, điều chỉnh độ sáng khi sử dụng đèn học trước lớp. – GV nhận xét cách thực hiện thao tác, động viên, khuyến khích HS. 3.2.Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm: -Sau khi HS đã nắm được quy trình sử dụng đèn học; -GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 6 những thao tác đặt, bật, tắt, điều chỉnh độ sáng khi sử dụng đèn học. -GV lưu ý HS đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình thực hiện. -GV quan sát và hỗ trợ các nhóm thực hiện. – Mời các nhóm lên thực hiện các thao tác bật, tắt, điều chỉnh độ sáng. -Mời các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung. – GV chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này: Cần nắm đúng quy trình và lưu ý an toàn khi sử dụng. |
– HS quan sát, lắng nghe. – HS quan sát, nhận biết cách sử dụng. – HS thực hiện trước lớp. – Nhận xét và bổ sung. – Các nhóm đọc hướng dẫn, tìm hiểu và làm theo hướng dẫn – HS lên thực hiện (mỗi nhóm có thể cử đại diện 2 HS, 1 HS thực hiện thao tác và 1 HS trình bày theo các thao tác đó) – HS nhận xét. – HS lắng nghe |
||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 4: Sử dụng đèn học an toàn hiệu quả Mục tiêu: Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học. Nội dung: Một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học (chập điện, cháy bóng, rò rỉ ở dây điện…) và cách xử lí những tình huống mất an toàn đó. Sản phẩm: Cách xử lý các tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học. PPDH: Phương pháp giải quyết vấn đề, pp thảo luận nhóm Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||
GV đưa 4 bức tranh: Tình huống 1: Em thấy chị của em dùng tay ướt để cắm phích điện đèn học. (Tranh 1) Tình huống 2: Giả sử em thấy bóng điện nhà em chập điện, cháy nổ. (Tranh 2) Tình huống 3: Anh của em sử dụng đèn học xong, không chịu tắt đèn và rút phích điện ra khỏi ổ cắm sau khi sử dụng xong. (Tranh 3) Tình huống 4: Em thấy dây điện cắm của bóng đèn bị hở. (Tranh 4) yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và cho biết: + Bạn nhỏ trong các bức tranh đã gặp phải những tình huống gì? + Đại diện các nhóm trình bày. + Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung + GV nhận xét, tuyên dương. + GV chốt lại các tình huống mất an toàn có thể xảy ra khi sử dụng đèn học. – GV nêu vấn đề: “Nếu em là bạn nhỏ trong tranh, em sẽ làm gì? – GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm từ 4-5 HS). + Yêu cầu HS thảo luận nhóm , đưa ra cách xử lí các tình huống đó. + GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận + Mời các nhóm trình bày + Mời các nhóm khác nhận xét – Giáo viên nhận xét tuyên dương những nhóm có cách xử lí hay, hiệu quả. – GV liên hệ thực tế giáo dục HS – GV chốt ý kết luận: Nhấn mạnh những lưu ý để sử dụng đèn học tiết kiệm, an toàn và hiệu quả |
– Học sinh chú ý quan sát, thảo luận -HS trình bày -HS nhận xét, đưa cách xử lí khác nếu có -HS lắng nghe -Thảo luận nhóm đôi -Đại diện nhóm nêu cách xử lí -Các nhóm khác nhận xét. -Lắng nghe |
||||||||||||||||||||||||
D. Hoạt động vận dụng: Mục tiêu: Học sinh biết cách lựa chọn đèn học phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình . Nội dung: Lựa chọn đèn học phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình. Sản phẩm: Loại đèn phù hợp với từng học sinh. PPDH: pp trực quan, pp vấn đáp Cách tiến hành: |
|||||||||||||||||||||||||
– GV cho HS quan sát tranh ảnh các loại đèn học, có đánh dấu số thứ tự. – Yêu cầu HS viết số thứ tự đèn học mà các em lựa chọn vào thẻ tay cá nhân. – GV ra hiệu lệnh cả lớp đưa thẻ để kiểm tra lựa chọn. – Mời một số HS trình bày lí do lựa chọn – GV nhận xét: Nên chọn loại đèn học phù hợp với bản thân và điều kiện của gia đình. – GV nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ của cả lớp. Tuyên dương, ghi nhận sự cố gắng của các cá nhân trong lớp. – Trải nghiệm thực tế tại nhà: Yêu cầu HS thực hành cách sử dụng đèn học hiệu quả tại nhà và chú ý an toàn khi sử dụng. – Chuẩn bị cho bài học sau. |
– HS quan sát – HS thực hiện -HS trình bày |
3. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
Phụ lục
Công cụ đánh giá:
Hoạt động 1.
STT |
Các bộ phận của đèn học |
có |
Không |
Tác dụng |
đúng |
sai |
1 |
Chụp đèn |
Giúp nâng cao hiệu quả chiếu sáng. |
||||
2 |
Bóng đèn |
Dùng để chiếu sáng, phục vụ cho học tập. |
||||
3 |
Thân đèn |
Là thanh đỡ cho chụp đèn và bóng đèn. |
||||
4 |
Đế đèn |
Giúp giữ thăng bằng. |
||||
5 |
Nút công tắc on/off |
Dùng để tắt mở đèn. |
||||
6 |
Dây điện |
Dùng để nối nguồn điện với đèn. |
||||
7 |
Phích cắm điện |
Nối nguồn điện với dây điện. |
Hoạt động 2.
STT |
Tên một số loại đèn học |
Có |
Không |
1 |
Đèn bàn học dây tóc |
||
2 |
Đèn bàn học dùng bóng Halogen |
||
3 |
Đèn bàn học huỳnh quang Compact |
||
4 |
· Đèn bàn học chống cận. |
Hoạt động 3.
Tiêu chí |
Thang đo |
||
Chưa đạt |
Đạt |
Thành thạo |
|
Đặt đèn ở vị trí thích hợp |
|||
Cắm được phích cắm vào ổ điện an toàn. |
|||
Bật đèn |
|||
Điều chỉnh độ sáng |
|||
Tắt đèn khi sử dụng xong |
|||
Ngắt nguồn điện sau khi tắt đèn |
Hoạt động 4.
Cách xử lí |
Thang đo |
||
Chưa đạt |
Đạt |
Xử lí hay |
|
TH1: Em ngăn và khuyên chị nên lau khô tay trước khi cắm phích điện. |
|||
TH2: Em sẽ không đến gần mà chạy thật nhanh đi gọi người lớn đến. |
|||
TH3: Em sẽ khuyên anh nên tắt đèn và rút phích điện sau khi sử dụng xong để an toàn và tiết kiệm điện. |
|||
TH4: Em sẽ không tò mò sờ tay vào mà báo ngay cho ba mẹ hoặc người lớn trong nhà biết. |
Hoạt động vận dụng:
Câu hỏi: Vì sao em lựa chọn loại đèn học này?
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Khoa học
Chủ đề: Con người và sức khỏe
Bài 4:Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. (1 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Phẩm chất
– Trách nhiệm: tự giác tìm hiểu kiến thức về các chất dinh dưỡng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được yêu cầu giáo viên đưa ra và vận dụng được vào đời sống.
b. Năng lực khoa học
– Kể được tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
3. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên
– Bài giảng điện tử, sách giáo khoa, bảng cài, bộ thẻ hình thức ăn.
b. Học sinh
– Sưu tầm tranh ảnh.
II. Hoạt động dạy học
Tiến trình dạy học |
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm của HS |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi được những hiểu biết của HS về các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. *PP: Trực quan, đàm thoại *HT: Cá nhân |
– GV tổ chức trò chơi “Cùng ăn buffet nào”: Trên màn hình có nhiều món ăn, GV yêu cầu HS tưởng tượng mình đang đi dự tiệc buffet, HS hãy chọn các món ăn mà mình muốn thưởng thức. – GV giới thiệu bài: Thức ăn trong cuộc sống của chúng ta rất đa dạng. Vậy vì sao chúng ta cần ăn các thức ăn, trong thức ăn có các chất dinh dưỡng gì cần thiết đối với cơ thể ? Hãy cùng cô tìm hiểu qua bài học hôm nay: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. |
HS hứng thú tham gia vào tiết học |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1:Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.(15 phút) * Mục tiêu: Học sinh kể tên được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. *PP: trực quan, đàm thoại, động não, thảo luận nhóm. * HT: cá nhân, nhóm, trò chơi. LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH Hoạt động 2: Nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn. ( 10 phút) Mục tiêu: HS phân biệt được các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn. PP: Trò chơi, Thảo luận nhóm VẬN DỤNG KIẾN THỨC ( Ở lớp: Khoảng 5- 10 phút và thực hiện ở nhà) Vận dụng kiến thức đã học về thức ăn và phân biệt các nhóm thức ăn. |
– GV yêu cầu HS suy nghĩ, viết ra giấy những thức ăn, đồ uống mình thường dùng vào các bữa: sáng, trưa, tối. – GV giới thiệu cho HS biết trong các thức ăn, đồ uống đó, có những thức ăn, đồ uống có nguồn gốc thực vật, có những thức ăn, đồ uống có nguồn gốc động vật. – GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn” + GV phổ biến luật chơi: Học sinh quan sát tranh và phân loại các thức ăn vào 2 nhóm theo nguồn gốc thực vật và động vật. + HS tiến hành chơi. + HS trình bày và các nhóm nhận xét. – GV chốt: + Các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc động vật: thịt gà, sữa bò tươi, cá, thịt lợn (thịt heo), tôm. + Các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc thực vật: rau cải, đậu cô ve, bí đao, lạc (đậu phộng), nước cam, cơm. – GV giới thiệu thêm: Đó là cách phân loại thức ăn theo nguồn gốc. Ngoài ra, người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào nữa? – HS trả lời nhanh sau đó xem clip, thảo luận trong nhóm sau đó báo cáo kết quả trước lớp. https://youtu.be/4yOMlpG8NgU (lấy 4p30 giây đầu) – GV chốt: Người ta còn dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn. Theo đó, người ta chia thành 4 nhóm chính: + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo +Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng. – Giáo viên cho HS chơi trò chơi: Phóng viên nhí. – GV nêu luật chơi – HS tham gia chơi và trình bày trước lớp – GV nhận xét và giáo dục HS khi sử dụng thức ăn cần phải hợp lí. – GV giáo dục HS: cần ăn nhiều loại thức ăn thuộc các nhóm chất khác nhau để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp chúng ta phát triển khỏe mạnh về thể chất, trí tuệ. – Gv yêu cầu HS trao đổi tranh đã sưu tầm trước ở nhà với các bạn trong nhóm. Sau đó HS phân loại theo các nhóm thức ăn mình đã được tìm hiểu qua bài học. – GV mời đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp. – GV nhận xét, đánh giá và chốt ý: Hs cần ăn nhiều loại thức ăn để có đầy đủ chất dinh dưỡng. |
Kể được tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng. |
Hoạt động 3: (6 phút) * YCCĐ: PC 1, 2 NLC 1, 2, 3 NLKH 3 *PP: trực quan, đàm thoại |
– GV cho HS xem clip và trả lời yêu cầu: Hãy nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. (14 giây đến 1 phút 5 giây) – HS viết vào sổ tay khoa học những vai trò của chất bột đường – GV chốt: Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể. * GDBVMT:Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường (gạo, bắp, khoai, sắn,…) là nguồn lương thực chính của chúng ta. Chúng ta có được những thức ăn này là nhờ công trồng trọt, chăm sóc của những người nông dân, chúng ta nên trân trọng, không lãng phí thức ăn. |
– Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể. |
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (4 phút) * YCCĐ:Tổng hợp kiến thức đã học và khơi gợi sự hứng thú của học sinh ở bài học tiếp theo *PP: trò chơi, trực quan, đàm thoại |
– GV tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng: + GV lần lượt mở từng bông hoa để lấy câu hỏi. + HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm. – GV chốt và nhắc lại kiến thức trong bài: + Thức ăn có thể có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. + Trong thức ăn chứa các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Ngoài ra, nhiều thức ăn còn chứa chất xơ và nước. + Chất bột đường có trong một số thức ăn như gạo, ngô, khoai, bánh mì, chuối,… + Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể. – Vậy các chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo thì có vai trò gì đối với cơ thể ? Chúng ta hãy tìm hiểu ở bài học sau: Vai trò của chất đạm và chất béo. |
HS chủ động nắm kiến thức bài học và hứng thú vào tiết học tiếp theo. |
Điều chỉnh sau tiết dạy: (nếu có)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Hoạt động trải nghiệm
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SINH HOẠT LỚP
CHỦ ĐỀ: Chia sẻ và hợp tác (3 tuần)
Tuần 2: Viết lời yêu thương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
– Phẩm chất nhân ái: thể hiện qua việc HS tham gia các hoạt động chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: thể hiện qua việc HS trao đổi, chia sẻ về nội dung sản phẩm với các bạn.
2.2. Năng lực đặc thù: Năng lực thích ứng với cuộc sống: HS nhận biết được những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình và thực hiện được các việc làm để chia sẻ yêu thương với những người có hoàn cảnh khó khăn ; HS có hành động lan tỏa yêu thương.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên: clip, hình ảnh về các bạn có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid; màn chiếu, máy chiếu, tivi, một số vật dụng để HS thực hiện sản phẩm (giấy màu, bút chì màu…); bảng trình bày sản phẩm: dây thừng nhỏ, kẹp, hình tim để dán cho bạn.
Bảng tên thành viên trong tổ:
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Thời lượng |
Các hoạt động học |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Thiết bị, đồ dùng giáo dục |
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC TUẦN |
||||
5 phút |
– GV đề nghị các thành viên trong tổ dán tim vào dòng tên các bạn mình thấy ngoan trong tuần. – Gv yêu cầu HS nêu lí do vì sao mình dán tim cho bạn, bạn đã làm được gì? – GV nêu gương: Nếu con muốn được dán nhiều tim thì hãy thực hiện tốt các nội quy lớp học, chia sẻ giúp đỡ bạn…. |
– Các thành viên trong tổ thực hiện dán tim cho bạn. – HS trình bày lí do |
Bảng tên các thành viên trong từng tổ, các hình tim để dán. |
|
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ |
||||
5 phút |
Hoạt động 1: Cảm nghĩ của em MT: HS chia sẻ cảm nhận của bản thân về những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình |
– GV cho HS xem đoạn clip ngắn từ 2-3 phút nói về những trẻ em đang gặp khó khăn vì dịch bệnh. – GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm nhận của em về những bạn có hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh Covid theo gợi ý: Em thấy các bạn đó đang gặp khó khăn gì? Các bạn đó sẽ như thế nào? – GV yêu cầu HS chia sẻ nội dung những lời yêu thương mà các em muốn gửi đến các bạn đó. |
– HS theo dõi đoạn clip – HS chia sẻ cảm nhận cá nhân trước lớp. – HS chia sẻ cá nhân trước lớp. |
Clip, hình ảnh về các bạn có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid; màn chiếu, máy chiếu, tivi |
15 phút |
Hoạt động 2: Viết lời yêu thương MT: HS thực hiện được các việc làm để chia sẻ yêu thương với những người có hoàn cảnh khó khăn. |
– GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm viết lời yêu thương gửi đến các bạn. -GV hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. |
– Mỗi HS tự thực hiện sản phẩm |
Giấy màu, bút chì màu, bút mực, bì thư |
5 phút |
Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm MT: HS có hành động lan tỏa yêu thương. |
– Gv chuẩn bị bảng trình bày – GV tổ chức HS chia sẻ sản phẩm theo nhóm, lớp. |
– HS chia sẻ sản phẩm trong nhóm. – HS chia sẻ sản phẩm trước lớp. – HS gửi sản phẩm về Liên đội nhà trường để trao đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid. |
Dây thừng nhỏ, kẹp để treo sản phẩm |
THẢO LUẬN KẾ HOẠCH SHL TUẦN TIẾP THEO |
||||
5 phút |
GV gợi ý các chủ đề sinh hoạt tuần sau và đề nghị cả lớp thảo luận, thống nhất: + Chuẩn bị 1 sản phẩm để thể hiện tình cảm, yêu thương với mọi người (câu chuyện, hát, kịch…) |
– HS cả lớp cùng thảo luận. – HS có thể đưa ra các chủ đề mới – HS phân công nhiệm vụ cho nhau để chuẩn bị giờ sinh hoạt lớp tuần sau. |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch bài dạy Mô đun 4 Tiểu học – Tất cả các môn Bài dạy minh họa Module 4 (8 môn) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.